Thursday, 6 July 2023

TRUNG QUỐC KÊU GỌI HOA KỲ THU HẸP BẤT ĐỒNG TRƯỚC CHUYÊN CÔNG DU CỦA BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH YANET YELLEN (Trọng Thành / RFI)

 



NỘI DUNG :

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thu hẹp bất đồng trước chuyến công du của bộ trưởng Tài Chính Yellen

Trọng Thành  -  RFI

.

Vì sao du khách Trung Quốc vẫn vắng bóng ở Pháp ?

Anh Vũ  -  RFI

.

Trung Quốc bất ngờ hoãn kế hoạch tiếp lãnh đạo ngoại giao Liên Âu

Trọng Thành  -  RFI

 

======================================================

.

.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thu hẹp bất đồng trước chuyến công du của bộ trưởng Tài Chính Yellen

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 05/07/2023 - 13:35

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230705-trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-m%E1%B....BB%9Fng-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-yellen

 

Bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen công du Trung Quốc bốn ngày, từ 06 đến 09/07/2023. Hôm qua, 04/07, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Tạ Phong (Xie Feng) kêu gọi hai bên thu hẹp bất đồng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/74ae3d30-1b1e-11ee-aa14-005056a90284/w:980/p:16x9/2023-07-05T040021Z_1424669505_RC2EI0AQKKDN_RTRMADP_3_USA-CHINA-YELLEN.webp

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen phát biểu về quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, tại trường Đại Học John Hopkins, Washington, Hoa Kỳ, ngày 20/04/2023. REUTERS - SARAH SILBIGER

 

Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, đại sứ Trung Quốc Tạ Phong trong cuộc gặp bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen, ngày 04/07, đã đề nghị hai bên ‘‘có các biện pháp cần thiết để loại bỏ các trở ngại và xử lý những khác biệt nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác’’. Thông báo của bộ Tài Chính Mỹ cũng nhấn mạnh cuộc gặp đã diễn ra ‘‘thẳng thắn và mang tính xây dựng’’. Theo bộ trưởng Yellen, cuộc gặp này nằm trong ‘‘các nỗ lực liên tục nhằm duy trì các kênh giao tiếp mở và quản lý có trách nhiệm các quan hệ song phương’’. 

 

Trên thực tế, Washington không đặt nhiều kỳ vọng. AFP cho hay, đầu tuần này một giới chức bộ Tài Chính Mỹ cho biết, ‘‘chúng tôi không trông đợi một đột phá nào đáng kể với chuyến công du này’’. Quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt do thế đối đầu gia tăng trong lĩnh vực công nghệ cao. Hôm thứ Hai, 02/07 vừa qua, Bắc Kinh quyết định hạn chế xuất khẩu hai kim loại hiếm chủ chốt, germanium và gallium, rất cần trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ quân sự, trong lúc Mỹ và đồng minh áp đặt nhiều hạn chế đối với việc xuất khẩu sang Trung Quốc các linh kiện bán dẫn tân tiến nhất.

 

 

Kim loại hiếm: Trung Quốc đe dọa sẽ siết chặt hơn nữa

 

Trung Quốc cũng sẵn sàng cứng rắn hơn nữa. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên báo Trung Quốc China Daily hôm nay 05/07, một cố vấn thương mại Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng đã cảnh báo là Bắc Kinh sẽ gia tăng các biện pháp siết chặt xuất khẩu kim loại hiếm. 

 

Theo cựu thứ trưởng bộ Thương Mại Ngụy Kiến Quốc (Wei Jiangguo), các biện pháp đưa ra hôm 02/07 là một “đòn nặng ký được cân nhắc kỹ lưỡng”, nhưng đây “chỉ là điểm khởi đầu”. Ông Ngụy Kiến Quốc hiện là phó chủ tịch Trung Tâm Trao Đổi Kinh Tế Quốc Tế Trung Quốc (China Center for International Economic Exchanges), một viện tư vấn được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. 

 

======================================================

.

.

Vì sao du khách Trung Quốc vẫn vắng bóng ở Pháp ?

