Thursday 27 July 2023

TẦN CƯƠNG : CÚ NGÃ NGỰA CỦA NGÔI SAO ĐANG LÊN Ở TRUNG QUỐC (Tổng hợp)

 



NỘI DUNG :

 

Vẫn không ai biết Tần Cương ở đâu dù Trung Hoa cho biết đã thay bộ trưởng ngoại giao

Helen Davidson |The Guardian

.

Trung Quốc cách chức ngoại trưởng Tần Cương, đấu đá gia tăng trong nội bộ Đảng ?    

Thanh Hà  -  RFI

.

Tần Cương: Cú ngã ngựa của ngôi sao đang lên ở Trung Quốc

Stephen McDonell  -  BBC News

 

===================================================

.

Vẫn không ai biết Tần Cương ở đâu dù Trung Hoa cho biết đã thay bộ trưởng ngoại giao

Helen Davidson |The Guardian

DCVOnline  dịch thuật

POSTED ON JULY 26, 2023   

https://dcvonline.net/2023/07/26/van-khong-ai-biet-tan-cuong-o-dau-du-trung-hoa-cho-biet-da-thay-bo-truong-ngoai-giao/

 

Bắc Kinh tuyên bố cựu đại sứ tại Mỹ bị cách chức bộ trưởng sau những lời đồn về tung tích của ông

 

https://i.guim.co.uk/img/media/41bc07bfa38c8d31854396deff2cba10a0e2332a/0_0_5000_3002/master/5000.jpg?width=620&dpr=2&s=none

Qin Gang, ảnh chụp vào tháng Tư, là cựu đại sứ tại Hoa Kỳ và được coi là người thân tín của người lãnh đạo Trung Hoa, Tập Cận Bình. Ảnh: Suo Takekuma/AP

 

Cơ quan lập pháp  Trung Hoa đã công bố bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa, Tần Cương (, Qin Gang), một cách bí ẩn, đã không xuất hiện trước công chúng trong gần một tháng đã bị cách chức và người tiền nhiệm, Vương Nghị (Wang Yi), đã trở lại thay ông.

 

Việc bất ngờ triệu tập cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC) chỉ được thông báo trước một ngày, đã làm dấy lên suy đoán có thể có câu trả lời về tung tích của Tần, sau gần một tháng bặt vô âm tín.

 

Chính phủ Trung Hoa không tiết lộ về tung tích hay lý do người đàn ông 57 tuổi này – từng là một người thân tín của Tập Cận Bình – đã bặt tăm, sau những bình luận ban đầu cho rằng ông vắng mặt vì lý do sức khỏe.

 

Ủy ban Thường vụ cho biết Tần đã bị cách chức mà không nêu rõ lý do, và họ Vương, một đảng viên cấp cao hơn Tần và là chuyên gia ngoại giao cao cấp nhất của Trung Hoa, đã được tái bổ nhiệm làm bộ trưởng thay thế ông.

 

Ngay sau khi thông báo thay bộ trưởng những thông tin đề cập đến công tác của Qin khi là bộ trưởng ngoại giao đã bị xóa bỏ ở những trang web của chính phủ.

 

Cựu đại sứ tại Hoa Kỳ cũng từng là phụ tá thân tín của Tập, đã thăng tiến nhanh chóng ở quan trường ngoài những tiêu chuẩn thông thường trong hoạn lộ của Đảng Cộng sản Trung Hoa, tự xưng là một trong những  “chiến lang” ngoại giao của Bắc Kinh. Đỉnh điểm là việc ông được thăng chức bộ trưởng ngoại giao vượt qua nhiều cán bộ cấp cao hơn vào tháng 12 năm ngoái.

 

Việc Tần bị cách chức khiến nhiệm kỳ ngoại trưởng Trung Hoa 7 tháng của ông trở thành ngắn nhất từ trước đến nay. Tần Cương sẽ vẫn là thanh viên trong Hội đồng Chính phủ, cơ quan hành chính hàng đầu của Trung Hoa, nhưng không có chức vụ cụ thể và không rõ vai trò của ông trong chính sách đối ngoại của Trung Hoa trong tương lai, nếu có, là gì.

