Tuesday, 11 July 2023

QUANH CHUYỆN HUNSEN BỎ FACEBOOK (Theo TIME)

 



Quanh chuyện Hun Sen bỏ Facebook

Đàn Chim Việt

09/07/2023

https://www.danchimviet.info/quanh-chuyen-hun-sen-bo-facebook/07/2023/29191/

 

“Tôi đã quyết định ngừng sử dụng Facebook, nơi tôi có hơn 14 triệu người theo dõi”. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia dùng Telegram nói với những người theo dõi ông.

 

https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2023/07/358586628_6162713197171172_842502175251655888_n.jpg

Hun sen thường xuyên đăng các ảnh tự sướng trên mạng xã hội Facebook (ảnh minh họa từ AFP)

 

Thông báo của ông được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Hội đồng Giám sát của Meta, công ty mẹ của Facebook, khuyến cáo đình chỉ tài khoản của ông. Nhưng trước khi Facebook định chia tay với ông, Hun Sen ra tay trước.

 

Tuy nhiên, giờ đây, có vẻ như vị thủ tướng 70 tuổi đang gặp khó khăn khi muốn tái lập con số đông người theo dõi mình ở một nền tảng khác.

 

Trong khi kênh Telegram của ông, ra mắt vào tháng 5 năm ngoái, đã gom được gần một triệu người theo dõi, tài khoản TikTok mới tạo cách nay một tuần chỉ có khoảng 100.000 người theo dõi — cả hai đều quá thấp so với những gì có được với Facebook.

 

Từng là một người dùng Facebook năng nổ, Hun Sen thường xuyên đăng hình ảnh, bài vở về cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị của mình cho 14 triệu người theo dõi trên Facebook – một số lượng khổng lồ, mặc dù ông phải đối mặt với những cáo buộc đã mua like để tăng hình ảnh của mình.

 

Bây giờ, có lẽ là một dấu hiệu tuyệt vọng, người mạnh nhất Campuchia dường như đang sử dụng các biện pháp bất quy ước để tăng lượng người theo dõi mình.

 

Hôm thứ Năm, Hun Sen đã yêu cầu gặp chủ của một tài khoản TikTok chuyên đăng nội dung về ông ta – một trong các tài khoản có nhiều người theo dõi hơn tài khoản của chính ông – bào rằng ông ta “có thể làm chủ tài khoản không chính thức đó, bởi vì dù sao những người theo dõi nó cũng là các fan của ông ta”, theo tin của tờ báo thân chính quyền Khmer Times.

 

Chính xác thì tại sao Hun Sen rời Facebook?

 

Tuần trước, ủy ban đánh giá nội bộ độc lập của Meta đã khuyên Facebook đình chỉ Hun Sen vì một video mà ông đăng vào tháng 1. Trong video hiện đã bị xóa, thu hút 600.000 lượt xem, Thủ tướng nói với các đối thủ chính trị của mình nên lựa chọn hoặc “cơ chế pháp luật” hoặc “một cây gậy”, và dọa sẽ đánh đập họ.

 

Thông cáo của ủy ban này nói rằng “Với mức độ nghiêm trọng của vi phạm, quá trình vi phạm nhân quyền và đe dọa các đối thủ chính trị của Hun Sen, cũng như chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khuếch đại các mối đe dọa như vậy, Hội đồng Giám sát kêu gọi Meta đình chỉ ngay lập tức trang Facebook và tài khoản Instagram của Hun Sen trong sáu tháng.”

 

Bộ Ngoại giao Campuchia gọi khuyến nghị này “mang bản chất chính trị” nhưng các nhà quan sát quốc tế ca ngợi quyết định của Hội đồng Giám sát là một tiền lệ cho các nhà độc tài khác.

 

“Kiểu đối đầu này về các vấn đề nhân quyền giữa giữa các hãng công nghệ lớn và một nhà độc tài lẽ ra đã phải làm từ lâu,” ông Phil  Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm.

 

Hậu quả rất cao vì rất nhiều tác hại đã gây ra ngoài đời thường khi một kẻ độc tài sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kích động bạo lực – như chúng ta đã thấy quá nhiều lần ở Campuchia.

 

Sau phán quyết của Hội đồng Giám sát, Hun Sen  đe dọa sẽ cấm Facebook hoạt động tại Campuchia, nhưng ông ta đã rút lại lời đe dọa chỉ vài giờ sau đó, lấy lý dó có rất nhiều người dân trong nước dựa vào nền tảng này để buôn bán sản phẩm. Tuy nhiên, chính quyền Campuchia đã thông báo vào thứ Ba rằng 22 thành viên trong Hội đồng Giám sát của Meta không được hoan nghênh tại nước này.