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 05/07/2023 - 16:16

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20230705-v%C3%AC-sao-du-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BA%ABn-v%E1%BA%AFng-b%C3%B3ng-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p

 

Mặc dù biên giới đã được mở trở lại giữa Pháp và Trung Quốc từ giữa tháng 3, nhưng các du khách đến từ quốc gia châu Á 1,4 tỷ dân vẫn vắng bóng ở nước Pháp. Sự chậm trễ này có vẻ kỳ cục khi mà người Trung Quốc đã đi du lịch trở lại và đất nước hình lục lăng vẫn là điểm đến ưa thích đặc biệt của họ ở châu Âu.  

 

https://s.rfi.fr/media/display/615da75e-1b3a-11ee-8918-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP22243444823822.webp

Khách du lịch đã trở lại Pháp nhưng khách Trung Quốc hầu như vẫn vắng bóng. Ảnh: Một du khách dưới chân tháp Eiffel, ngày 31/08/2022. AP - Aurelien Morissard

 

Du khách nước ngoài đã tấp nập trở lại nước Pháp, đôi lúc với số lượng đông kỷ lục ( đặc biệt là du khách châu Âu), duy chỉ có người khsch Trung Quốc  gần như biệt tăm. Các vụ bạo động trong những ngày qua sẽ càng làm cho họ không còn hứng thú gì để ồ ạt đặt vé đến Paris. Từ nhiều tháng nay, người ta không còn thấy những du khách Trung Quốc tíu tít tay xách những chiếc túi hàng hiệu đứng chụp hình trước các công trình biểu tượng của nước Pháp. Cũng không còn thấy những đoàn  xe ca đưa họ đến những cửa hàng lớn ở thủ đô Paris mua sắm.

 

Chắc hẳn người dân Pháp vẫn còn chưa quên những hình ảnh trước dịch Covid 19, khách du lịch Trung Quốc có mặt ở khắp nơi. Người ta có thể bắt gặp họ ở Paris, Versailles, trong các khu lâu đài cổ vùng La Loire, các vùng trồng nho làm rượu vang ở Bourogne hay Bordeaux và nhất là trong các cửa hiệu lớn. Mỗi năm du khách Trung Quốc đổ đến đông hơn cùng với sức mua sắm mỗi ngày một lớn hơn. Theo thống kê, tại phi trường quốc tế Roissy, du khách Trung Quốc tiêu nhiều gấp 10 lần so với khách Mỹ.

 

Đối với những doanh nghiệp làm du lịch của Pháp thì hiện tượng vắng bóng  du khách Trung Quốc là một đòn nặng nề.  Họ là những khách hàng chi tiêu nhiều nhất thế giới. Tính trung bình mỗi khách Trung Quốc tiêu 5400 euro cho chuyến du lịch  Pháp. Năm 2019, 2,2 triệu du khách Trung Quốc đã đến đóng góp vào thu nhập kinh tế Pháp tới 3,5 tỷ  euros, một con số kỷ lục.

 

Giờ đây không ai những du khách này sẽ trở lại trước năm 2024, thậm chí là cả 2025. Sự chậm trễ này có vẻ khó hiểu khi mà người ta biết rằng người Trung Quốc đã đi du lịch trở lại và Pháp vẫn là điểm đến ưa thích nhất của họ ở châu Âu. Từ ngày 15 tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã mở cửa hoàn toàn cho người dân của họ ra nước ngoài. Pháp cũng như 39 nước khác đã được Bắc Kinh cho phép đón họ. Tuy nhiên, khách Trung Quốc hầu như vẫn vắng bóng trên các chặng du lịch ở Pháp.

 

 

Chậm từ khâu cấp visa

 

Trở ngại đầu tiên là lấy visa khó khăn. Ngay tại Pháp, người Pháp phải mất nhiều tuần mới có được cái hẹn làm lại hộ chiếu. Còn tại Trung Quốc, để được cơ quan lãnh sự cấp visa nhập cảnh vào Pháp phải mất nhiều tháng trời.

 

Theo chủ tịch Atout France, cơ quan quảng bá du lịch Pháp ở nước ngoài, “38% người Trung Quốc dự định đi du lịch châu Âu vẫn muốn đến Pháp. Trước nhu cầu lớn như vậy, điều cấp bách phải triển khai dịch vụ cấp visa ở tất cả các thành phố lớn.” Nhưng đây là việc mà hiện tại Pháp chưa làm được.  

 

Trong việc cấp visa, chỉ cần nhìn sang các nước láng giềng ccura Pháp đế thấy ra vấn đề. Một nguồn thạo tin cho Le Figaro biết:   “ Tại Trung Quốc, việc cấp visa cho khách đến Ý đã trở lại 80% so với trước dịch Covid. Trong khi Pháp mới chỉ đạt mức 20%. Chúng ta đang đánh mất một cách ngớ ngẩn thị phần du lịch, chủ yếu chỉ vì vấn đề cấp visa. Người Trung Quốc vẫn muốn đến Pháp. Nhưng các lãnh sự quán và đại sứ quán bị quá tải, họ không thể đáp ứng được yêu cầu.

 

 

Hàng không thiếu chuyến bay

 

Một điểm yếu khác là tình trạng khan hiếm chuyến bay giữa Pháp và Trung Quốc. Các công ty du lịch nhận thấy Tổng Cục Hàng Không Dân Dụng Pháp (DGAC) đang cố gắng làm tất cả để ấn định phân bổ số lượng chuyến bay, theo cách để bảo hộ cho hãng hàng không Air France trước sự cạnh tranhcura các hãng vận chuyển Trung Quốc. Mới đây bà Olivia Grégoire, bộ trưởng Du Lịch Pháp khẳng định:  “ từ nhiều tháng nay, chúng tôi vẫn đang bàn với Trung Quốc về chuyện mở lại các chuyến bay”.  Kết quả của các cuộc đàm phán là hai bên đã ấn định 50 chuyến bay mỗi tuần từ ngày 10/06 ( mỗi bên 25 chuyến). Nhưng trên thực tế, 5 hãng hàng không Trung Quốc mới thực hiện 20 chuyến. Air France khai thác được 14 chuyến.

 

Con số chuyến bay này còn rất thấp so với mức cung trước đại dịch : Mùa hè 2019, mỗi tuần có 95 chuyến bay giữa Pháp và Trung Quốc (32 chuyến của Air France, 63 chuyến của các hãng bay Trung Quốc). Tất nhiên mức cung bị cắt giảm như vậy đã đẩy giá vé lên cao.

 Các hãng hàng không của phương Tây, trong đó có Air France không còn có thể bay qua Nga cho nên thời gian bay của họ bị dài thêm 2 đến 3 giờ, kéo chi phí xăng dầu và nhân công cũng tăng  theo.Trong khi đó các hãng bay của Trung Quốc không bị tác động bởi các biện pháp trả đũa của Nga, vẫn theo đường bay bình thường. Do đó giá vé của họ thấp hơn. Đó là những lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các hãng hàng không Trung Quốc.

 

Kết nối trở lại với Trung Quốc, tất cả các hãng bay của các nước phương Tây lớn đều vấp phải vấn đề nan giải là giá vé cao, cho nên tăng tần suất bay chỉ càng thêm lỗ. Mỗi tuần Hà Lan chỉ có 30 chuyến bay nối với Trung Quốc, Hoa Kỳ 20 chuyến, Canada 10. Các nhà khai thách du lịch ghi nhận, cạnh tranh lớn của Pháp là ở tại Châu Âu với Đức đã tăng lên 60 chuyến bay mỗi tuần qua lại với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, chắc sẽ còn phải chờ lâu nữa thì đường bay nối Pháp – Trung Quốc mới trở lại nhịp độ 90 chuyến mỗi tuần. Chưa kể việc khai thông được cửa cấp visa cũng cần phải có thời gian. Trong khi chờ đợi các nhà khai thác du lịch Pháp tiếp tục ghi nhận thêm những thiệt hại.

 

Thêm một lý do khác khiến du khách Trung Quốc vắng bóng ở Pháp đó là lạm phát, giá cả tăng vọt. Để đi du lịch châu Âu theo nhóm, mỗi người Trung Quốc, trước đại dịch trung bình chi phí 2000 euro, giờ đây cho một chuyến đi như vậy họ phải dự trù 4000 euro.  Với ngân sách như thế,  những khách hàng bình dân trước khủng hoảng dịch giờ không thể có tiền để đi du lịch.