 

Patricia Thornton, giáo sư chính trị Trung Hoa tại Đại học Oxford, cho biết việc Qin vẫn ở trong hội đồng nhà nước cho thấy có một cuộc điều tra đang diễn ra “nhưng  lo ngại đủ để cách chức ngoại trưởng của ông ta”.

 

Tần Cương xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng của là cuộc họp với ngoại trưởng Sri Lanka tại Bắc Kinh vào ngày 25/6. Ông đã không xuất hiện trong khi  Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen, đi thăm Bắc Kinh vào tháng này hoặc trong chuyến đi sau đó của đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ, John Kerry tới Trung Hoa.

 

Vào tháng 6, họ Tần đã nói chuyện kéo dài hơn 7 giờ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, trong một chuyến đi nhằm thay đổi tình trạng băng giá trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa.

 

Tần Cương đã bị thay thế làm người đứng đầu phái đoàn Trung Hoa tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia trong tháng này. Vào lúc đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Wang Wenbin, chỉ nói rằng Qin không tham dự “vì lý do sức khỏe”. Kể từ đó, những câu hỏi được đặt ra cho bộ, về tình trạng sức khỏe và tung tích của Qin, vẫn chưa được trả lời. Một số bình luận và sự đề cập trên phương tiện truyền thông về sự biến mất của ông ấy cũng bị kiểm duyệt hoặc xóa khỏi mạng xã hội Trung Hoa và các phương tiện truyền thông kể cả South China Morning Post có trụ sở tại Hong Kong.

 

Những tin đồn về lý do Qin biệt tích có cả việc tranh giành quyền lực với Vương Nghị và cáo buộc ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền hình.

 

Wen-ti Sung, một chuyên gia khoa học chính trị tại Trung tâm về Trung Hoa trên thế giới của ANU ở Úc, cho biết việc Vương trở lại làm ngoại trưởng “có vẻ như là một sự dàn xếp tạm thời để không gây thêm bối rố” cho Tập.

 

Đã 69, Vương Nghị đã quá tuổi nghỉ hưu theo tiêu chuẩn bộ trưởng nội các và vẫn nằm trong Bộ Chính trị. Sung cho biết điều này cho thấy Wang chỉ là người tạm thời giữ chỗ trước khi công bố người thay thế vĩnh viễn, quyết định này có thể gây thiệt hại thêm cho Trung Hoa về mặt ngoại giao.

 

Ông nói: “Việc Vương Nghị được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao có thể là một thỏa thuận tạm thời có nghĩa là vẫn còn sự không chắc chắn  quanh người thực hiện chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Hoa.

 

Ông ấy nói thêm rằng không rõ chuyện gì đang xảy ra với Tần Cương, nhưng việc cho phép ông ta ở lại trong hội đồng chính phủ cho thấy ông ấy bao che chính trị. “[Đó] có thể là dấu hiệu cho thấy Tần Cương có thể đã kết thúc sự nghiệp nhưng ông ta vẫn chưa chết về mặt chính trị.

 

Nhiều người trong giới quan sát đã hoài nghi về lý do sức khỏe được đưa ra để giải thích cho sự biến mất của ông — nó đã được dùng trước đây để giải thích sự vắng mặt của những viên chức cao cấp và nhân vật của công chúng không được ủng hộ, và dường như có rất ít lý do để không xác nhận điều đó vào thứ Ba.

 

Ja Ian Chong, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với Reuters:

 

“Việc thiếu lời giải thích sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn là có câu trả lời.

Những diễn biến xung quanh Qin cho thấy rằng không ai là không thể thay thế được. Nó cũng nhấn mạnh sự mờ đục và khó lường, thậm chí tùy tiện trong hệ thống chính trị [Trung Hoa] hiện nay.” 

 

Joseph Torigian,  giáo sư phụ tá tại Trường Dịch vụ Quốc tế của Đại học Mỹ, cho biết hành động này giúp ban lãnh đạo đảng có thời gian hoàn tất cuộc điều tra và quyết định xem có nên để Qin một “sụp đổ hay hạ cánh an toàn”.

