Monday 3 July 2023

VỤ ĐỐT KINH CORAN TẠI THỤY ĐIỂN : STOCKHOLM TÌM CÁCH XOA DỊU PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC HỒI GIÁO (Thùy Dương / RFI)

 



Vụ đốt kinh Coran tại Thụy Điển : Stockholm tìm cách xoa dịu phản ứng của các nước Hồi giáo

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 03/07/2023 - 12:26

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230703-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%91t-kinh-coran-t%E1%BA%A1i-th%E1%BB%A5y-%C4%91i%E1%.... BB%93i-gi%C3%A1o

 

Vài ngày sau vụ một người đốt kinh Coran ngay trước một đền thờ Hồi giáo ở Stockholm, Thụy Điển, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI), có trụ sở tại Ả Rập Xê Út, tập hợp 57 quốc gia Hồi giáo và đa tôn giáo, hôm Chủ Nhật 02/07/2023 kêu gọi các thành viên đoàn kết và có hành động tập thể để tránh tái diễn « hành vi báng bổ » này.

 

https://s.rfi.fr/media/display/c8c3fe48-1987-11ee-9474-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2023-06-30T135710Z_1630356414_RC2OT1AAUV3T_RTRMADP_3_SWEDEN-DEMONSTRATION-IRAQ.webp

Những người Hồi giáo biểu tình chống hành động đốt kinh Koran ở gần đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad, Irak ngày 30/06/2023. REUTERS - SABA KAREEM

 

Theo AFP, cũng trong ngày Chủ Nhật 03/07, bộ Ngoại Giao Ả Rập Xê Út, nơi có các địa điểm linh thiêng nhất của Hồi giáo, ở thánh địa Mecca và Medina, đã triệu đại sứ Thụy Điển lên để yêu cầu Stockholm « chấm dứt mọi hành động trực tiếp chống lại các nỗ lực quốc tế về truyền bá các giá trị về lòng khoan dung, ôn hòa và bài trừ tư tưởng cực đoan ».

 

Irak, Koweït và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng triệu mời đại sứ Thụy Điển để bày tỏ thái độ về vụ đốt kinh Coran xảy ra ở Stockholm.

 

Về phía Thụy Điển, trước nguy cơ xảy ra các đòn trả đũa ngoại giao mới, và cũng để xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ, tránh để Ankara có thêm lý do bác đơn xin gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, chính phủ đã ngay lập tức có phản ứng. 

 

Từ Stockholm, thông tin viên Carlotta Morteo gửi về bài tường trình :

 

« Lần đầu tiên, bộ Ngoại Giao Thụy Điển đánh giá hành động này là bài Hồi giáo. Cũng theo bộ Ngoại Giao, ở Thụy Điển không có chỗ cho tư tưởng phân biệt sắc tộc, bài ngoại và thiếu khoan dung, cho dù Hiến Pháp Thụy Điển bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

 

Nỗi lo ngại này sâu sắc nhưng đây là bài toán khó chưa có lời giải, bởi vì vài ngày trước khi xảy ra vụ đốt kinh Coran ở Stockholm, Tòa án Tối cao Thụy Điển đã ra phán quyết bác bỏ quyết định của cảnh sát trong những tháng gần đây nhiều lần cấm kiểu biểu tình như vậy, bởi theo cảnh sát, việc này làm tăng nguy cơ khủng bố.

 

Buộc phải chấp nhận kiểu hành động đó của một người tị nạn Irak, nhưng cảnh sát cũng đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra về tội kích động hận thù sắc tộc, bởi vì lần này vụ đốt kinh Coran xảy ra trước một đền thờ Hồi giáo, vào giờ cầu nguyện, ngày lễ Aid.

 

Việc xét xử sẽ kéo dài nhiều tháng, nhưng từ nay cho đến lúc đó, chính phủ Thụy Điển, vốn xem cuộc chiến chống nhập cư là một trong những ưu tiên, đã không bỏ lỡ dịp nhắc lại rằng cá nhân đó không phải là công dân Thụy Điển, rằng người này mới chỉ có giấy phép cư trú tạm thời và nhà chức trách sẽ « gia tăng nỗ lực để ngăn ngừa và chống lại bất kỳ mối đe dọa mới nào ».

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

Kinh Coran bị đốt tại Thụy Điển: Biểu tình ở Irak và phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo

 

Thổ Nhĩ Kỳ lên án hành động đốt kinh Koran ở Thụy Điển

 

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats