(Trả
hàng các bạn đọc của tôi. Chúc cuối tuần vui vẻ, bớt nóng nực)
Một
đất nước có dân số lớn 13 thế giới trong độ tuổi vàng, thì chuyện tăng trưởng
cao là trong tầm tay, miễn là đừng can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh tế. “Cá
nhân tôi nhận thức rằng, kinh tế phát triển cuối cùng phải do người dân và
doanh nghiệp”, TTg ngẩng cao đầu nói sáng nay với các DN Châu Âu, ko nhìn vào
bài diễn văn soạn sẵn.
Sau
nhiều cú sốc làm người dân lao đao, doanh nghiệp gục ngã, kinh tế vĩ mô bắt đầu
ổn định trở lại từ năm 2013. Đến hai năm nay, nền kinh tế đã bật lên cao hơn so
với các nước láng giềng. “Kinh tế tăng trưởng cao trước hết phải nhờ vào TTg. Ổng
đã chỉ đạo rất sát sao”, ông Tuyển, ông Cung nói.
Đặc
biệt, kể từ 2017 đã xuất hiện một số dấu hiệu cải thiện chất lượng tăng trưởng,
ví dụ không còn dựa nặng vào dầu thô, mà nhờ vào tiến bộ của công nghiệp chế biến,
chế tạo, vào mức tăng đột biến khu vực nông nghiệp vụ và tăng xuất nhập khẩu.
“Thành tích đó chủ yếu nhờ vào các giải pháp mang tính ngắn hạn, cộng với sự
quyết liệt trong điều hành của TTg”, ông Lộc bổ sung thêm tại QH sáng nay.
Tuy
nhiên, trong bài phân tích này, tôi muốn tập trung vào những điểm nghẽn hơn là
những thành tựu.
Trên
thực tế, chất lượng tăng trưởng vẫn còn là vấn đề rất đáng lo ngại, nó quá thấp
và chuyển biến quá chậm. Tôi từng nêu tình trạng có tăng trưởng mà không có
phát triển lâu nay, và nay nêu lại trong các biểu hiện chính.
THỨ
NHẤT, mô hình tăng trưởng dựa vào gia công. Tiếc là vấn đề này ngày càng nặng nề
hơn dù đã nói cả hai thập kỷ nay.
Nông
nghiệp, ngành đang được cổ vũ phát triển theo hướng công nghệ cao, vẫn đậm chất
gia công. Cả trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc vào nhập khẩu như: giống (80%),
thuốc trừ sâu (34,9%), chưa kể tới máy móc nhập khẩu. Ông Đặng Kim Sơn nói: “Đầu
tư chế biến, logitsc, tiếp thị, ưng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp gần
như không có gì”.
Ngành
chế biến, chế tạo – động lực tăng trưởng (9,6%/năm) trong toàn giai đoạn
2011-2017 – cũng đậm đặc chất gia công. Trong năm 2017 tăng trưởng ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng rất cao là 14,5% chủ yếu là do kết quả của các
ngành gia công, lắp ráp đạt tốc độ tăng trưởng cao: sản phẩm điện tử, máy tính,
sản phẩm quang học 32,7% (gấp 2,25 lần tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo),
lắp ráp ti vi 30,5% (gấp 2,1 lần). Samsung mà hắt hơi thì cả nền kinh tế lao
đao.
Trong
khi đó các ngành chế biến, chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước (chế biến
nông sản, chế biến thức ăn gia súc, dệt may, giầy dép, sản xuất thuốc lá) chỉ đạt
tốc độ tăng trưởng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo. Nói lần
cuối tại QH năm 2016, ông Bùi Quang Vinh cảnh báo, các nền tảng công nghiệp của
VN đang biến mất.
THỨ
HAI, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc quá lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), nhưng đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế, vào ngân sách
Nhà nước, vào thu nhập của người lao động…không tương xứng.
Theo
WB, năm 2016 tỷ trọng FDI trên GDP ở nền kinh tế VN lên tới 6,1%, cao bậc nhất
thế giới, cao hơn rất nhiều so với 1,2% ở TQ, 0,4% ở Thái Lan, 0,3% ở
Indonesia. “DN FDI vào chiếm lĩnh hết các ngành nghề thì DN VN không còn đất
nào để phát triển”, bà Chi Lan lo sợ.
Bình
quân năm giai đoạn 2011-2017, khu vực công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,6% nhưng
khu vực FDI đã đóng góp khoảng 2/3 vào thành quả này. Tuy nhiên, hoạt động công
nghiệp của khu vực FDI chủ yếu là công nghiệp gia gia công. Thí dụ, năm 2017
tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo đạt 14,5%, đóng góp 9,4 điểm phần trăm tăng
trưởng ngành công nghiệp, trong đó, Samsung và Formosa chiếm 4,02 điểm phần
trăm (42,7%).
Xuất
khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua, chuyển từ nhập siêu sang xuất
siêu đều do khu vực FDI quyết định. Từ năm 2005 đến 2016 tỷ trọng xuất khẩu của
khu vực FDI tăng lên nhanh chóng từ 57% năm 2005 tăng lên 71% trong năm 2016.
Năm 2017 con số này là 73%, và tăng trưởng 26%, cao hơn nhiều so với số liệu
tương ứng trong nước là 27% và 16%.
Trong
khi đó, hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế
không tương xứng. Thí dụ, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh
chóng từ 57% năm 2005 tăng lên 71% trong năm 2016, nhưng tỷ trọng đóng góp về
giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này tăng lên không đáng kể, chỉ từ 15,2%
năm 2005 và 18,6% năm 2016. Điều này phần nào cho thấy khu vực FDI đang dần lấn
lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của
khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng. Có nghĩa, tôi và các bạn
sẽ phải làm thuê những nghề rất kém cỏi ngay trên mảnh đất của mình mà thôi.
THỨ
BA, hiệu quả tăng trưởng có chuyển biến chậm, còn rất thấp, tụt hậu ngày càng
xa so các nước xung quanh qua hai chỉ số: hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) và năng
suất lao động xã hội.
Hệ
số ICOR của năm 2017 là 4,7 thấp hơn mức trung bình 5,2 giai đoạn 2011-2017.
Tuy nhiên, hệ số ICOR của Việt Nam còn quá cao. Thí dụ, Nhật Bản (những năm
1970), Hàn Quốc, Đài Loan (những năm 1980) cũng với mục tiêu tăng trưởng nhanh
như Việt Nam hiện nay nhưng hệ số ICOR chỉ là 2.5-3 (chỉ bằng ½ của Việt Nam).
Năng
suất lao động xã hội năm 2017 có tăng lên khá so mức bình quân giai đoạn
2011-2017 (6% so với 4,7%). Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta chỉ bằng
7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia;
56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào.
Điều
rất đáng quan tâm là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước
vẫn tiếp tục gia tăng, tức về số tuyệt đối, có nghĩa mức độ tụt hậu của chung
ta tiếp tục tăng. Thí dụ, chênh lệch mức năng suất lao động của Singapore và Việt
Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016; tương tự, của Lào từ
220 USD lên 1.422 USD trong cùng giai đoạn.
Vì
thế, nếu cứ mãi tập trung vào tốc độ tăng trưởng mà không cải thiện chất lượng
tăng trưởng một cách thực chất thì Viêt Nam sẽ ngày càng tụt hậu.
MỘT
ĐIỂM NỮA, kinh tế hộ gia đình vẫn đang áp đảo, đóng góp tới 31-33% GDP (và chỉ
đóng góp khoảng 1% vào thu nsnn). Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn
không thể lớn sau 30 năm đổi mới, chỉ đón góp vỏn vẹn 8-9% GDP. Trong đời làm
báo, tôi tiếp xúc duy nhất với 01 doanh nghiệp có tuổi thọ cao nhất là 31 năm
(thành lập năm 87 nhờ luật công ty). Số DN có tuổi đời 20 năm cũng chẳng đáng
bao nhiêu. Trong khi đó, mỗi năm có 100 doanh nghiệp ra đời thì cũng có 2/3 số
đó chết đi.
Tôi
không cảm thấy “vỡ òa” khi GDP “về đích”. Con rất nhiều rào cản kinh tế phát
triển mà một số tôi đã nêu ở đây, một số chưa nêu. Song, tôi tâm nhiệm câu nói
của Thủ tướng sáng nay với các DN Châu Âu, ko nhìn vào bài diễn văn soạn sẵn:
“Cá nhân tôi nhận thức rằng, kinh tế phát triển cuối cùng phải do người dân và
doanh nghiệp”. Vậy, Nhà nước, CP phải làm gì?
No comments:
Post a Comment