 

“Hoặc, cho phép ông ấy khoẻ lại nếu thực sự đó là những gì đang diễn ra.”

 

Thông báo vào tối thứ Ba không đưa ra lý do gì về việc Qin bị cách chức, nhưng rõ ràng là đã được quyết định một cách vội vàng. Nó cũng chính thức công bố việc thăng chức Pan Gongsheng từ phó giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa lên làm thống đốc ngân hàng trung ương.

 

Ủy ban Thường vụ là một cơ quan gồm 175 thành viên thường họp hai tháng một lần và trên thực tế là cơ quan lập pháp hàng đầu, ngoại trừ khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc họp mỗi năm một lần. Cuộc họp tuần này nằm ngoài thời biểu thông thường, với cuộc họp tiếp theo dự tính xẩy ra vào tháng Tám.

 

Nghị  trình nghị của phiên họp chỉ gồm hai mục – một sửa đổi không khẩn cấp luật hình sự và “quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm chính thức”.

 

Changhao Wei, thành viên của Trung tâm Trung Hoa Paul Tsai và là học giả nghiên cứu tại Trường Luật Yale, cho biết những cuộc họp bất thường là không phổ biến nhưng không hiếm, và trước đây chúng chỉ kéo dài trong một ngày vì có ít mục trong nghị trình. Wei nói :

 

“Điều bất thường về phiên họp hôm nay là nó đã được lên kế hoạch chỉ một ngày trước đó. Dựa trên thông tin có sẵn công khai, điều đó có thể đã không xảy ra trong ít nhất mười năm qua.”

 

VIDEO : ‘Bí ẩn’ quanh vụ ngoại trưởng Trung Hoa mất tích. skynewsaustralia

‘Gripping mystery’ surrounds disappearance of China’s foreign minister

Sky News Australia

https://www.youtube.com/watch?v=SeUdEiGV4-o

 

 

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Without much offense, Vietnam plays tough against US in Women’s World Cup debut  |  Helen Davidson |The Guardian | Jul 25, 2023. Amy Hawkins đưa tin bổ túc.

 

==================================================.

.

.

Trung Quốc cách chức ngoại trưởng Tần Cương, đấu đá gia tăng trong nội bộ Đảng ?    

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 26/07/2023 - 16:01

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20230726-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%A9c-ngo%E1%....BB%99-%C4%91%E1%BA%A3ng

 

Chính sách của Bắc Kinh với Mỹ có thay đổi gì hay không sau vụ bộ Ngoại Giao Trung Quốc đổi chủ ? Việc ngoại trưởng Tần Cương, một người thân cận với chủ tịch Tập Cận Bình, bị bãi chức sau một tháng « mất tích » là một đòn « thanh toán » trong nội bộ đảng Cộng Sản và là hồi kết trong sự nghiệp đầy hứa hẹn của một « ngôi sao đang lên » trên chính trường Trung Quốc ? 

 

https://s.rfi.fr/media/display/083aa456-2bb1-11ee-9675-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2023-07-25T110135Z_1201123390_RC2DFZ9N5R8V_RTRMADP_3_CHINA-POLITICS.webp

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vừa bị cách chức. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 21/02/2023. REUTERS - THOMAS PETER

 

Báo chí quốc tế hôm 26/07/2023 nói đến một sự nghiệp nhanh chóng « cất cánh » của ông Tần Cương, 57 tuổi, để rồi chỉ vài giờ sau thông báo thay đổi nhân sự trong bộ Ngoại Giao, tên của ông Tần thậm chí đã « bị xóa » hẳn trên các trang mạng chính thức của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ giải thích nào về lý do cựu đại sứ Trung Quốc tại Washington Tần Cương bị thất sủng.

 

Vẫn chưa thể trả lời câu hỏi « tại sao người từng được ông Tập Cận Bình cất nhắc đã đột ngột rớt đài ».   

 

Ông Vương Nghị quay trở lại bộ Ngoại Giao chỉ 7 tháng sau khi bàn giao lại chức vụ này cho họ Tần. Như vậy người được mệnh danh là « con cáo bạc » của nền ngoại giao Trung Quốc kiêm nhiệm luôn cả chức chủ nhiệm Văn Phòng Ủy Ban Công Tác Đối Ngoại của Đảng.   

 

Trên nhật báo Libération, chuyên gia về Trung Quốc giáo sư Jean-Pierre Cabestan, thuộc trung tâm Asia Centre cho rằng ông Tần Cương mất chức vì lý do chính trị : Từng là bí thư của sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn, rồi sau này đứng đầu sứ quán Trung Quốc ở Washington trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 1/2023, ai cũng biết Mỹ là điểm « nhậy cảm » nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. 

 

Một số nguồn tin khác nhắc lại rằng, mùa thu năm ngoái các chuyên gia về Trung Quốc đã khá ngạc nhiên khi ông Tập Cận Bình cất nhắc nhân vật « thân tín trong số những người thân cận » của mình vào chức vụ ngoại trưởng, thay thế họ Vương. Đà thăng tiến nhanh chóng đó của ông Tần Cương đã khiến « không ít người ganh tị » nhưng rồi chủ tịch Trung Quốc đã thành công trong việc áp đặt người của mình đứng đầu ngành ngoại giao.

 

Cũng chuyên gia Cabestan cho rằng, rất có thể vì rất thạo Anh ngữ lại nổi tiếng là có quan hệ với Hoa Kỳ, nên một bộ phận trong « guồng máy Đảng không còn tin tưởng vào nhân vật này », họ sợ rằng ông Tần Cương « trở thành một công cụ trong tay Hoa Kỳ hoặc của phương Tây ».   

 

Nếu như chính ông Tập Cận Bình đã gây sức ép để « gài » người thân tín vào bộ Ngoại Giao, vậy giờ đây việc cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ này bị thất sủng có ảnh hưởng gì đến uy tín của nhân vật quyền lực nhất tại Bắc Kinh hay không ?

 

Theo Bill Bishop, điều hành một tờ báo chuyên về thời sự Trung Quốc, Sinocism, dù bị thanh trừng hay kỷ luật thì vụ này cũng có nguy cơ « làm xấu đi hình ảnh của chính ông Tập ».   

 

Về câu hỏi bộ Ngoại Giao Trung Quốc đổi chủ - hay chính xác hơn là tìm lại chủ cũ là ông Vương Nghị - báo trước điều gì về quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington khi biết rằng ông Tần Cương có chủ trương « mềm mỏng hơn so với ông Vương Nghị » ?

 

Trả lời báo Le Figaro Alex Payette, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius, trụ sở tại Canada xem đây « là một vấn đề ». Vụ thay đổi nhân sự đó diễn ra vào lúc mà quan hệ giữa hai nền kinh tế toàn cầu đang căng thẳng. Mỗi bên đều viện lý do « an ninh quốc gia » để nhắm vào các quyền lợi kinh tế của đối phương. Tổng thống Biden cũng như người tiền nhiệm cáo buộc Trung Quốc dọ thám Hoa Kỳ. Nhọc nhằn lắm đối thoại song phương mới được khởi động lại ở cấp ngoại giao, tài chính nhưng về quốc phòng thì không.   

 

Trong bối cảnh đó, nếu đúng như là Trung Quốc cũng thực lòng muốn đưa quan hệ song phương thoát khỏi bế tắc thì tại sao lại không khai thác những mối quan hệ với Mỹ mà cựu ngoại trưởng Tần Cương đã có được ?   

 

Do vậy không ít người nghĩ rằng đây là một đòn chính trị, một vụ « đấu đá nội bộ» bởi vì ông Vương Nghị và ông Tần Cương không ưa gì nhau. Việc ông Vương nắm giữ cả hai chức vụ ngoại trưởng và chủ nhiệm Văn Phòng Ủy ban Đối ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc, dường như củng cố thêm cho giả thuyết này.   