 

Dù vẫn mong đợi du khách Trung Quốc trở lại, nhưng viễn cảnh của ngành du lịch Pháp vẫn còn khá tươi sáng với Cúp thế giới bóng bầu dục bắt đầu từ tháng 9 và năm tới là Thế vận hội mùa hè Paris 2024. Một cơ hội không thể bỏ lỡ với du lịch Pháp, nhưng với điều kiện giữ phải được không khí xã hội hòa dịu, không để bùng phát những phong trào phản kháng hay bạo động như nước Pháp đã biết đến từ đầu năm đến nay.   

(Tổng hợp từ báo chí Pháp)

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

Pháp cải tổ ngành du lịch để quảng bá “Destination France”

 

Du khách nước ngoài mang lại cho Pháp 58 tỷ euro vào năm 2022

 

====================================================

.

.

Trung Quốc bất ngờ hoãn kế hoạch tiếp lãnh đạo ngoại giao Liên Âu

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 05/07/2023 - 13:12

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230705-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%A5t-ng%E1%BB%9D-ho%....BA%A1i-giao-li%C3%AAn-%C3%A2u

 

Chuyến công du Trung Quốc dự kiến của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell vào tuần tới bất ngờ bị hủy. Một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu thông báo tin trên ngày hôm qua 04/08/2023. Bắc Kinh không cho biết lý do.

 

https://s.rfi.fr/media/display/2cf1a080-b236-11ea-899b-005056bff430/w:980/p:16x9/borrell_01.webp

Ảnh tư liệu: Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo về Đối thoại Chiến lược EU-Trung Quốc, tại Bruxelles (Bỉ) ngày 09/06/2020. © Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS

 

Trả lời Reuters, phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu Nabila Massrali cho biết ‘‘các đồng nhiệm Trung Quốc thông báo thời điểm dự kiến vào tuần tới là không còn phù hợp, và chúng tôi sẽ phải tìm một thời điểm khác’’. Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong buổi họp báo hàng ngày hôm nay, 05/07, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã tránh trả lời câu hỏi vì sao chuyến đi của ông Borrell bị hoãn. 

 

Chuyến đi tuần tới của ông Borrell bị hủy, nhưng Bắc Kinh cũng hy vọng lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell sẽ đến Trung Quốc ‘‘vào thời điểm sớm nhất phù hợp với cả hai bên’’, theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc. 

 

Cuộc chiến xâm lăng Ukraina của Nga đang là bất đồng gay gắt nhất giữa Bruxelles và Bắc Kinh. Ông Josep Borrell có kế hoạch đến Bắc Kinh ngày 10/07, gặp gỡ đồng nhiệm Trung Quốc để trao đổi về ‘‘các vấn đề chiến lược’’, đặc biệt về nhân quyền và chiến tranh tại Ukraina, theo giải thích của đại sứ Liên Âu tại Trung Quốc, Jorge Toledo, hôm Chủ nhật 02/07 tại một diễn đàn ở Bắc Kinh. Cũng tại diễn đàn này, đại sứ Tây Ban Nha Rafael Dezcallar Mazarredo cảnh báo: ‘‘Ukraina là vấn đề có thể giúp cải thiện đáng kể quan hệ song phương, hoặc ngược lại khiến quan hệ song phương trở nên tồi tệ hơn nhiều’’. 

 

Giới quan sát chú ý đến việc Trung Quốc hủy kế hoạch tiếp lãnh đạo ngoại giao Liên Âu diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo 27 quốc gia Liên Âu gia tăng áp lực lên Trung Quốc trong thượng đỉnh họp tại Bruxelles cuối tuần trước. Trong thông cáo chung của lãnh đạo khối 27 nước, Liên Âu kêu gọi Trung Quốc ‘‘gây áp lực để buộc Nga chấm dứt cuộc xâm lăng, và rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi Ukraina’’.

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

Tiếp đặc sứ Trung Quốc, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu khẳng định đoàn kết với Ukraina

 

EU hướng đến một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc

 

Thượng đỉnh Bruxelles : Liên Âu cam kết giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats