Thursday 7 December 2023

PHẢN ĐỐI PHÊ DUYỆT SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG TRUNG : BỘ GIÁO DỤC NÊN LẮNG NGHE THAY VÌ YÊU CẦU XỬ LÝ (RFA)

 



Phản đối phê duyệt SGK tiếng Trung - Bộ Giáo dục nên lắng nghe thay vì yêu cầu xử lý

RFA

2023.12.06

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opposing-the-release-of-chinese-textbooks-ministry-of-education-should-listen-to-people-discussion-12062023122137.html

 

Bộ giáo dục nên lắng nghe, giải thích và tiếp thu ý kiến của phụ huynh, thay vì yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý những người có ý kiến về việc Bộ này hôm 1/12 quyết định phê duyệt sách giáo khoa dạy tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn trong trường học - Một phụ huynh nêu ý kiến với RFA.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opposing-the-release-of-chinese-textbooks-ministry-of-education-should-listen-to-people-discussion-12062023122137.html/@@images/43bf9cc5-dad4-4329-99c6-0ae5ca0438a8.png

Sách GK tiếng Trung Quốc. Ảnh minh hoạ.   (Chinhphu.vn)

 

Phản đối dạy tiếng Trung từ bậc tiểu học

 

Ngày 5/12, Truyền thông Nhà nước dẫn thông báo của Bộ Giáo dục cho biết việc phát hành sách giáo khoa tiếng Trung là đúng theo kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, các ý kiến trên mạng xã hội cho rằng học sinh bị bắt buộc học tiếng Trung là “xuyên tạc”.

 

Bộ GD&ĐT còn cho rằng các bình luận trên mạng xã hội về Quyết định mới có tính tiêu cực, lệch lạc về nội dung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gây tâm lý hoang mang trong xã hội. Do đó, Bộ này đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đưa tin phản bác quyết định dạy tiếng Trung trong trường học.

 

Theo RFA ghi nhận, sau khi văn bản của Bộ GD&ĐT được lan truyền trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến phản đối cho con em mình học tiếng Trung.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sgk.jpg/@@images/16342517-2e0f-4a3e-a4d0-9872e3e915be.jpeg

Nhiều ý kiến phản đối sách giáo khoa tiếng Trung Quốc. Ảnh: Facebook

 

Bà Huệ Như, hiện đang ở Thái Bình, cũng là một phụ huynh có con đang học lớp ba, cho biết việc phát hành sách giáo khoa tiếng Trung Quốc bên cạnh các thứ tiếng khác là bình thường. Theo bà, Trung Quốc cũng là một quốc gia có dân số đông, phủ trên toàn thế giới thì việc in sách giáo khoa để phụ huynh nào có nhu cầu được tiếp cận thì cũng là một mục đích tốt và cũng nên có. Tuy nhiên:

 

“Với tư cách là một phụ huynh mình phản đối việc đưa sách tiếng Trung vào giảng dạy đại trà trong các trường tiểu học cũng như trường cấhai, cấba trong hệ thống giáo dục.

Bởi vì, người dân rất mong muốn con của họ phải giỏi tiếng Anh trong quá trình hội nhập vi các nước trên thế giới, chứ không phải là tiếng Trung. Chính người Trung Quốc cũng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thì không có lý do gì chúng ta phải học tiếng Trung như là một ngôn ngữ phổ biến của người Việt được.

 

Theo Bà Huệ Như, không chỉ bà mà phần đông người dân Việt Nam không muốn cho con em mình theo học tiếng Trung từ nhỏ:

 

“Trong những năm gần đây, sự bành trướng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng tạo nên một áp lực, một sự mong mỏi của người dân rất là cao trào rằng người ta mong muốn được thoát khỏi sự kiểm soát của Trung cộng, để tạo ra một bản sắc của người Việt Nam độc lập, không lệ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc.

 

Vào năm ngoái, khi Bộ Giáo dục ra quyết định đưa tiếng Đức hay là tiếng Hàn hay tiếng Nhật vào thì người dân không có một phản ứng nào, mà chỉ đặc biệt, khi Bộ giáo dục thông qua đưa tiếng Trung vào thì người ta phản ứng gay gắt, thì cho thấy rằng mong mỏi của người dân là thoát khỏi sự kiểm soát của Trung cộng. Đó là rõ ràng.” 

 

Một giáo viên dạy tiếng Trung đã hơn 30 năm nay, hiện đang ở TPHCM, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho biết bà cũng không đồng tình chuyện đưa tiếng Trung và chương trình phổ thông dạy đại trà. Bởi, theo bà, cần phân biệt rõ giữa chuyện người lớn học tiếng Trung để tìm kiếm cơ hội việc làm với việc bắt học sinh tiếp nhận tiếng Trung ngay từ nhỏ:

 

“Khi mà sinh viên lên bậc đại học họ lựa chn tiếng Trung như một ngôn ngữ để sau này trở thành một nghề, một công cụ để làm việc thì nó sẽ khác với việc trẻ con học tiếng Trung từ nhỏ.

Trẻ con tiếp xúc với tiếng Trung thì dần dần sẽ bị ngấm vào. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tư duy và hành xử của trẻ em, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhân sinh quan sau này của người ta…

Giống như ngày xưa, khi cả nước phải đi học tiếng Nga đã tạo ra một lớp người tôn sùng nước Nga. Nếu cứ học theo kiểu đó thì sẽ bị phụ thuộc về ngôn ngữ và tư tưởng, sẽ tạo ra một lớp người có xu hướng thân Trung Quốc, và cái đó chỉ làm lụn bại đất nước mà thôi.”

 

Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng lợi ích của việc học tiếng Trung là sẽ giúp học sinh hiểu hơn về tiếng Việt, bởi số lượng từ Hán Việt trong tiếng Việt là rất lớn, ước tính chiếm khoảng 20 - 30%.

 

Đáp lại quan điểm này, một giáo viên giấu tên nhận định:

 

“Cái mà người ta đang học hiện nay chỉ là tiếng Hán hiện đại, cách nói chuyện của người phương Bắc của Trung Quốc mà thôi.

Để mà học được gốc chữ Hán, hiểu sâu xa cái gốc từ này như thế nào thì không phải đơn giản chỉ cần học trong chương trình ngoại ngữ như bây giờ. Muốn hiểu thì phải học chữ Hán cổ chứ không phải là ngoại ngữ tiếng Trung này.

Tiếng Trung này chỉ học để giúích cho việc giao tiếp với người Trung Quốc bây giờ mà thôi.”

 

Bộ Giáo dục không tôn trọng phụ huynh

 

Nhận xét về đề nghị mới đây của Bộ GD&ĐT với những ý kiến phản đối quyết định phê duyệt SGK dạy tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn trong trường học, bà Huệ Như cho rằng Bộ Giáo dục hành xử như vậy là không tôn trong người dân và các bậc phụ huynh. 

 

Đồng thời, bà Như khẳng định sẽ tiếp tục lên tiếng dù có bị cơ quan chức năng “làm việc” về vấn đề này:

 

“Đó là một quyết định có thật chứ không phải là một quyết định hoàn toàn là sai sự thật.

Thế thì, khi mà quyết định không rõ ràng như thế thì người dân được quyền phản ứng lại và họ yêu cầu làm rõ thì Bộ giáo dục phải lên tiếng để giải thích rõ ràng về việc phải in ấn sách cho kịp năm học mới chứ không phải là bắt buộc; Nhưng ngược lại, họ (Bộ Giáo dục - PV) lại không tôn trọng người dân, họ cho rằng đó là ý kiến xuyên tạc.

 

Cũng giống như Bộ Văn hóa hay Bộ Giao thông vận tải vậy, họ thường xuyên lấy Bộ Công an ra để đe dọa những người đưa ra các yêu cầu chính đáng của mình.

 

Còn cá nhân tôi tôi vẫn lên tiếng tiếp tục lên tiếng dù rằng có ai điều tra.”

 

Dù theo văn bản của Bộ GD&ĐT, tiếng Trung Quốc không phải là môn học bắt buộc, tuy nhiên, vị giáo viên giấu tên cảnh báo chưa chắc tất cả học sinh đều được học loại ngôn ngữ mà mình muốn:

 

“Đúng ra thì phụ huynh có quyền lựa chọn cho con mình chương trình học ngoại ngữ này hay ngoại ngữ kia, nhưng không, ví dụ như một trường ở Lào CaiQuảng Ninh hoặc các tỉnh biên giới Trung Quốc, cả trường chỉ có dạy tiếng Trung thôi chứ không có dạy tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Đức thì các cháu phải chọn cái gì? Buộc phải học tiếng Trung mà thôi!”.

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats