Thursday, 31 October 2024

TÔ LÂM VÀ BƯỚC THOÁI LUI KHỎI QUYỀN LỰC TỐI CAO Ở VIỆT NAM (Vũ Đức Khanh | Báo Tiếng Dân)

 



Tô Lâm và bước thoái lui khỏi quyền lực tối cao ở Việt Nam

Vũ Đức Khanh

31/10/2024

https://baotiengdan.com/2024/10/31/to-lam-va-buoc-thoai-lui-khoi-quyen-luc-toi-cao-o-viet-nam/

 

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, Tô Lâm chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, sau một biến động lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Thị Mai đều từ chức vì liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng, tạo cơ hội cho Tô Lâm tiến lên đỉnh cao quyền lực.

 

Với sự qua đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19 tháng 7, gần như không còn ai đủ khả năng kiềm chế Tô Lâm, và vào ngày 3 tháng 8, ông đã “nhất thể hóa” quyền lực khi kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Bí thư, phá vỡ hệ thống quyền lực phân quyền của ĐCSVN. Tuy nhiên, chưa đầy 5 tháng sau khi nắm quyền, ngày 21/10, ông đã phải nhường lại chức Chủ tịch nước cho tướng quân đội Lương Cường, một dấu hiệu cho thấy sự phức tạp và khó khăn trong quá trình củng cố quyền lực của ông Tô Lâm.

 

Ý nghĩa của việc từ bỏ cơ chế “nhất thể hóa”

 

Tô Lâm từ bỏ cơ chế nhất thể hóa Chủ tịch nước – Tổng Bí thư không phải là sự lựa chọn của cá nhân ông mà có lẽ là kết quả của sự can thiệp, áp lực từ những nhân tố quyền lực khác. Đặc biệt, với những động thái nghiêng về Mỹ và phương Tây, Tô Lâm đã gây lo ngại cho Trung Quốc. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ với xu hướng thân phương Tây sẽ gây bất lợi cho chiến lược duy trì Việt Nam trong quỹ đạo của hệ thống xã hội chủ nghĩa do Trung Quốc dẫn dắt. Có lẽ vì vậy, Trung Quốc đã âm thầm ủng hộ Lương Cường, một đồng minh cũ của Nguyễn Phú Trọng và người có quan điểm giữ Việt Nam trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.

 

Cuối tháng 8, Lương Cường dường như đã tập hợp đủ lực lượng và thực hiện một chiến dịch để ép Ban Chấp hành Trung ương Đảng tuyên bố kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Dù Tô Lâm cố gắng tìm kiếm đồng minh, nhưng khả năng là ông đã không thành công, dẫn đến việc phải nhường lại ghế Chủ tịch nước và chỉ giữ chức Tổng Bí thư. Đây là một bước lùi đối với Tô Lâm, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy sự phức tạp của chính trị Việt Nam, nơi các nhóm quyền lực cạnh tranh không ngừng.

 

Bài học từ lịch sử về mô hình “strongman”

 

Mô hình “strongman” thường mang lại hai mặt tích cực và tiêu cực rõ rệt. Lịch sử cho thấy một số nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối có thể đem lại lợi ích lớn cho quốc gia nếu họ có tầm nhìn. Tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc là một ví dụ tiêu biểu: Bằng quyết tâm và lý tưởng cải cách mạnh mẽ, ông đã biến Hàn Quốc từ một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trường hợp này không dễ lặp lại, và việc tập trung quyền lực luôn tiềm ẩn rủi ro. Với Việt Nam, trường hợp của Lê Duẩn là minh chứng cho sự nguy hiểm khi thiếu tầm nhìn và không có cơ chế kiểm soát quyền lực. Không ai đủ sức cản trở ông, khiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng suốt một thời gian dài.

 

Cơ chế tứ trụ: Kiềm chế hay trở ngại?

 

Cơ chế tứ trụ ở Việt Nam có lợi thế nhất định trong việc ngăn chặn tình trạng lạm quyền khi các lãnh đạo cao nhất kiềm chế lẫn nhau. Điều này tạo ra một dạng “dân chủ nội bộ” ngay trong nội bộ giới lãnh đạo khi không có sự can thiệp mạnh mẽ từ người dân. Tuy nhiên, với những nhà lãnh đạo có viễn kiến cải cách, cơ chế này lại có thể là rào cản, cản trở các nỗ lực đưa đất nước tiến lên. Trường hợp của Tô Lâm, một nhân vật mạnh mẽ và từng cải cách mạnh tay tại Bộ Công an, cho thấy rõ giới hạn của cơ chế tứ trụ khi các phe nhóm trong Đảng không thực sự ủng hộ những cải cách mang tính cách mạng.

 

Động thái của Lương Cường, có thể với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, nhằm tái thiết lập cơ chế quyền lực truyền thống và duy trì Việt Nam trong quỹ đạo của Trung Quốc là một bước lùi đối với Tô Lâm và với những ai mong muốn một sự cải cách thực sự.

 

Tô Lâm: Giữa bước tiến và bước lùi

 

Trong bối cảnh đó, Tô Lâm là một nhân vật tiêu biểu cho những tham vọng cải cách nhưng lại không đủ sức để vượt qua sức ép từ cả trong và ngoài nước. Từ những cải cách mạnh mẽ tại Bộ Công an, cắt giảm hàng ngàn nhân sự và tinh gọn bộ máy, Tô Lâm đã thể hiện ý chí cải cách của mình. Tuy nhiên, đối diện với sức ép của Trung Quốc và sự chống đối nội bộ, ông không thể bảo vệ quyền lực nhất thể hóa lâu dài. Việc nhường chức Chủ tịch nước cho Lương Cường đồng nghĩa với việc Tô Lâm phải chấp nhận một thất bại tạm thời. Tuy nhiên, động thái này cũng cho thấy quyết tâm của ông trong việc tiếp tục củng cố lực lượng để chuẩn bị cho một cuộc trở lại tại Đại hội Đảng XIV.

 

Sự cần thiết của một chế độ mới

Cuối cùng, bài học từ sự kiện Tô Lâm cho thấy rằng chế độ độc tài và mô hình “strongman” không phải là giải pháp lâu dài, đặc biệt khi quyền lực bị phân tán và dễ bị can thiệp bởi các yếu tố bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, một hệ thống lãnh đạo thực sự mạnh mẽ và bền vững phải là một hệ thống có sự minh bạch, trách nhiệm, và được lòng dân. Việt Nam không chỉ cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, mà còn cần một cơ chế đảm bảo quyền lực không bị lạm dụng.

 

Vì thế, sự thay đổi chế độ với các giá trị dân chủ, tự do, và thịnh vượng không chỉ là một viễn cảnh, mà là điều tất yếu trong tiến trình lịch sử. Khi quyền lực trở nên phân tán và thiếu động lực cải cách, một hệ thống chính trị mới, phù hợp hơn với mong đợi của người dân, sẽ là con đường duy nhất đưa Việt Nam tới một tương lai thực sự tươi sáng.

Sự ra đi của Tô Lâm chỉ là biểu hiện tạm thời của cơn sóng ngầm, nhưng về lâu dài, một nền dân chủ thực sự có thể là câu trả lời duy nhất cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

 





CÁC ĐỊNH CHẾ GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Ngô Nhân Dụng / Blog VOA)




Các định chế giúp phát triển kinh tế

Ngô Nhân Dụng

28/10/2024

https://www.voatiengviet.com/a/cac-dinh-che-giup-phat-trien-kinh-te-/7841903.html

 

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác? Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

 

https://gdb.voanews.com/02b52c60-5bd3-4943-b28f-20af95d95680_w1023_r1_s.jpg

Huy chương giải Nobel. Hình minh hoạ.

 

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành sử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

 

James Robinson mới kể chuyện, khi trả lời Luis Alberto Peralta, báo EL PAÍS ở Madrid, ông và Daron Acemoglu, cùng đọc cuốn “Sự Vươn lên của Thế giới Tây phương” (The Rise of the Western World) của Douglas North. North, chiếm Giải Nobel Kinh tế học năm 1993, đã trình bày các thay đổi về định chế giúp châu Âu phát triển. Karl Marx từng nhấn mạnh rằng các chế độ chính trị là do kinh tế quyết định; Douglas North nêu lên mối tương quan ngược chiều: Những thay đổi trong các định chế xã hội đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp giúp kinh tế châu Âu phát triển vào thế kỷ 19.

 

Trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” (Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty) xuất bản năm 2012, Robinson và Acemoglu đã giải thích tình trạng chậm tiến tại các nước châu Mỹ La tinh và châu Phi là do các định chế từ thời chế độ thuộc địa để lại. Họ phân biệt hai loại định chế, một loại tạo cơ hội chia sẻ các thành quả kinh tế cho mọi người cùng hưởng và một loại chỉ nhắm giúp một thiểu số khai thác những người khác.

 

Các định chế nhằm chia sẻ (inclusive institutions) tạo cho mọi người có cơ hội như nhau; còn các định chế nhằm khai thác (extractive institutions) chỉ nhắm giúp cho một thiểu số hưởng thụ. Phần lớn các kinh tế gia đồng ý rằng muốn phát triển cần phải có các doanh nhân và các sáng kiến. Nhưng hai tác giả thấy rằng yếu tố chính là những động cơ, mơ ước và óc sáng tạo của con người. Một xã hội có những định chế chính trị và kinh tế nuôi dưỡng các khả năng đó thì kinh tế sẽ tiến lên. Ở những nước như Colombia hoặc Nigeria, tài năng bị phí phạm vì người ta không có những cơ hội như thế, James Robinson nói.

 

Một thí dụ đáng chú ý là quá trình phát triển ở châu Mỹ sau khi người Âu châu đến lập nghiệp. Những tay “thực dân” đến vùng đất phía Nam bán cầu đã khai thác các thổ dân để thủ lợi; trong khi dân di cư tới vùng phía Bắc không thấy số người bản xứ đông đảo như vậy, chính họ phải làm việc, khai khẩn đất đai rồi chia sẻ thành quả với nhau. Sau mấy thế kỷ, kinh tế Bắc Mỹ đã tiến vượt xa vùng Nam Mỹ.

 

Các định chế nhằm chia sẻ (inclusive) đều bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người, không riêng cho giới “lãnh đạo.” Ai cũng có cơ hội làm giàu như nhau, luật pháp công bằng, không cho ai cướp đoạt của người khác. Một thí dụ rất sớm trong lịch sử là các luật lệ về thương hội (commenda) và bản quyền trên các sáng kiến, được thiết lập ở thành phố Venizia từ thế kỷ 13. Nhờ được những tập tục bảo vệ tài sản đó, mọi người làm việc hăng hái hơn; các doanh nhân dám đầu tư, mạo hiểm để kiếm lời. Các định chế này chỉ thành hình và được sử dụng lâu đời khi mọi người đều có quyền tham dự và quyết định như nhau. Đó cũng là nền tảng của các chế độ tự do dân chủ sau này.

 

Các định chế nhằm khai thác (extractive) dành quyền hoạt động và thụ hưởng cho một thiểu số; lập các hàng rào ngăn không cho các thành phần “ngoài đảng” được dự vào một số sinh hoạt kinh tế, và tài sản và lợi lộc họ tạo ra còn có thể bị tước đoạt. Trong khung cảnh đó, người lao động không thiết tha lo cải thiện khả năng sản xuất của mình, chỉ “làm việc theo tiếng kẻng,” kinh tế không thể tiến lên được. Các định chế nhằm khai thác đó thường được bảo vệ bằng cách dành độc quyền cai trị cho một thiểu số “cốt cán,” như các nhà quý tộc thời phong kiến hay các đảng viên một đảng “tiên phong” đóng vai trò lịch sử.

 

Trong thực tế, các chế độ với những “định chế khai thác” thường tìm cách che giấu tình trạng lạm dụng quyền lực của họ, qua các hình thức bên ngoài chứng tỏ mọi người đều được tham dự bình đẳng như nhau. Họ cũng tổ chức các cuộc bỏ phiếu, bầu cử các chức vụ trong chính quyền, dựng lên các tổ chức độc lập giả hiệu. Nhưng nếu người dân không có các quyền tự do ngôn luận và báo chí, không được lập hội, lập đảng tự do, thì bản chất độc tài nhằm khai thác kiếm lợi riêng không thay đổi.

 

Những thành phần đóng vai “lãnh đạo” có thể đứng ngoài mà điều khiển, sử dụng chính quyền để thủ lợi qua những “định chế khai thác.” Trong cuốn Why Nations Fail đã nêu ra một thí dụ. Hai tác giả so sánh hai người, Bill Gates ở Mỹ và Carlos Slim tại nước Mexico – thay nhau đóng vai trò người giàu nhất thế giới lúc đó. Gates làm giàu nhờ những quyền sáng chế trong ngành tin học; Slim tích lũy được một tài sản khổng lồ trong ngành viễn thông nhờ các quan hệ với chính quyền cho ông ta chiếm độc quyền khai thác hệ thống điện thoại viễn liên. Các chế độ độc tài đều dùng chính sách tương tự để giúp một số người làm giàu mà không bị cạnh tranh. Các nước tự do dân chủ đều soạn luật lệ ngăn chặn độc quyền kinh tế.

 

Kinh tế không thể phát triển hết tiềm năng nếu không có tự do cạnh tranh. Những xã hội với các “định chế khai thác” thường thiếu cạnh tranh vì nếu ai cũng được ganh đua như nhau thì không ai “khai thác” được những người yếu đuối, thua thiệt nữa. Các nước tự do dân chủ thường phát triển kinh tế mạnh hơn vì quyền tự do cạnh tranh được luật pháp bảo đảm. Đó là môi trường cho những “định chế nhằm chia sẻ” (inclusive) có cơ hội thành hình và tồn tại lâu bền. Một chế độ độc tài không thể bảo vệ các định chế chia sẻ vì chính những người nắm quyền khai thác lo không được hưởng lợi nữa.

 

Nhiều quốc gia đã thành lập thể chế tự do dân chủ trên hình thức mà không tạo được các “định chế nhằm chia sẻ” đích thực, cũng sẽ thất bại về kinh tế. Các xã hội đó vẫn ưu đãi, giữ đặc quyền cho một thiểu số, không tôn trọng luật pháp bình đẳng. Hugo Chávez đã đánh lừa dân chúng như vậy, và đến nay kinh tế Venezuela vẫn không phát triển được.

 

Khi các đảng cộng sản giành được chính quyền ở Nga hoặc Trung Quốc, kinh tế đã phát triển rất nhanh vì giới lãnh đạo thu thập được tư bản và huy động các công nhân dễ dàng; nhưng sẽ đến lúc bộ máy ngưng không chạy được bình thường nữa. Chế độ cộng sản cố giữ vững được 50 năm thì bắt đầu lung lay từ bên trong, cuối cùng sụp đổ. Hiện nay, nền kinh tế những nước độc tài như Iran, Nga cũng không đuổi kịp các nước dân chủ về tiến bộ kinh tế cũng như kỹ thuật, dù họ nắm nhiều tài nguyên và nhân lực trong tay. Robinson và Acemoglu đã so sánh hai nền kinh tế Nam Hàn với Bắc Hàn để chứng tỏ các định chế chính trị ảnh hưởng rất nặng trên thành quả kinh tế.

 

Trung Quốc có thể tự hào là đã phát triển mạnh từ khi từ bỏ các lý thuyết Marx và Lenin, mở cửa cho một số các “định chế chia sẻ” xuất hiện, khi Đặng Tiểu Bình cho phép dân “được làm giàu.” Nhưng nếu ông Tập Cận Bình không mở rộng thêm các quyền chính trị như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, hội họp, thì những cánh cửa phát triển kinh tế cũng tự khép lại. Kinh tế Trung Quốc hiện đang trì trệ vì chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước (một biểu hiện các định chế khai thác); nếu tiếp tục, trong tương lai chế độ có thể sẽ tan rã không khác gì chính quyền Xô Viết thời 1989.

 

 

 



 



BÀI MỚI NGÀY 31/10/2024 (Báo Tiếng Dân)

 



Báo Tiếng Dân

NGÀY 31/10/2024

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Cửa chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”

Trịnh Thị Thảo  -  31/10/2024

.

Việt Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ

Human Rights Watch  -  31/10/2024

.

Tô Lâm và bước thoái lui khỏi quyền lực tối cao ở Việt Nam

Vũ Đức Khanh  -  31/10/2024

.

Chuyện dài bầu cử Tổng Thống Mỹ (Kỳ 2)

Đinh Từ Thức  -  31/10/2024

.

Chuyện dài bầu cử Tổng thống Mỹ (Kỳ 1)

Đinh Từ Thức   -  30/10/2024

.

Thừa

Nguyễn Thông  -  30/10/2024

.

Nước đến trôn mới nhảy

Mai Bá Kiếm  -  30/10/2024

.

Lý do vì sao Singapore vượt lên trước Việt Nam gần 200 năm?

Nguyên Tống  -  29/10/2024

.

Chương trình 2018: Từ hi vọng đến thất vọng, và lo sợ

Thái Hạo   -  29/10/2024

.

Bàn với ChatGPT về ảnh hưởng chung của Tuyên Ngôn Cộng Sản đối với Quốc Tế thứ hai (QT2)

Nghiêm Huấn Từ  -  29/10/2024

.

Ngay cả khi Harris thắng cử, cuộc bầu cử của nước Mỹ vẫn là một thảm kịch

East Asia Forum  -  Ban Biên tập EAF  -  Song Phan chuyển ngữ  -  29/10/2024

.

 Vì sao nhỏ không học lớn lên thành… tiến sĩ?

Blog VOA  -  Trân Văn  -  28/10/2024

.

Môn Văn – Một thảm hoạ quốc gia

Thái Hạo  -  28/10/2024

.

Công trình đường sắt phơi nắng hai thập niên

BBC  -  28/10/2024

.

Chém gió

Dương Quốc Chính  -  28/10/2024

.

Biển Đông: Các đảo tiền đồn ngày càng lớn của Việt Nam ở Trường Sa khiến Trung Quốc lo ngại

SCMP  -  Tác giả: Alyssa Chen  -  Cù Tuấn, dịch  -  28/10/2024

.

Từ kết quả bầu cử 2020, ai sẽ chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ 2024?

Nhã Duy  -  28/10/2024

.

Việt Nam đề nghị đổi Trịnh Xuân Thanh để được nhận lại Nguyễn Thị Thanh Nhàn

TAZ  -  Tác giả: Marina Mai  -  Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng, biên dịch  -  28/10/2024

.

Tàn phá hệ sinh thái mạng

Nguyễn Thọ  -  28/10/2024

.

Những ai được học nghị quyết?

Nguyễn Huy Cường   -   27/10/2024

.

Sách “Việt Nam: Ngôi sao đang lên của châu Á”: Thêm, bớt nội dung so với bản gốc tiếng Anh

Mai Quỳnh   -  27/10/2024

.

ChatGPT giúp chứng minh: Tuyên Ngôn Cộng Sản chưa từng ảnh hưởng tới Quốc Tế 1

Nghiêm Huấn Từ   -  27/10/2024

.

Tiếp quản

Dương Quốc Chíh  -  26/10/2024

.

Những cuộc trò chuyện bí mật của Elon Musk với Vladimir Putin

Wall Street Journal  -  Cù Tuấn, biên dịch  -  26/10/2024

.

 

 



TIN & BÀI NGÀY 30/10/2024

 



 

TIN & BÀI NGÀY 30/10/2024

 

 

30/10/2024

TOMAHAWK CHO UKRAINE. LÍNH NGA HẠ SÁT ĐỒNG ĐỘI RỒI BỎ TRỐN. (VietCatholicNews)

HỘI NGHỊ ĐA DẠNG SINH HỌC THẾ GIỚI : TỔNG THỐNG COLOMBIA CẢNH BÁO NGUY CƠ "TUYỆT CHỦNG" NHÂN LOẠI (Trọng Thành / RFI)

ĐƯA QUÂN SANG NGA : THAM VỌNG CỦA BẮC TRIỀU TIÊN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ (Thanh Phương / RFI)

NGA : TỔNG THỐNG PUTIN THỊ SÁT TẬP TRẬN HẠT NHÂN "RĂN ĐE CHIẾN LƯỢC" (Trọng Thành / RFI)

KIEV & SEOUL SẼ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CHỐNG QUÂN BẮC TRIỀU TIÊN THAM CHIẾN Ở UKRAINE (Thanh Phương / RFI)

UKRAINA HUY ĐỘNG THÊM 160.000 BINH SĨ (Phan Minh / RFI)

BẦU CỬ QUỐC HỘI GRUZIA : CƠ QUAN CÔNG TỐ MỞ ĐIỀU TRA VỀ "GIAN LẬN" QUY MÔ LỚN (Trọng Thành / RFI)

PHÁP KÝ HÀNG LOẠT HỢP ĐỒNG CÔNG NGHIỆP VỚI MAROC TRỊ GIÁ 10 TỶ EURO (Thu Hằng / RFI)

ĐÁNH THUẾ Ô-TÔ ĐIỆN : TRUNG QUỐC KIỆN LIÊN ÂU RA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Thanh Phương / RFI)

VỤ BÊ BỐI MÁU BẨN TẠI ANH và KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN VÀO CÁC CHÍNH PHỦ (Minh Phương / RFI)

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU CHUẨN BỊ CHO GIẢ THUYẾT DONALD TRUMP THẮNG CỬ NHƯ THẾ NÀO? (Anh Vũ / RFI)

XUNG ĐỘT ISRAEL - IRAN : VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGA (BBC News Tiếng Việt)

MỸ BÀNG HOÀNG TRƯỚC CUỘC TẤN CÔNG ĐẪM MÁU CỦA ISRAEL Ở GAZA (Phan Minh / RFI)

PUTIN CHỌN TRUMP hay HARRIS? BẦU CỬ MỸ CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI NGA? (AP)

TẠI NƠI KHỞI PHÁT VỤ 6/1, HARRIS CẢNH BÁO VỀ CÁC MỐI NGUY NẾU TRUMP LẠI LÀM TỔNG THỐNG (Reuters)

BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2024 : KAMALA HARRIS KÊU GỌI CỬ TRI "CHO TRUMP ĐI VÀO DĨ VÃNG" (Phan Minh / RFI)

PHILIPPINES NÍN THỞ CHỜ KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ (Thu Hằng / RFI)

TỔNG THỐNG TRUMP hay TỔNG THỐNG HARRIS : KHÁC BIỆT THẾ NÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM? (BBC News Tiếng Việt)

CUỘC BẦU CỬ MỸ CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO? (Lyse Doucet | BBC News)

11 CÔNG DÂN VIỆT NAM BỊ CẢNH SÁT NEW ZEALAND BẮT GIỮ VÌ TRỒNG HƠN 3.000 CÂY CẦN SA (RFA)

ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI LÃNH ÁN 12 NĂM TÙ : CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ PHẢN ĐỐI (BBC News Tiếng Việt)

NGHỊ TRÌNH KINH TẾ 'GÂY HẠI' CỦA ÔNG DONALD TRUMP (Hiếu Chân / Saigon Nhỏ)

NHÀ GIÀU TRUNG QUỐC THÁO CHẠY KHỎI THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN (Mai Nguyễn / Saigon Nhỏ)

TEMU CỦA TRUNG QUỐC ‘ĐỔ BỘ’, HÀNG VIỆT NAM THẢM BẠI TRÊN SÂN NHÀ (Minh Hải / Saigon Nhỏ)

HUMAN RIGHTS WATCH : 'PHIÊN XỬ THÁI VĂN ĐƯỜNG LÀ VÍ DỤ MỚI NHẤT VỀ SỰ COI THƯỜNG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ' (Người Việt)

VĂN BÚT MỸ, GIỚI HOẠT ĐỘNG LÊN ÁN PHIÊN TÒA XỬ ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI (VOA Tiếng Việt)

KHI CƯỜNG QUỐC PHẢI NHỜ ĐẾN TAY CÔN ĐỒ (J.B Nguyễn Hữu Vinh   -   Blog RFA)

ÔNG LƯƠNG CƯỜNG SẼ NGỒI GHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC ĐƯỢC BAO LÂU? (Nguyễn Văn Đài / Blog RFA)

KHI HAI ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN ÔM CHẶT VÀ GƯỜM NHAU (Nam Việt / Blog RFA)

TỨ NHÂN BANG ĐÃ THÀNH, NHƯNG AI SẼ TRỤ? (Nam Việt / Blog RFA)

NHÌN VÀO DÀN LÃNH ĐẠO MỚI, TƯƠNG LAI VIỆT NAM VẪN CHƯA CÓ GÌ SÁNG SỦA (Song Chi / Blog RFA)

KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CSGT : NẠN MÃI LỘ (J.B Nguyễn Hữu Vinh / Blog RFA)

CON ÔNG CHÁU CHA ĐỊA PHƯƠNG LÀ ĐIỂM NGHẼN THỂ CHẾ MÀ TBT TÔ LÂM MUỐN NÓI? (VietTuSaiGon | Blog RFA)

NHÓM CÔNG TÁC LIÊN HIỆP QUỐC : VIỆT NAM BẮT GIỮ TÙY TIỆN CÓ HỆ THỐNG, ĐIỂN HÌNH LÀ ÔNG PHẠM CHÍ DŨNG (RFA)

TEMU : CƠN BÃO MỚI ĐANG ẬP ĐẾN VIỆT NAM (Nam Việt | Blog RFA)

BLOGGER ĐƯỜNG VĂN THÁI BỊ KẾT ÁN 12 NĂM TÙ GIAM TRONG PHIÊN TÒA XỬ KÍN (RFA)

CHƯƠNG TRÌNH 2018, TỪ HY VỌNG ĐẾN THẤT VỌNG, VÀ LO SỢ . . . (Thái Hạo | Facebook)

NƯỚC ĐẾN TRÔN MỚI NHẢY (Mai Bá Kiếm / Báo Tiếng Dân)

BÀN VỚI ChatGPT VỀ ẢNH HƯỞNG CHUNG CỦA TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN ĐỐI VỚI QUỐC TẾ THỨ HAI / QT2 (Nghiêm Huấn Từ | Báo Tiếng Dân)

NHỮNG THÁNG NGÀY ĐEN TỐI TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID-19 NĂM 2021 (Nguyễn Thông)

VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI (Anh Vũ / RFI)

BÀI MỚI NGÀY 30/10/2024 (Báo Tiếng Dân)

TIN & BÀI NGÀY 29/10/2024






TOMAHAWK CHO UKRAINE. LÍNH NGA HẠ SÁT ĐỒNG ĐỘI RỒI BỎ TRỐN. (VietCatholicNews)

 



Tomahawk cho Ukraine. Lính Nga hạ gục 10 đồng đội, bỏ trốn. UAV tấn công, hung thần Kadyrov nổi giận

VietCatholicNews

October 30, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=kEBI4KmX3T8

 

NGHE >>>>>

 

17,526 views Oct 30, 2024

00:00:00 Đài Hiệu

00:00:20 Giới thiệu chương trình

00:00:38 Tờ New York Times đưa tin: Zelenskiy đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp hỏa tiễn Tomahawk như một phần bí mật của kế hoạch chiến thắng

00:02:26 Tổng thống Biden nói Ukraine nên đáp trả nếu quân đội Bắc Hàn xâm nhập lãnh thổ của họ

00:04:20 Zelenskiy: Thủ tướng Modi có thể giúp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai tại Ấn Độ

00:05:56 Binh lính Nga hạ gục 10 đồng đội trong đơn vị của mình, bỏ trốn 00:09:29 Canada vận chuyển xe thiết giáp hỗ trợ chiến đấu đầu tiên tới Ukraine 00:11:13 CNN cho biết một số lượng nhỏ quân đội Bắc Hàn đã được triển khai ở Ukraine

00:12:49 Học viện lực lượng đặc nhiệm Chechnya bị máy bay điều khiển từ xa tấn công, lãnh chúa cho biết

00:14:34 Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở Chechnya: Kadyrov tuyên bố sử dụng tù binh chiến tranh Ukraine làm lá chắn sống

00:17:21 Bắc Hàn là đồng minh thời chiến có giá trị đáng ngạc nhiên đối với Nga và Iran

00:19:54 Giữa sự chỉ trích của Liên Hiệp Âu Châu, Orbán lên kế hoạch thăm Georgia để ăn mừng cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi

00:21:13 Rheinmetall phản ứng với các mối đe dọa tấn công của Nga vào các cơ sở của họ ở Ukraine

00:22:38 Phần Lan tịch thu một phần tài sản của Nga trị giá hàng chục triệu đô la 00:24:02 CNN cho biết Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc gây sức ép với Bắc Hàn vì đã gửi quân tới Ukraine

00:25:30 Zelenskiy cho biết tác động của ICC “rõ ràng” khi Putin “không còn dám đi đến hầu hết các quốc gia”

00:27:46 Kết thúc

00:28:16 Closing Credits





HỘI NGHỊ ĐA DẠNG SINH HỌC THẾ GIỚI : TỔNG THỐNG COLOMBIA CẢNH BÁO NGUY CƠ "TUYỆT CHỦNG" NHÂN LOẠI (Trọng Thành / RFI)

 



Hội nghị Đa dạng sinh học thế giới: Tổng thống Colombia cảnh báo nguy cơ « tuyệt chủng » nhân loại

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2024 - 14:39

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241030-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-%C4%91a-d%E1%BA%A1ng-sinh-h%E1%BB%8Dc-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-colombia-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-nguy-c%C6%A1-tuy%E1%BB%87t-ch%E1%BB%A7ng-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i

 

Lần đầu tiên một hội nghị của Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học có sự tham gia của 6 nguyên thủ quốc gia, đa số đến từ châu Mỹ Latinh. Lãnh đạo nhiều nước có mặt ở Cali, Colombia, vào hôm qua, 29/10/2024, ngày thứ hai của tuần lễ thứ hai của COP16, để thúc đẩy các thảo luận về phương thức thực thi những cam kết được đưa ra tại COP15 ở Montreal, với mục tiêu chính là chặn đứng đà hủy diệt của sinh giới.

 

HÌNH :

Một họa sĩ vẽ tranh tường cổ động nhân dịp diễn ra Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16 tại Cali, Colombia, ngày 19/10/2024. AP - Fernando Vergara

 

Lãnh đạo quốc gia chủ nhà Colombia nói đến nguy cơ « tuyệt chủng » của nhân loại như tiếng chuông cảnh báo hành động khẩn cấp trước khi quá muộn.

 

Đặc phái viên Lucile Gimberg tường trình từ Cali :

 

« Chúng ta đang ở điểm khởi đầu của quá trình tuyệt chủng của loài người ». Nhận định gây sốc của tổng thống cánh tả đầu tiên của Colombia, ông Gustavo Pétro, mở đầu cho thời điểm mang đậm tính chính trị trong các đàm phán tại COP16.  

 

Diễn đạt nói trên được đưa ra để nhắc đến tính cấp bách của việc bảo tồn đa dạng sinh học, bởi đa dạng sinh học là nền tảng của cuộc sống con người và nhiều hoạt động của chúng ta, từ nông nghiệp đến đánh bắt cá cũng như ngành dược phẩm.

 

Tổng thống Colombia cũng chỉ trích chủ nghĩa tư bản: « việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa dẫn đến tàn phá thiên nhiên tối đa ». Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học, thu hút nhiều đại diện của giới doanh nghiệp, lãnh đạo Colombia nhấn mạnh : chúng ta phải áp dụng « một cách sản xuất khác ».

 

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, nói về một « cuộc khủng hoảng sinh tồn ». Ngoài lãnh đạo Guinea Bissau và Armenia, một số nhà lãnh đạo của các quốc gia khác từ châu Mỹ, như Ecuador, Suriname và Haiti, cũng có mặt. Chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp Haiti, Leslie Voltaire, kêu gọi « tăng cường hợp tác » trước tình trạng bạo lực của các nhóm vũ trang, đặt căn cứ ngay trong các khu rừng bảo tồn của đất nước.

 

Hội nghị ở Cali thiếu tổng thống Lula của Brazil, không thể dự hội nghị sau cú ngã.Và không có nguyên thủ quốc gia nào đến từ các nước giàu

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

COP16 - THIÊN NHIÊN

Đóng góp tài chính của nước giàu: Bất đồng chính tại COP16 về đa dạng sinh học

 

ĐA DẠNG SINH HỌC - COP 16

Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16 khai mạc tại Cali-Colombia






ĐƯA QUÂN SANG NGA : THAM VỌNG CỦA BẮC TRIỀU TIÊN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ (Thanh Phương / RFI)

 



Đưa quân sang Nga: Tham vọng của Bắc Triều Tiên trên trường quốc tế

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2024 - 13:32

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20241030-%C4%91%C6%B0a-qu%C3%A2n-sang-nga-tham-v%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-tr%C3%AAn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

 

Mặc dầu thông tin vẫn bị Bình Nhưỡng cực lực bác bỏ và phía Matxcơva phủ nhận (tuy yếu ớt hơn), ngày càng có nhiều nguồn tin xác nhận hàng ngàn binh lính Bắc Triều Tiên đã được gởi sang Nga để được huấn luyện chuẩn bị tham chiến chống Ukraina, thậm chí một số binh lính hiện đã có mặt ở vùng biên giới Kursk.

 

HÌNH :

Lãnh đạo Kim Jong Un tới thị sát sở chỉ huy quân đoàn 2, quân đội Bắc Triều Tiên, ngày 17/10/2024. Ảnh do KCNA công bố. via REUTERS - KCNA

 

Lính Bắc Triều Tiên được triển khai ở Nga vào lúc Viện Duma, tức Hạ Viện Nga hôm 24/10 vừa thông qua hiệp ước về “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Nga và Bắc Triều Tiên. Hiệp ước này dự trù là nước này sẽ ứng cứu nước kia trong trường hợp bị một quốc gia thứ ba tấn công. 

 

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên thập niên 1950 cho tới nay, quân đội Bắc Triều Tiên, với quân số lên đến 1,2 triệu người, chưa tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột lớn nào. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, trong khi Hàn Quốc huy động đến 320.000 quân tới miền Nam Việt Nam để hỗ trợ quân đội Mỹ, Bình Nhưỡng chỉ cử phi công đến Miền Bắc Việt Nam, chứ không điều động bộ binh. Như vậy, chiến trường Ukraina sẽ là nơi đầu tiên mà binh lính Bắc Triều Tiên trực tiếp trải nghiệm một cuộc chiến tranh hiện đại. 

 

Đây là lần đầu tiên một quốc gia gởi quân chính quy đến hỗ trợ quân đội Nga, vì cho tới nay chỉ mới có lính đánh thuê từ một số nước đến tham chiến ở Ukraina. Theo nhận định của ông Andrei Lankov, chuyên gia về Bắc Triều Tiên, trả lời trang mạng NK News, sự yểm trợ của Bình Nhưỡng chắc là sẽ không làm thay đổi tương quan lực lượng trên trận địa, nhưng ít ra có thể giúp quân đội Nga lên tinh thần và nhờ vậy mà điện Kremlin không cần phải mở một chiến dịch động viên mới mà chắc chắn sẽ khiến dân Nga bất bình. 

 

Lầu Năm Góc và chính quyền Kiev khẳng định lính Bắc Triều Tiên hiện đã được triển khai ở vùng biên giới Kursk của Nga, nơi mà quân Ukraina đã đánh chiếm được hàng trăm km2 lãnh thổ của Nga trong chiến dịch đột kích từ tháng 8. Nhưng hiện chưa rõ là lính Bắc Triều Tiên có sẽ được triển khai sang lãnh thổ Ukraina hay không và nếu có, thì khi nào.

Quảng cáo

 

Theo nhận định của Philippe Pons, thông tín viên của nhật báo Pháp Le Monde tại Tokyo, thông qua sự hiện diện của quân đội tại một nơi cách căn cứ của họ đến 7.000 km, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có vẻ như đang muốn trở thành một tác nhân chính thức trên trường quốc tế. 

 

Nói cách khác, việc triển khai quân trên mặt trận Ukraina để hỗ trợ đồng minh Nga là yếu tố thể hiện rõ nhất việc tái định vị chiến lược của Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ “quan hệ đối tác chiến lược” được ký kết vào tháng 6 tại Bình Nhưỡng giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Từ thế phòng thủ nhằm răn đe bằng cách trang bị tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ, Bình Nhưỡng đã chuyển sang chuẩn bị hành động ngăn ngừa chống lại Hàn Quốc, nay đã trở thành kẻ thù chính của họ. 

 

Việc triển khai quân đội Triều Tiên trên mặt trận Ukraina có thể khiến Hàn Quốc gia tăng cung cấp cho Ukraina vũ khí không chỉ để phòng thủ mà còn cả vũ khí tấn công.  Cho đến nay, Seoul đã cung cấp cho Kiev các thiết bị quân sự không sát thương như thiết bị rà phá bom mìn. Hàn Quốc có kế hoạch cử sĩ quan tình báo quân sự đến Ukraina để quan sát chiến thuật tác chiến của quân đội Bắc Triều Tiên và tham gia thẩm vấn tù binh Bắc Triều Tiên, nếu bắt được. Trước mắt, trong cuộc điện đàm hôm qua, lãnh đạo Ukraina và Hàn Quốc đã quyết định sẽ tăng cường hợp tác an ninh để đối phó Bắc Triều Tiên.

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

QUỐC TẾ

Seoul lên án Hạ Viện Nga phê chuẩn Hiệp ước Quốc Phòng với Bắc Triều Tiên

 

Lính Bắc Triều Tiên - Nga - CT Ukraina

Tổng thống Vladimir Putin gián tiếp công nhận lính Bắc Triều Tiên đã hiện diện tại Nga

 

UKRAINA - HÀN QUỐC - QUÂN SỰ

Kiev và Seoul sẽ tăng cường hợp tác chống quân Bắc Triều Tiên tham chiến ở Ukraina

 





NGA : TỔNG THỐNG PUTIN THỊ SÁT TẬP TRẬN HẠT NHÂN "RĂN ĐE CHIẾN LƯỢC" (Trọng Thành / RFI)

 



Nga: Tổng thống Putin thị sát tập trận hạt nhân « răn đe chiến lược »

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2024 - 11:14

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241030-nga-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-th%E1%BB%8B-s%C3%A1t-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-r%C4%83n-%C4%91e-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c

 

Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến lược ngày hôm qua, 29/10/2024, dưới sự giám sát của tổng thống Vladimir Putin.

 

HÌNH :

Ảnh do bộ Quốc Phòng Nga công bố ngày 02/02/2024: Binh sĩ đang lắp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Iskander lên bệ phóng di động trong một cuộc tập trận diễn ra tại địa điểm bí mật ở Nga. AP

 

 Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Nga, được AFP trích dẫn, nội dung tập trận bao gồm « các cuộc bắn tên lửa đạn đạo và hành trình » với sự tham gia « của các lực lượng răn đe chiến lược trên bộ, trên biển và trên không ». Và cuộc tập trận đã « hoàn thành xuất sắc tất cả các mục tiêu », « tất cả các tên lửa đều bắn trúng đích ».

