Tôi
phải chờ đến hôm nay, sau khi nhận giải thưởng, ngủ một giấc ngủ ngon, thức dậy,
nhìn lại mình cẩn thận, nghĩ về tất cả những chuyện đã và đang xảy ra… để tin rằng
đây là sự thật, không phải giấc mơ. Tôi hoàn toàn không ngờ rằng mình được nhận
giải thưởng lớn như thế. Bộ ngoại giao Na-Uy đã ủng hộ và tài trợ cho giải thưởng
này.
Những
việc tôi làm cũng rất bình thường, tôi chỉ là một NGHỆ SỸ dám hát lên những gì
mình cảm thấy, dám viết những gì mình nghĩ, dám lên tiếng trước những bất công,
sai trái, SÁNG TÁC mà không cần phải trải qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Có
lẽ, những bài hát của tôi, từng lời hát, từng note nhạc…vì đã được vang lên từ
trái tim này, đến từ những cảm xúc thật này, giờ đây, đang từ từ được lan tỏa đến
những trái tim khác.
Tôi
muốn chia sẻ niềm vui này với cha mẹ tôi, các bạn tôi, những người tôi luôn ủng
hộ và yêu thương tôi vô điều kiện. Tôi muốn chia sẻ và cảm ơn vô cùng đến chú
Nguyễn Nhất Lý, anh Nguyễn Đức Minh, anh Quyền Thiện Đắc, chú Ngọc Đại, anh
Nguyễn Quang Sự, anh Trần Kim Ngọc, anh Đinh Anh Tuấn, anh Nguyễn Đức Phương,
anh Thịnh Nguyễn, em Nguyễn Bình Thường, anh Benito Del Sur, những người này đã
đứng cạnh tôi, hỗ trợ tinh thần cho tôi những khi công an đến phạt, khi tôi bị
đuổi ra khỏi nhà, khi tôi bị tạm giữ…
Trải
qua mọi trở ngại, đĩa nhạc DISSENT (MAI KHOI CHEM GIO) đã được Grappa phát hành
trên Spotify và ITunes (qua sự giới thiệu của Safemuse) cho tất cả mọi người
cùng được nghe, và nhờ đó tôi đã nhận được giải thưởng này.
Cảm
ơn Human Rights Foundation và Bộ Ngoại Giao Na-Uy đã tổ chức sự kiện này. Cảm
ơn người đã trao giải cho tôi bằng một cử chỉ rất trân trọng, Srdja Popovic,
huyền thoại của các phong trào đấu tranh bất bạo động của thế giới và của người
Serbian.
Tôi
sẽ trở về Việt Nam trong vài ngày nữa, tôi hy vọng tôi không bị bắt giữ chỉ vì
tôi nhận được giải thưởng này. Chính phủ Việt Nam đã đến lúc phải cởi mở và nên
ủng hộ cho các hoạt động nghệ thuật và nhân quyền để giữ thể diện của đất nước
trong chính trường quốc tế.
Hình
ảnh:
(1 và 2) Bộ trường Bộ Ngoại Giao Na Uy, Bà Ine Eriksen Søreide
(1 và 2) Bộ trường Bộ Ngoại Giao Na Uy, Bà Ine Eriksen Søreide
(3) Cựu tổng thống Ukraina, Viktor Yuschenko
(4) Buổi họp báo tại Oslo Freedom Forum
(5) Cờ vua thể giới Gary Kasparov
Họp
báo quốc tế tại Oslo thủ đô Na Uy hôm thứ Hai 28.05.2018 (từ phía phải):
- Mai Khôi,
- Vua cờ người Nga Garry Garry Kasparov hiện là Chủ tịch Quỹ Nhân quyền HRF (Human Rights Foundation) có trụ sở chính tại Thành phố New York...Xem thêm
- Mai Khôi,
- Vua cờ người Nga Garry Garry Kasparov hiện là Chủ tịch Quỹ Nhân quyền HRF (Human Rights Foundation) có trụ sở chính tại Thành phố New York...Xem thêm
----------------------------------------------
30/05/2018
Mai Khôi, nữ ca sĩ bất đồng chính kiến của Việt Nam, vừa
được trao Giải thưởng Nhân Quyền Quốc tế Vaclav Havel 2018 tại thủ đô Oslo của
Na Uy hôm nay, ngày 30/5/2018.
Ca sĩ Mai Khôi nhận Giải
thưởng Quốc tế Havel 2018 tại Oslo, Na Uy, ngày 30/5/2018. Ảnh Facebook Olso
Freedom Forum.
Tổ
chức Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation - HRF) chính thức vinh danh và
trao giải Nhân Quyền Quốc tế Havel 2018 dành cho những người bất đồng chính kiến
sáng tạo cho ngôi sao nhạc pop Việt Nam, tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi.
Tại
buổi lễ ở nhà hát Latter được HRF phát hình trực tiếp trên Facebook hôm 30/5,
ca sĩ Mai Khôi phát biểu trước khi biểu diễn một ca khúc trong album có tựa đề Mai
Khôi Chém gió – Bất Đồng:
“Sau buổi lễ trao giải
này, tôi sẽ quay về Việt Nam và sẽ tiếp tục những công việc tôi đang làm. Tôi sẽ
viết những gì tôi chứng kiến và sẽ tiếp tục cất tiếng hát…”
Ca sĩ Mai Khôi biểu diễn
tại lễ trao giải thưởng Quốc tế Havel 2018, 30/5/2018.
Trong
một thông cáo hôm 27/5, HRF cho biết đã trì hoãn thông báo trao giải vì e rằng
chính phủ Việt Nam sẽ cấm Mai Khôi xuất cảnh do những hoạt động ủng hộ dân chủ
của cô.
Ông
Thor Halvorssen, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Havel, nói: “Mai Khôi thật xuất sắc trong cam kết đối với nhân quyền. Thông qua âm
nhạc và các hoạt động của mình, cô đã đưa các quyền tự do dân sự và dân chủ lên
hàng đầu trong các cuộc tranh luận trong công chúng tại Việt Nam.”
HRF
nhận định Mai Khôi là một nghệ sĩ dũng cảm, độc lập, người đang định hình tranh
luận công chúng ở Việt Nam. Cô trở thành một ngôi sao vào năm 2010 sau khi
giành được giải thưởng cao nhất về sáng tác tại Việt Nam. Là một người nổi tiếng,
Mai Khôi ủng hộ quyền phụ nữ, quyền của những người đồng tính, chuyển giới
(LGBT) và tranh đấu để chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ.
Gần
đây, vào tháng 3/2018, cô bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài ở Hà Nội tạm giữ
8 tiếng khi vừa về nước sau một chuyến lưu diễn ở châu Âu.
Trong
một cuộc phỏng vấn với VOA sau khi bị câu lưu, Mai Khôi nói:
“Phần lớn người dân Việt bị tẩy não, nhồi sọ. Rất khó để thay đổi điều đó, nhưng chúng tôi đang cố hết
sức. Chúng tôi có âm nhạc, thứ có thể đi rất xa, và thức tỉnh con người.”
Nữ
ca sĩ Mai Khôi trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận công khai sau khi tham dự
cuộc bầu cử quốc hội năm 2016 với tư cách một ứng cử viên độc lập và được mời
tham dự một buổi gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi ông sang thăm Việt
Nam vào tháng 5/ 2016.
Mai
Khôi, người nghệ sĩ trực ngôn, được coi như một cái gai trong mắt chính quyền
Việt Nam. Bất chấp bị sách nhiễu, cô vẫn tiếp tục tìm ra những cách sáng tạo để
châm ngòi cho tranh luận về nghệ thuật, nhân quyền và dân chủ.
VIDEO
:
Vào
đầu năm nay, cô phát hành album “Mai
Khôi Chém Gió- Bất đồng,” khi cô trình diễn trên sân khấu, những giai điệu,
ca từ “nhạy cảm chính trị” của cô đã thu hút những vị khách không mời, thuộc lực
lượng an ninh nhà nước.
Hai
giải Nhân Quyền Quốc tế Havel 2018 còn lại được trao cho nhóm nhạc Belarus Free
Theatre, nhóm nhạc châu Âu duy nhất bị chính phủ cấm hoạt động vì lý do chính
trị, và Emmanuel Jal, nhà hoạt động chính trị người Canada gốc Nam Sudan, cũng
là một nhạc sĩ, diễn viên, cựu binh sĩ trẻ.
Giải
thưởng Havel là một biểu tượng “Nữ thần dân chủ,” được thiết kế bởi các sinh
viên Trung Quốc tham gia các cuộc biểu tình Thiên An Môn vào tháng 6/1989. Mỗi
tác phẩm điêu khắc thể hiện tinh thần của sự sáng tạo thể hiện cuộc đấu tranh
cho sự thật và vẻ đẹp chống lại cái xấu.
Giải
thưởng Havel được thành lập năm 2012 nhằm tôn vinh những người đấu tranh cho tự
do và dân chủ với sự sáng tạo khi đối mặt với một hệ thống cai trị độc đoán.
VIDEO
:
No comments:
Post a Comment