Chủ tịch Tập Cận
Bình sang thăm để cải thiện quan hệ Trung-Việt 'vừa yêu vừa ghét'
Jonathan Head
Phóng
viên Đông Nam Á
BBC News, Bangkok
12 tháng 12 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0w2435gyxpo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1c97/live/0c239fd0-98c3-11ee-91bf-230bfab3fcba.jpg
Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông
Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc,
sau chuyến đi năm 2017 và 2015
Dự kiến
cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng
cấp Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng vào hôm nay 12/12, trong chuyến thăm cấp nhà nước
đến Hà Nội, sẽ được chào đón với những tràng bình luận đầy hoa mỹ giữa hai quốc
gia láng giềng theo chủ nghĩa cộng sản.
Tổng Bí thư Trọng đã có chuyến công du đến Bắc Kinh cách đây một năm và
được trao tặng Huân chương Hữu nghị, tấm huy chương cao quý bậc nhất của
CHND Trung Hoa tặng cho người nước ngoài. Khi đó ông Tập đã mô tả mối quan
hệ với họ là "vừa là đồng chí, vừa là anh em", hai quốc gia "núi
liền núi, sông liền sông, như môi với răng".
Việt Nam được cho sẽ công bố tham gia "Cộng đồng Chung Vận mệnh"
do ông Tập khởi xướng, một khái niệm phần lớn mang tính biểu tượng, với Trung
Quốc giữ vai trò trọng tâm, được xem là một thách thức trước trật tự thế giới
hiện do Hoa Kỳ dẫn đầu và thống lĩnh.
Một cách khéo léo, động thái này sẽ khiến Trung Quốc đi trước Mỹ một bước
trong việc làm nồng ấm hơn mối quan hệ với Việt Nam, sau khi Mỹ, trong một bước
đi gây ngạc nhiên, đã nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức "Đối tác Chiến
lược Toàn diện" trong chuyến thăm của của Tổng thống Biden đến Hà Nội hồi
tháng 9 vừa qua. Bước nâng cấp này đã đưa Washington lên mức ngang mức với Bắc
Kinh trong thang bậc ngoại giao được Việt Nam cẩn trọng xem xét.
Trong chuyến công du đến Việt Nam vào tuần này, lãnh đạo Trung Quốc sẽ
mang đến công nghệ đường sắt cao cấp để trợ giúp Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng
giao thông. Điều này bao gồm một tuyến đường sắt từ miền nam Trung Quốc để cảng
Hải Phòng, qua một trong những khu vực có nguồn đất hiếm dồi dào nhất của Việt
Nam - Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới và đây là một
thành phần rất cần thiết để sản xuất xe điện và nguồn năng lượng tái tạo.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/effa/live/6ada4b10-98a9-11ee-91bf-230bfab3fcba.png
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội vào năm 2015
Điều mà họ sẽ chắc chắn không nói đến, ít nhất là công khai, đó là tranh
chấp lãnh thổ gây gắt giữa hai quốc gia này, liên quan đến các quần đảo trên
Biển Đông, hay mối quan hệ song phương khá lạnh lẽo trong các thập niên
1970 và 1980, gồm Chiến tranh Biên giới bùng phát hồi năm 1979, khiến hàng
ngàn binh lính hai nước thiệt mạng.
Hai bên chắc chắn sẽ không đề cập đến thời gian Trung Quốc đô hộ Việt
Nam, thời kỳ "nghìn năm bắc thuộc", hay lời chỉ trích từ Việt Nam
liên quan đến những tác động từ các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng ở
sông Mekong.
Nhưng những điểm bất đồng này đang được thảo luận trên mạng tại Việt Nam,
nơi internet ít bị siết chặt hơn Trung Quốc.
"Chúng tôi chỉ muốn hòa bình, vì thế Chủ tịch Tập làm ơn, đừng đến,'
một người dùng Facebook ở Việt Nam viết.
"Nếu Tập Cận Bình xóa đường 'chín đoạn', thì hai quốc gia có thể
ngay lập tức trở thành anh em," một người khác viết, đề cập đến tuyên bố của
Trung Quốc khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực trên Biển
Đông.
Chủ tịch Tập
sang thăm: Tiền đầu tư, tình đồng chí và các khẩu hiệu
‘Cộng đồng chung
vận mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0f78/live/8dd75ae0-98a9-11ee-b9a7-c91b9dfa91e5.png
Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển
Đông đã làm nổ ra một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Hình ảnh
cuộc biểu tình vào 14/3/2016 ở Hà Nội, nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa vào
năm 1988
Tâm lý công chúng tại Việt Nam có thể được xem là chống Trung Quốc gay gắt
hơn bất kỳ nơi nào khác tại Đông Nam Á. Thái độ này được khuấy động từ chủ
nghĩa dân tộc đầy kiêu hãnh sau khi Việt Nam đánh thắng cả người Pháp và người
Mỹ, và từ nỗi sợ hãi về láng giềng khổng lồ phương bắc. Tâm lý quần chúng này
luôn được ban lãnh đạo cộng sản của Việt Nam giải quyết cẩn trọng.
Trong những năm qua, đôi khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Thậm chí có các cuộc biểu tình phản đối năm 2014, khiến vài người chết và phá hủy
hàng chục nhà máy nước ngoài, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan [HD-981] trên
khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vài năm trước, các cửa hàng bắt đầu xuất
hiện ở Hà Nội, hứa hẹn chỉ bán hàng hóa do Việt Nam sản xuất, không bán hàng từ
Trung Quốc.
Nhưng vào thời gian gần đây, cả hai nước đã tránh xảy ra những vụ gây
khiêu khích như đặt giàn khoan hồi năm 2014, khiến tâm lý người dân được cải
thiện hơn liên quan đến những vấn đề này, nhưng không bao giờ có thể lắng dịu
hoàn toàn. Các cảm xúc liên quan đến 'Đường chín đoạn' – mà ở Việt Nam bị
gọi căm ghét là đường "lưỡi bò" - dâng cao trong năm nay, đến nỗi
chính quyền đã cấm phim Barbie, bởi vì dường như có cảnh một bản đồ có “Đường
chín đoạn" trên đó.
Việt Nam cũng dường như chần chừ trong việc chấp thuận đầu tư từ Trung Quốc
theo Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của ông Tập, một phần bởi vì rủi
ro những nguồn đầu tư này có thể làm dấy lên tâm lý chống đầu tư từ Trung Quốc.
Và tỷ trọng đầu tư này vô cùng lớn - quá lớn để bất kỳ nhà lãnh đạo Việt
Nam nào có thể dám liều lĩnh gây tổn hại, bất chấp người dân suy nghĩ ra sao về
Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việr Nam với thương
mại song phương đạt mức 200 tỷ USD một năm. Trung Quốc còn là một nhà đầu tư
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua Mỹ. Điều này xảy ra cho dù có câu
chuyện được nói tới rằng Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất
cho các công ty Mỹ dọn sang khi họ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Một số khoản đầu tư của Trung Quốc lại được thúc đẩy từ chính sách chia tách
[decoupling] khỏi Trung Quốc của Mỹ, khi mà các công ty Trung Quốc chuyển việc
sản xuất sang Việt Nam để xoay sở trước các lệnh hạn chế mới từ Hoa Kỳ.
Trên hết ở đây vẫn là sự gắn kết ý thức hệ giữa lãnh đạo hai nước; cả
hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều là những người kiên định lập
trường trong hệ tư tưởng chuyên chế trong đảng cộng sản, khó chịu trước những
giá trị dân chủ Phương Tây và kiên quyết dùng bàn tay sắt để giữ quyền lực
của đảng cộng sản trong đời sống chính trị ở nước họ.
VN hưởng lợi khi TQ
đầu tư vào Campuchia và Lào theo trục 'đông-tây'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2aa2/live/e6ca32d0-98a9-11ee-8df3-1d2983d8814f.png
Một người bán hàng tại cửa hàng thể thao ở Hà Nội.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vào tháng 6/2023
Thế nhưng vẫn luôn luôn có sự khác biệt sâu sắc trong tầm nhìn chiến lược
giữa hai nước.
Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy, quyết tâm thách thức trật tự
đơn cực do Mỹ dẫn đầu thời hậu Chiến tranh Lạnh và sẽ có sức ảnh hưởng mang tầm
ảnh hưởng trong khu vực. Việt Nam thì lại thuộc nhóm quốc gia quyền lực
tầm trung, khai thác tối đa lợi ích và an ninh trong lúc vẫn cân bằng
quan hệ Mỹ - Trung trong khi vẫn coi trọng giao hảo truyền thống lịch sử với
Liên bang Nga.
Ông Trọng gọi đây là "ngoại giao cây tre", một chính sách ngoại
giao linh hoạt, tuân theo chính sách "Bốn Không", định hình cách tiếp
cận của Việt Nam, sau thời bị cô lập bởi chính sách thân Liên Xô, chấm
dứt vào năm 1986; không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước
này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng
lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Ý tưởng này là làm bạn với tất cả và không là thù với bất kỳ ai. Nhưng
Trung Quốc cũng thừa hiểu rằng mối quan hệ Mỹ - Việt được nâng cấp trong năm
nay chỉ là bước đi hạn chế rủi ro trước ảnh hưởng và thái độ cứng rắn của
Trung Quốc trong khu vực.
Đối với giới lãnh đạo Việt Nam, mặc dù không cần phải là người dân, Trung
Quốc sẽ được đặt lên đầu tiên trong số các mối quan hệ hữu nghị khác mà Việt
Nam đang tìm kiếm.
Thế nhưng mối quan hệ này sẽ luôn bị lung lay trước các sự kiện khó
lường; như căng thẳng nổ ra trên Biển Đông, hoặc các hành vi khác của Trung
Quốc bị người Việt Nam xem là thói chơi nước lớn.
Chủ tịch Tập Cận
Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa
VIDEO :
'Cộng đồng chung vận mệnh' được cho sẽ
mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0w2435gyxpo
-----------------------------------------------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
·
Chủ tịch Tập
sang thăm: Tiền đầu tư, tình đồng chí và các khẩu hiệu
11 tháng 12 năm 2023
·
'Cộng đồng chung vận
mệnh' là mối bận tâm lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam?
9 tháng 12 năm 2023
·
‘Cộng đồng chung
vận mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?
10 tháng 12 năm 2023
·
Chủ tịch Tập Cận
Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa
11 tháng 12 năm 2023
·
VN hưởng lợi khi TQ
đầu tư vào Campuchia và Lào theo trục 'đông-tây'
10 tháng 12 năm 2023
No comments:
Post a Comment