 

“Một xu hướng rõ ràng đã xuất hiện: Campuchia đang dần dần gỡ rối tình hình chính trị của mình khỏi Facebook“, Will Brehm, phó giáo sư tại Đại học College London, chuyên nghiên cứu kinh tế chính trị ở Đông Nam Á, nói với TIME. “Với vai trò của Facebook làm xói mòn nền dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tin tốt”.

 

Gã khổng lồ truyền thông xã hội trước đây đã bị chỉ trích vì hồ sơ – vô tình hay cách khác – hỗ trợ các chế độ độc tài trên khắp thế giới, từ bóp nghẹt tự do ngôn luận ở Việt Nam cho đến thổi phồng nội dung chống người Rohingya ở Myanmar.

 

Nhưng trong những năm gần đây, công ty đã thể hiện sự chủ động hơn trong việc trừng phạt ngay cả những nhân vật nổi bật nhất của công chúng: cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cấm xuất hiện trên Facebook vào năm 2021 sau khi ông ca ngợi những người tham gia bạo lực tại Quốc hội Mỹ  ngày 6 tháng 1, mặc dù tài khoản của ông đã được khôi phục vào đầu năm nay.

 

Hun Sen có cần sự nổi tiếng trên mạng xã hội không?

 

Facebook từ lâu đã là một phương tiện quan trọng để Hun Sen kết nối với quần chúng Campuchia. Trong thập niên qua, ông đã “vận dụng một cách khéo léo nền tảng này để hỗ trợ việc nắm giữ quyền lực ngày càng chắc của mình“, Astrid Norén-Nilsson, giảng viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Đông và Đông Nam Á tại Đại học Lund, nói với TIME.

 

“Ông ấy khuyến khích mọi người dùng Facebook để bày tỏ quan tâm đối với các quan chức chính phủ để họ có trách nhiệm giải trình cao hơn và ông ta sử dụng trang Facebook của mình để nuôi dưỡng một mối quan hệ mật thiết, tạo cảm xúc mới lạ với dân chúng thông qua các bức ảnh tự sướng được dàn dựng cẩn thận và chọn đăng những ảnh mời gọi những người theo dõi vào vòng thân mật gia đình.

 

Nhưng ngay cả khi Hun Sen không tìm thấy sự nổi tiếng tương tự trên TikTok và Telegram, các chuyên gia nói rằng sự hiện diện trên mạng xã hội của ông có thể không ảnh hưởng bằng sự áp đảo của ông trong các cuộc thăm dò dư luận trong tháng này, vào lúc Campuchia bắt đầu vận động tranh cử.

 

Cuộc bầu cử sắp tới đã bị chỉ trích rộng rãi là không tự do, không công bằng và bị các đối thủ gọi là “trò hề” sau khi đảng đối lập duy nhất bị loại, khiến Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen tiếp tục duy trì quyền lực.

 

“Cuộc tranh cãi với Facebook có thể sẽ không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tháng Bảy”, theo lời giáo sư Brehm của Đại học College London. “Ông ấy lâu nay trên thực tế đã bịt miệng bất kỳ sự phản đối nào một cách hiệu quả trước khi Hội đồng Giám sát Meta công bố quyết định”.

 

Tuy nhiên, dù Hun Sen có rời khỏi Facebook, có vẻ như các chính trị gia khác trong nước khó có thể kiếm được số lượng người theo dõi đông như ông ta. Là trang mạng xã hội hàng đầu của đất nước – khoe có  11,6 triệu người dùng trong dân số 16,6 triệu – Facebook đã chứng tỏ là một công cụ quan trọng để huy động chính trị và quảng cáo. Và các cố gắng của Hun Sen để có được lượng người theo dõi trên TikTok cũng không có khả năng truyền cảm hứng cho một sự thay đổi rộng lớn hơn.

 

“Facebook là nền tảng truyền thông xã hội được lựa chọn ở Campuchia, qua các thế hệ và các nhóm dân số“, Norén-Nilsson nói, “sự vướng mắc của cuộc sống riêng tư và chính trị trên Facebook” đã trở thành một “thói quen ăn sâu” trên khắp đất nước.

 

Đáng chú ý, Hun Manet, con trai của Hun Sen và được xem là người kế nhiệm, vẫn hoạt động tích cực trên Facebook, nơi cậu cả vừa đăng một video về chuyến thăm mới đây tại một nhà máy dệt may trong nước.

 

(Theo TIME)

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats