Wednesday, 6 December 2023

ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI XUỐNG CẤP DO ĐÂU? (Dương Quốc Chính)

 



ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI XUỐNG CẤP DO ĐÂU?

Dương Quốc Chính

6-12-2023  08:06   

https://www.facebook.com/chinh.duong.quoc.kts/posts/pfbid0Eh7efn3rd1CwHDD9hnfGVjqrmPQKQga54HJYTRxEZPwCUHsNTc9jvzoGj33dXHGJl

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức. Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức chứ càng lên cao thì càng ít và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không, thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm…

 

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

 

Xã hội Việt Nam và Trung Quốc dễ giống nhau ở chỗ vô đạo (không có tôn giáo) và nền tảng đạo đức xuống cấp. Chính ra thời phong kiến, người ta còn nhiều rào cản đạo đức hơn bây giờ. Bây giờ rào cản răn đe hành vi con người chủ yếu chỉ còn là pháp luật mà thôi. Nhưng lẽ ra một xã hội văn minh cần có thêm rào cản đạo đức xã hội và tôn giáo nữa thì con người mới có thể giữ được lề thói.

 

Thời phong kiến người ta còn sự ràng buộc bởi đạo đức Nho giáo. Lưu ý là Nho giáo không chỉ về quy tắc chính trị mà cả đạo đức. Tất nhiên đến giờ nhiều cái hủ lậu nhưng vẫn còn nhiều giá trị đạo đức. Ví dụ như răn dạy về quân tử và tiểu nhân, đạo làm vợ, làm chồng, làm con, làm thầy, trò.

 

Ngoài ra thì còn đạo Phật, Công giáo… cũng dạy đạo đức rất nhiều, cơ bản cũng hướng thiện. Nông thôn xưa còn có hương ước và lệ làng, cũng là thứ rào cản đạo đức theo chuẩn mực thôn quê, cũng dựa trên nền tảng Nho giáo. Dân người ta sợ lệ làng hơn cả luật vua. Sợ bị làng xóm chê cười, nên cũng không dám làm điều xấu, thất đức. Kiểu gọt đầu bôi vôi nghe nó hủ lậu thật nhưng cũng đỡ khoản chịch dạo này kia.

 

Nhưng từ ngày cách mạng thành công, lật đổ cmn hết cả các nền tảng nói trên, thì xã hội chỉ còn rào cản bằng điều lệ đảng (hồi đầu còn có rất ít luật, nghị quyết dùng thay luật) và rơi rớt lại chút ít nề nếp gia phong của một số dòng họ lớn. Nên tạm gọi hồi đó theo cái gọi là nền đạo đức XHCN (đạo đức cách mạng), kiểu mỗi người làm việc bằng hai, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ… Giáo dân lúc nguy cấp thì lạy Chúa, Phật tử thì mô Phật, còn con người XHCN sẽ hô khẩu hiệu, gọi tên Bác 3 lần!

 

Nhưng cái làm đảo lộn giá trị xã hội lớn nhất là tư duy cào bằng, cào bằng không chỉ về kinh tế mà cào bằng cả về đạo đức và sự tôn trọng lẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng, không có tôn ti trật tự thời phong kiến nữa. Bần nông có thể chỉ mặt chửi địa chủ. Công nhân, thợ thuyền, buôn bán nhỏ có thể chỉ mặt chửi tư sản, giáo sư, nhân danh sự bình đẳng. Dưới chế độ ta, trí thức còn không bằng cục phân (lời Lenin và Mao).

 

Rồi chuyện đấu tố thời cải cách ruộng đất mới thực sự “đào tận gốc, trốc tận rễ” nền tảng tôn ti cũ. Con cái đấu tố bố mẹ, người làm đấu tố chủ, ân nhân cũ… Giá trị đạo đức cũ bị triệt hạ tận gốc rễ. Bây giờ anh em che’m giê’t nhau để tranh giành đất đai không còn là hiếm. Con đô’t cả mẹ nữa…

 

Rồi đến khi đổi mới, xã hội trở nên xôi thịt hơn, thì đồng tiền nó bẻ lái hết cả giá trị xã hội. Mới sinh ra sự mục nát như giờ. Tiền bạc, lợi ích nó là động lực phát triển của Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng Chủ nghĩa Tư bản nó không bị mục ruỗng nền tảng đạo đức vì nó còn duy trì tôn giáo và tôn ti trên dưới của xã hội và quan trọng nhất là pháp luật nó nghiêm minh và độc lập. Còn Việt Nam và Trung Quốc  hiện nay thì đang có đủ tật xấu của Cộng sản và Tư bản. Nhưng luật lại không thể nghiêm vì có nhiều kẻ được ngồi trên luật.

 

Tổng quan về đạo đức xã hội nó đang là như vậy. Nên đừng vội chỉ trách thầy cô giáo. Họ cũng chỉ là những tế bào của xã hội mà thôi. Tổng thể xuống cấp thì các tế bào cũng sinh bệnh cả.

 

Trong một tổng thể như vậy, điểm yếu nhất về nền tảng đạo đức là giai cấp cần lao. Nên mấy trường lớp kể trên mới lắm học sinh mất dạy thế. Như bạn của con mình, có đứa hay chửi bậy, là mình hỏi con ngay, bố mẹ bạn làm nghề gì? Y như rằng, là buôn bán vặt, chắc chửi bậy hàng ngày. Nói thế không phải là phân biệt giai cấp. Cũng có người này người kia, nhưng đa số sẽ là vậy. Mình phải đe con là đề phòng bạn rủ rê chơi bời, chứ không cấm nó chơi chung.

 

.

156 BÌNH LUẬN  

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats