Wednesday, 20 December 2023

LÀN SÓNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA TRUNG QUỐC ĐỔ VÀO VIỆT NAM ĐỂ NÉ THUẾ (Người Việt

 



Làn sóng công nghiệp hỗ trợ Trung Quốc đổ vào Việt Nam để né thuế

Người Việt

December 20, 2023

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/lan-song-cong-nghiep-ho-tro-trung-quoc-do-vao-viet-nam-de-ne-thue/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Đang có làn sóng đổ bộ công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc vào Việt Nam để né thuế và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất trong nước.”

 

Báo VNExpress dẫn lời Giáo Sư Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hiệp Hội Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam, cho biết như trên tại “Hội nghị tổng kết ngành Công Thương” hôm 20 Tháng Mười Hai.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-cong-nghiep-ho-tro-1.jpg

Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe hơi đến chín chỗ ngồi ở Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu xài hàng của Trung Quốc. (Hình: Nguyễn Mạnh/Dân Trí)

 

Công nghiệp hỗ trợ bao gồm công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

 

Theo ông Tuất, 2023 là năm khó khăn với nhiều ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Đơn hàng sụt giảm tại nhiều thị trường chính như Châu Âu, khiến doanh thu bình quân của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giảm 40%.

 

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đổ bộ của các công ty Trung Quốc với quy mô cực lớn, cực nhanh. Họ hình thành các chuỗi sản xuất cụm chi tiết xuất sang Châu Âu, Bắc Mỹ để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam.

 

“Đây là nỗi lo của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước,” Giáo Sư Tuất nói.

 

Ông Phạm Văn Tài, tổng giám đốc Thaco – một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hơi lớn ở Việt Nam, cho hay công ty mình cũng không tránh khỏi doanh thu giảm do cầu thị trường yếu và cạnh tranh của đối thủ. Lĩnh vực cơ khí, công nghiệp hỗ trợ của Thaco, ước tính giảm 20% so với 2022.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-cong-nghiep-ho-tro-2.jpeg

Hiện chỉ khoảng 30% doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ ở Việt Nam tham gia được chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. (Hình: Như Ý/Tiền Phong)

 

Ông Tuất phân tích, doanh nghiệp trong nước gặp hai nút thắt lớn về vốn, chi phí. Hiện lãi suất vay vốn với nhiều công ty công nghiệp phụ trợ là 10%-12%, gấp năm lần Nam Hàn. Cùng với đó, chi phí nhập nguyên vật liệu của công ty Việt Nam cũng cao hơn do quy mô sản xuất thấp.

 

“Vốn vay của doanh nghiệp đắt gấp 4-5 lần, vật tư mua nhỏ lẻ đắt gấp 1.5 lần, nên doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội cạnh tranh,” ông Tuất nhận định.

 

Trước làn sóng đầu tư vào chip bán dẫn và Việt Nam đang được coi là “điểm thu hút đầu tư” lĩnh vực này, ông Tuất cho rằng Bộ Công Thương ùng các bộ ngành nên “dự báo chính xác hơn để doanh nghiệp tính toán phương án đầu tư, vay vốn, kết nối sản xuất.”

 

Ông Trần Hồng Hà, phó thủ tướng, nhìn nhận cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn vào 2024, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam “cần chủ động để không nằm ngoài cuộc chơi, xu thế lớn của thời đại.” (Tr.N) [qd]





No comments:

Post a Comment

View My Stats