 

Theo AP, tập trận bao gồm bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars từ bán đảo Kamchatka và từ các tàu ngầm hạt nhân Novomoskovsk và Knyaz Oleg. Quân đội Nga cũng thực hiện các vụ phóng thử tên lửa hành trình tầm xa từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

 

Phát biểu lúc mở màn cuộc tập trận, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, đối với Matxcơva, việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn là « một biện pháp bất thường », tuy nhiên « trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự trỗi dậy của các đe dọa và hiểm họa mới bên ngoài, điều quan trọng là phải có được các lực lượng chiến lược hiện đại và luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ». Một nội dung chính của diễn tập là « để mô phỏng một cuộc tấn quy mô lớn, đáp trả một đòn tấn công hạt nhân của kẻ thù ».

 

Hồi tháng 5/2024, tổng thống Nga ra lệnh tổ chức « trong tương lai gần » nhiều cuộc tập trận hạt nhân, bao gồm các đơn vị đồn trú gần Ukraina, để sẵn sàng đáp trả « các đe dọa » từ phương Tây. Cuối tháng 9/2024, nguyên thủ Nga muốn điều chỉnh học thuyết về vũ khí hạt nhân, để sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này đáp trả một cuộc « tấn công phối hợp » của cường quốc hạt nhân hậu thuẫn một quốc gia phi hạt nhân.

 

Đây là một cảnh báo trực tiếp gửi đến Ukraina và các đồng minh phương Tây, nhằm răn đe ý định của Mỹ và các nước châu Âu cho phép Kiev dùng vũ khí phương Tây cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Putin nói rõ là một quyết định như vậy tương đương với việc các nước NATO trực tiếp tham chiến chống Nga. Chủ nhật 26/10, nguyên thủ Nga tuyên bố : « Tôi hy vọng họ đã hiểu điều này ».

 

Tháng 10/2023, tổng thống Nga từng thị sát một cuộc tập trận tên lửa đạn đạo mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa quy mô lớn.

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

NGA - TẬP TRẬN VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Nga tập trận tên lửa hạt nhân liên lục địa

 

NGA - ĐE DỌA - HẠT NHÂN

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga Putin lại đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân

 

NGA - TẬP TRẬN - VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Nga bắt đầu giai đoạn 3 tập trận hạt nhân chiến thuật tại quân khu giáp Ukraina

 

 

-----------------------------------------------

 

30 Tháng 10, 2024

Tổng thống Nga khởi động cuộc tập trận hạt nhân chiến lược | VOA

 

 

 



KIEV & SEOUL SẼ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CHỐNG QUÂN BẮC TRIỀU TIÊN THAM CHIẾN Ở UKRAINE (Thanh Phương / RFI)

 



Kiev và Seoul sẽ tăng cường hợp tác chống quân Bắc Triều Tiên tham chiến ở Ukraina

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 30/10/2024 - 10:58

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241030-kiev-v%C3%A0-seoul-s%E1%BA%BD-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-ch%E1%BB%91ng-qu%C3%A2n-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-tham-chi%E1%BA%BFn-%E1%BB%9F-ukraina

 

Lãnh đạo Ukraina và Hàn Quốc thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác an ninh, gia tăng liên lạc giữa hai nước ở mọi cấp để đối phó với quân Bắc Triều Tiên tham chiến bên cạnh quân Nga ở Ukraina.

 

HÌNH :

Người biểu tình Hàn Quốc tập hợp trước dinh tổng thống phản đối chính phủ có kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraina, ngày 23/10/2024, tại Seoul. AP - Ahn Young-joon

 

Theo hãng tin Reuters, trên mạng X, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong cuộc điện đàm hôm qua, 29/10/2024, với tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, lãnh đạo hai nước cũng đã quyết định sẽ tăng cường trao đổi tin tình báo.

 

Ông Zelensky còn thông báo Kiev chia sẻ cho Seoul những dữ liệu về việc triển khai khoảng 3.000 lính Bắc Triều Tiên tại các quân trường gần vùng chiến sự. Theo dự báo của tổng thống Ukraina, số quân Bắc Triều Tiên đến Nga để được huấn luyện sẽ tăng lên thành 12.000 người.

 

Hôm qua, Lầu Năm Góc xác nhận là một số binh lính Bắc Triều Tiên đã có mặt tại vùng Kursk ở biên giới Nga, nơi mà quân Ukraina đã đột kích từ tháng 8 và đã đánh chiếm được hàng trăm km vuông lãnh thổ của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ mối quan ngại về sự hiện diện của quân Bắc Triều Tiên tại vùng Kursk và tuyên bố là Kiev phải đánh trả nếu lực lượng Bắc Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Ukraina.

 

Vào lúc phương Tây lên án Bình Nhưỡng gởi quân đến tham chiến ở Ukraina, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son Hui hôm qua đã đến vùng Viễn Đông Nga và đến Matxcơva hôm nay để thăm chính thức nước Nga. Chuyến đi của lãnh đạo ngoại giao Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi các dân biểu Viện Douma ( Hạ Viện Nga) tuần trước, đã thông qua " hiệp ước về đối tác chiến lược toàn diện" giữa hai nước, trước khi đưa lên Thượng Viện Nga để xem xét. Hiệp ước đã được ký kết nhân chuyến thăm của tổng thống Vladimir Putin tại Bình Nhưỡng vào tháng 6/2024, đánh dấu việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước quy định hai nước hỗ trợ quân sự cho nhau ngay lập tức nếu một bên bị một quốc gia thứ ba tấn công.

 

--------------------------

Các nội dung liên quan

 

HÀN QUỐC - CHIẾN TRANH UKRAINA - BẮC TRIỀU TIÊN

Hàn Quốc xem xét khả năng gởi người đến quan sát lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina

 

ĐIỂM BÁO

Đưa quân sang giúp Nga, Bắc Triều Tiên quốc tế hóa chiến tranh Ukraina

 

NGA - NAM-BẮC TRIỀU TIÊN

Hiệp ước quân sự Nga - Triều: Seoul dọa sẽ không hạn chế viện trợ quân sự cho Kiev

 

 

 

 

 


View My Stats