 

Một nhà phân tích thuộc cơ quan tư vấn Eurasia Group không vòng vo khi cho rằng « Vương Nghị rõ ràng là đã cho mở điều tra về Tần Cương và sự thăng tiến nhanh chóng của ông Tần đã làm phật lòng khá nhiều các nhà ngoại giao kỳ cựu ».   

 

Đối với Alex Payette, những diễn biến gần đây trên chính trường Trung Quốc hay chính xác hơn là trong guồng máy ngoại giao của nước này cho thấy « có những căng thẳng trong nội bộ giới lãnh đạo Bắc Kinh về chiến lược đối với Hoa Kỳ ». 

 

Dù vậy nhà chính trị học Neil Thomas thuộc một trung tâm nghiên cứu của Mỹ Asia Society tỏ ra thận trọng khi nói về kịch bản họ Tần bị « thất sủng » : dù không còn giữ chức ngoại trưởng, dù đã bị xóa tên trên trang chính của bộ Ngoại Giao, nhưng ông Tần Cương vẫn là « cố vấn Nhà nước ». Vả lại, đôi khi một số nhân vật chính trị Trung Quốc hàng đầu cũng đã từng « biến mất » trong một thời gian để rồi « quay trở lại » như chính trường hợp của ông Tập Cận Bình : Trước khi « đăng quang » cuối năm 2012, ông đã « bặt tăm trong 15 ngày ».   

 

Một nhà quan sát khác được AP trích dẫn không loại trừ khả năng đôi khi « những tính toán kinh tế và thương mại » có thể lấn át một số xung khắc về chính trị . Vấn đề còn lại là ai đang « cầm lái » tại Bắc Kinh mà thôi ! 

 

--------------------------

Các nội dung liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bị cách chức

 

=========================================================

.

Tần Cương: Cú ngã ngựa của ngôi sao đang lên ở Trung Quốc

Stephen McDonell

Nhà báo về các vấn đề Trung Quốc

BBC News

26 tháng 7 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/world-66298058

 

Một trong những nhân vật nổi nhất chính phủ Trung Quốc, một ngôi sang đang lên, người được chính ông Tập Cận Bình cất nhắc lên vị trí Bộ trưởng Ngoại giao, vừa bị bãi nhiệm.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E895/production/_130514595_gettyimages-1251806115.jpg

Ông Tần Cương từng được xem là cộng sự thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

 

Thông báo ông Tần Cương mất chức là một tin lớn ở Trung Quốc, nhưng được truyền đi, theo thông lệ, một cách không ồn ào, với rất ít chi tiết.

 

TQ bãi chức Tần Cương, cho Vương Nghị quay lại nắm Bộ Ngoại giao

Đảng CS TQ 100 tuổi: Tập có phải là Mao của thế kỷ 21

Tập Cận Bình thành 'hạt nhân của Đảng'

Giải mã chiến thuật ba bước của Trung Quốc

 

Chỉ một vài câu trên Tân Hoa Xã - sau đó được đọc trên bản tin truyền hình buổi tuổi - đã thông báo một cái kết kịch tính cho vai trò gương mặt đại đại diện toàn cầu cho Trung Quốc của ông Tần Cương, chỉ nửa năm sau khi ông được bổ nhiệm.

 

Một tháng trước, ông đã biến mất khỏi các nhiệm vụ thông thường và lý do chính thức được đưa ra để lý giải cho sự vắng mặt của ông là về vấn đề sức khỏe.

 

Tuy nhiên, khi vài tuần trôi qua và ông vẫn chưa xuất hiện trở lại, có đồn đoán về khả năng ông bị trừng phạt do đã vượt qua lằn ranh chính trị.

 

Sau đó, mạng xã hội xôn xao về tin đồn ngoại tình với một nữ MC truyền hình, một người bình thường hoạt động khá tích cực trên mạng xã hội nhưng cũng bỗng dưng "biến mất".

 

Một vài nhà quan sát Trung Quốc đã tự hỏi có phải hai đồn đoán này có thể gộp làm một: rằng các đối thủ trong Đảng Cộng sản đã dùng tai tiếng đạo đức này để bẫy ông.

 

Một vụ ngoại tình như vậy không phạm luật, nhưng có thể được hiểu là vi phạm kỷ luật Đảng.

 

Như vậy thì một lần nữa, khả năng một vấn đề khẩn cấp về sức khỏe không thể bị loại trừ.

 

Hơn nữa, do bản chất cực kỳ mù mờ trong sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không có trường hợp nào trong số các khả năng trên được xác nhận, hay loại trừ.

 

Một trong những khía cạnh gây ngạc nhiên nhất về việc ông Tần Cương bị sa thải, là ông từng được nhìn nhận như người có được sự ủng hộ rõ ràng nhất của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập đã đưa ông từ Washington - nơi ông Tần khi đó đang là đại sứ tại Mỹ - về Trung Quốc.

 

Ngay lập tức, các nhà phân tích theo dõi thái độ của ông để xem ông có thể là một "chiến lang" tới mức nào trong vai trò mới này. Các chiến lang là một nhóm các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để ủng hộ Trung Quốc một cách rầm rộ, ngay cả khi điều này có nghĩa là họ lạm dụng người khác như một phương tiện để chuyển hướng chú ý khỏi các vấn đề khó khăn của đất nước.

 

Trở lại thời gian ông Tần làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông đã được biết đến với khả năng thể hiện quan điểm cứng rắng trong việc bảo vệ Trung Quốc, nhưng cũng cho thấy là một người có khả năng thu hút sự chú ý.

 

Một người nói tiếng Anh lưu loát và một người hâm một thể thao cuồng nhiệt, được nhìn thấy ở Mỹ thực hiện các cú ném bóng rổ từ vạch ném phạt trong các trận đấu NBA, hoặc trong một bài đăng trước đó ở Anh, reo hò trước đội bóng yêu thích của ông, Arsenal.

 

Đối với một vài người trong Đảng, có thể kiểu người như ông không đủ 'chiến lang'.

 

Trong nhiều dịp tôi gặp ông, ông bảo vệ Trung Quốc một cách nhiệt thành và cho người khác thấy về một Trung Quốc theo cách tốt nhất mà ông có thể.

 

Ông Tần có vẻ chính xác là một người phụng sự hiện đại, tinh tế, mà Đảng Cộng sản cần - một người mà họ sẽ đưa vào và đào thải ra ngoài hàng trăm lần nếu họ có thể.

 

Nhưng hiện giờ số phận của ông chưa rõ thế nào. Các thông tin về ông Tần Cương đã bị xóa khỏi trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

 

Và, cho dù bạn xem xét sự việc này theo cách nào, thì nó cũng không thể tốt đẹp.

 

---------------------

 

TQ sa thả ông Tần Cương và để ông Vương Nghị quay lại làm Bộ trưởng Ngoại giao

BBC News

25 tháng 7 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/world-66299983

 

Một thông cáo của chính phủ Trung Quốc hôm 25/07 cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương bị Quốc hội bãi nhiệm.

Sự vắng mặt trước công chúng trong thời gian dài của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã làm gia tăng dữ dội những đồn đoán trên mạng, và nay, người ta cũng không rõ vì sao ông phải nghỉ.

Chính quyền TQ chỉ đưa tin ngắn là ông Vương Nghị, 69 tuổi, được bổ nhiệm (lại) làm Ngoại trưởng.

 

Xem tiếp >>>

 

-------------------------------

 

Ngoại trưởng Tần Cương bị cách chức

Việt Bình  -  Saigon Nhỏ
25 tháng 7, 2023

https://saigonnhonews.com/thoi-su/trung-quoc/ngoai-truong-tan-cuong-bi-cach-chuc/

Bắc Kinh vừa cách chức Ngoại trưởng Tần Cương ngày 25 Tháng Bảy 2023 và thay thế bằng người tiền nhiệm Vương Nghị (Wang Yi), trong một động thái làm dấy lên những tin đồn về cuộc sống cá nhân và sự cạnh tranh chính trị của giới tinh hoa trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Xem tiếp >>>   

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats