Tuesday, 5 December 2023

VIỆN SIPRI : NHU CẦU VŨ KHÍ GIA TĂNG, NHƯNG DOANH THU NĂM 2022 CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT VŨ KHÍ LẠI GIẢM (Thùy Dương / RFI)

 



Viện SIPRI : Nhu cầu vũ khí gia tăng, nhưng doanh thu năm 2022 của các nhà sản xuất vũ khí giảm

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 04/12/2023 - 15:48

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20231204-vi%E1%BB%87n-sipri-nhu-c%E1%BA%A7u-v%C5....BA%A5t-v%C5%A9-kh%C3%AD-gi%E1%BA%A3m

 

Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hôm nay 04/12/2023 cho biết doanh thu năm 2022 của các nhà cung cấp vũ khí chính trên thế giới đã giảm. Các vấn đề về sản xuất khiến các công ty không thể đáp ứng nhu cầu gia tăng, đặc biệt là do cuộc chiến ở Ukraina. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/05e3cb1a-92a4-11ee-88dd-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23337601254778.webp

Lính Ukraina khai hỏa loại vũ khí chống tăng NLAW tại vùng Donetsk, Ukraina, ngày 15/02/2022. AP - Vadim Ghirda

 

Theo báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, được AFP trích dẫn, doanh số bán vũ khí và các dịch vụ quân sự của 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2022 chỉ đạt 597 tỉ đô la (549 tỷ euro), giảm 3,5% so với đến năm 2021 cho dù những căng thẳng địa chính trị, cũng như chiến tranh Ukraina, thúc đẩy nhu cầu trang bị vũ khí và thiết bị quân sự trên toàn thế giới. 

 

Đối với nhà nghiên cứu Diego Lopes da Silva của Viện SIPRI, doanh thu sụt giảm của ngành chế tạo vũ khí là điều bất ngờ. Ông nhận định tình trạng này cho thấy có khoảng cách giữa nhu cầu do chiến tranh Ukraina gây ra và khả năng tăng sản lượng của các hãng chế tạo vũ khí. 

 

Bên bị ảnh hưởng nhất là các hãng sản xuất vũ khí lớn của Mỹ, do gặp các vấn đề về chuỗi cung ứng và khan hiếm nhân công sau đại dịch Covid-19. Hoa Kỳ ghi nhận doanh số bán vũ khí giảm 7,9% trong năm 2022, dù chiếm 51% doanh thu vũ khí toàn thế giới. Trong top 100 hãng chế tạo vũ khí trên thế giới, có 42 công ty là của Mỹ. 

 

Liên quan tới Nga, báo cáo của Viện SIPRI cho thấy doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí đã giảm 12%, còn 20,8 tỉ đô la. Nhà nghiên cứu Diego Lopes da Silva nêu lên 2 lý do : các lệnh trừng phạt của quốc tế nhắm vào Nga và Nhà nước chậm thanh toán cho các doanh nghiệp. 

 

Nhà sản xuất cũ khí có doanh thu tăng mạnh (+94%) là công ty Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ drone được sử dụng rộng rãi ở Ukraina. Trung Quốc, một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cũng có ​​8 nhà sản xuất vũ khí có tên trong danh sách các doanh nghiệp có doanh thu tăng. Tổng doanh thu vũ khí của Trung Quốc tăng thêm 2,7%, lên thành 108 tỷ đô la. 

 

Nhìn đến tương lai, nhà nghiên cứu Lopes da Silva của Viện SIPRI nhận định nhu cầu vũ khí của thế giới không có dấu hiệu tăng chậm lại, số đơn đặt hàng và lượng hàng các công ty đang chế tạo theo đơn đều tăng đáng kể. 

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

PHÂN TÍCH

Căng thẳng về vũ khí hạt nhân: Nga không phê chuẩn hiệp ước CTBT

 

PHÂN TÍCH

Đối thoại Mỹ Trung về vũ khí hạt nhân: Một bước tiến nhỏ nhưng "quan trọng"

 

HOA KỲ - TRUNG QUỐC - HẠT NHÂN

Kiểm soát vũ khí hạt nhân: Mỹ -Trung Quốc chuẩn bị đàm phán






No comments:

Post a Comment

View My Stats