Có
mấy điều cần phải nói rõ thế này nếu không có những kẻ lại nguỵ biện và đánh
tráo khái niệm để người dân e ngại mà né tránh hoặc là kỳ thị nó.
Thứ nhất, một số kẻ thường nói
với bạn rằng, chính trị là bẩn thỉu hoặc là chỉ có sự khốn nạn hay dối trá, để
doạ nạt bạn nên tránh xa những thứ xấu xa tồi bại ấy ra nếu muốn tốt đẹp và an ổn.
Những kẻ nào nói câu đó thì đích thị chính chúng là kẻ khốn nạn nhất trong các
loại khốn nạn, chúng là những kẻ nhờ chính trị mà trục lợi và dựa vào chính trị
mà làm những điều bẩn thỉu chứ không phải một ai khác.
Như
triết gia Aristoles đã nói, con người là sinh vật chính trị, và chính trị chính
là cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó gắn liền từ khi con người thành thai
cho đến cả sau khi chết đi, thế nên chính trị không thể nào là thứ xấu xa, vì nếu
như thế thì chẳng phải là chính chúng ta và cuộc sống của chúng ta là xấu xa và
tồi tệ một cách mặc nhiên hay sao? Vậy thì chúng ta cần gì phải tốt đẹp hay làm
những việc tốt đẹp làm gì khi chúng ta ngay từ đầu đã vốn dĩ đã khốn nạn và đê
tiện như thế?
Và
bản thân chúng ta là một sinh vật chính trị thì mỗi chúng ta có né tránh hay trốn
chạy khỏi hai từ đó thì chúng ta cũng không thể thay đổi hay phủ nhận được bản
chất chính trị của con người và cuộc sống của chính mình. Chỉ có những kẻ khốn
nạn và bẩn thỉu thực hiện những thứ đồi bại, lưu manh và gian trá thông qua
chính trị chứ không có chính trị mang bản chất xấu xa.
Thứ hai, làm luật sư mà nói rằng
xã hội nó vốn như vậy, hãy cứ tập trung làm theo pháp luật chứ nói đến chính trị
hay những điều lớn lao hơn làm gì, không thay đổi được đâu. Nếu những người có
dự định làm luật sư hoặc hành nghề luật, nếu mảy may dung chứa thứ tâm tưởng ấy
ở trong trí não thì xin hãy sớm từ bỏ ý định theo nghề nếu không muốn huỷ hoại
các giá trị của luật pháp, của công lý và lẽ phải.
Vì
nghề luật là nghề mà phải cần tới sự tranh đấu quyết liệt cũng như mạnh mẽ nhất,
kiên cường nhất nếu muốn đạt được những điều tốt đẹp cho chính mình và cho những
người khác. Nếu không thể thay đổi điều gì thì tốt nhất đừng nghĩ tới việc hành
nghề, vì những kẻ như thế thì chỉ làm cho người đời và xã hội phỉ nhổ cái nghề
đó nặng nề hơn thêm trong một xã hội vốn đã tê liệt sự phản kháng từ hầu hết phần
lớn dân chúng mà thậm chí họ còn coi đó như một lẽ sống tốt đẹp cho mình và gia
đình.
Luật
pháp là công cụ, là phương tiện chính trị, là tấm khiên chắn để bảo vệ con người
và những giá trị thuộc về con người được an toàn trước bất cứ sự xâm hại nào từ
bất kỳ một ai khác trong cuộc sống, vậy nên nếu coi rằng bản thân không thể
thay đổi được con người và xã hội thì trước hết hãy học làm một con người trước
khi có thể làm luật sư. Như ông Jefferson đã nói, khi luật bất công thì chúng
ta không chỉ có quyền mà còn phải có nghĩa vụ chống lại nó, còn như Lincoln đã
khẳng định, nếu bạn không thể là một luật sư tốt (đạo đức) thì trước hết hãy cố
gắng làm một công dân đạo đức chứ đừng nghĩ đến việc trở thành luật sư.
Thứ ba, không có sự thay đổi
về tư tưởng thì con người mãi mãi chỉ là một thể chất suy thoái và không có bất
cứ một sự phát triển nào. Vì tư tưởng là thứ quyết định đến hành động của con
người với những nhận thức, đánh giá và phân tích, dự trù nhất định nào đó.
Nhưng thật nguy hiểm là nhiều người vẫn coi rằng tư tưởng hay việc tuyên ngôn về
tư tưởng sẽ chẳng đem lại gì cho thực tiễn. Thế nên họ cứ mặc nhiên hành động một
cách bừa bãi và liều lĩnh trong sự ngu dốt đến cùng cực của mình.
Tư
tưởng có thông, có sáng và có đúng đắn thì hành động mới chuẩn xác và đem lại kết
quả tốt đẹp. Vì thế luật pháp mới có quy định “mất năng lực hành vi” để tuyên bố
và xác định về một thể nhân không có khả năng về nhận thức và từ đó là mất khả
năng thực hiện hành vi mà cần phải có người bình thường để đại diện cho họ. Và
như vậy mới xuất hiện các nhà triết học hay tư tưởng trên thế giới để đưa ra
các tri thức về việc nhận thức cũng như giải thích thế giới khách quan.
Nhưng
nhiều khi người ta lại coi câu nói của Karl Marx là một thứ đáng hoan nghênh,
đó là: các nhà triết học tìm mọi cách để nhận thức và giải thích thế giới nhưng
cái cần thiết là thay đổi thế giới. Đây là một câu nói mang tính nguy hiểm, vì
nếu con người không thể nhận thức và giải thích đúng đắn và tường tận thế giới
khách quan, ắt hẳn chúng ta như những kẻ mù loà, vì làm sao có thể thay đổi thế
giới, ngoại trừ muốn huỷ hoại hoặc tàn phá nó trong sự ngu xuẩn của mình? Nếu
tư tưởng không quan trọng thì người ta đã không cần mở những phiên toà để buộc
tội và xét xử những người bất đồng chính kiến, nhân loại cũng sẽ không thể tiến
lên chút gì về tri thức.
Thứ tư, một nhà khoa học
chân chính thì không chỉ cần giỏi về kiến thức chuyên môn, mà còn phải biết lên
tiếng đấu tranh với chính các tiêu cực, bất công nảy sinh trong ngành, lĩnh vực
và cả trong thể chế chính trị mà nó là nguồn cơn chính yếu dẫn đến các căn
nguyên của những sự bất ổn này.
Cũng
vì như vậy mà Einstein đã phải lên tiếng suốt đời để chống lại tệ bài Do Thái của
chính phủ Đức thời Hitler, đã kịch liệt phản đối trước các động thái của Viện
hàn lâm khoa học Phổ và quyết từ bỏ tư cách thành viên của hội này để bày tỏ về
quan điểm chính trị của mình. Ông nói về việc giải trừ quân bị và phản đối chiến
tranh, việc đưa tin thiên lệch, lắm khi là dối trá trắng trợn có tính hai mặt của
báo chí, truyền thông, lên án các chế độ độc tài và tàn ác.
Ở
Nga cũng tương tự, không chỉ các nhà văn, nhà truyền giáo mà những nhà khoa học
vật lý, hoá học hay toán học cũng cũng đấu tranh một cách can trường đối với
chính phủ độc tài thời Xô Viết và hậu cộng sản ở Nga sau khi sụp đổ hoàn toàn
những năm của thập niên 1990s.
Vài
lời chia sẻ về mấy vấn đề cần bàn để tránh phải giải thích hay xét lại đối với
những kẻ hèn nhược, lưu manh thêm một lần nào nữa.
No comments:
Post a Comment