Tuesday, 1 January 2019

GIẢI THÍCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ (FB Phạm Thanh Giao)





Có người bạn bên VN hỏi “Thấy các bác bàn về việc ông Trump đòi tiền để xây tường biên giới, sao mà cái gì cho với không cho loạn xạ … Ai có quyền cấm tổng thống và chính phủ lấy tiền thuế ra xây tường?”.

Câu trả lời nó không đơn giản như là chuyện ông Trump làm vua, thì cứ lấy tiền trong kho bạc của vua ra mà tiêu xài. Việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ thực ra RẤT RẮC RỐI, CÓ TỚI 75% NGƯỜI DÂN MỸ KHÔNG HIỂU ĐƯỢC SỰ RẮC RỐI ĐÓ. Nó là như thế này:

1- Trước tiên, nói về NGUỒN THU NHẬP của chính phủ.

Điều này vô cùng đơn giản, muốn tiêu xài thì phải có thu nhập. Chính phủ thu nhập tiền để chi tiêu từ vài nguồn thu thuế nhất định:

a. Thuế Payroll từ các công ty, hãng xưởng, nhà máy, xí nghiệp … vân … vân. Cứ có công nhân trả lương là có thuế Payroll.

b. Thuế Thu Nhập Cá nhân. Cứ đi làm có lương là phải đóng thuế. Thu nhập ít đóng ít. Thu nhập cao đóng cao. Bên cạnh đó còn có những khoản thuế thu nhập từ Stocks nếu bán, nhà cho mướn, tiền lời gởi ngân hàng … vân … vân. Ở Mỹ, cứ có tiền vô túi từ bất cứ ngõ ngách nào, là phải đóng thuế.

c. Thuế Thu Nhập của các công ty, hãng xưởng, nhà máy, xí nghiệp … vân … vân. Thí dụ công ty A, sau khi trừ hết chi phí, lời số tiền X, thì cuối năm họ sẽ phải đóng tiền thuế trên số tiền lời đó. Đây là một trong những hệ quả thê thảm của cái Tax Cut do ông Trump phát động vào tháng 12 năm 2017 khi ông ta cho giảm thuế này từ 35% xuống còn 21%. Nó dẫn đến sự thiệt hại trầm trọng đến nguồn thu nhập của chính phủ.

d. Tiền lời từ những món tiền đầu tư của chính phủ.

e. Thuế tariff. Khi ông Trump cho đánh thuế món hàng A nhập từ Trung Quốc 25% thì cứ mỗi giá trị 100 đồng, chính phủ sẽ được thu vào thêm 25 đồng so với trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là người trả 25 đồng thặng dư kia, mà chính là người dân Mỹ tiêu dùng phải trả. Đây chính là một hình thức moi tiền trong túi thằng dân hết sức cao cấp chứ không dốt như các bác lãnh đạo bên nhà. Đây là cách vặt lông vịt siêu đẳng, vịt bị vặt lông không biết đâu mà kêu. Trump đánh thuế Trung Quốc nhưng dân Mỹ phải moi tiền túi ra trả và có 64% người Mỹ gốc Việt hả hê ... đóng thêm thuế này.

Đó là đại khái những nguồn thu nhập chính của chính phủ Hoa Kỳ. Lấy năm 2017 làm thí dụ, ta thấy chính phủ Hoa Kỳ thu vào được 3.3 ngàn tỷ từ những nguồn thu nhập kể trên. Năm 2017 thuế tariff chưa có nên không tính. (hình 1 ở cọc bên phải có tên Revenues)

2- Nói về NGUỒN CHI TIÊU của chính phủ.

Quốc Hội Mỹ quyết định việc chi tiêu cho chính phủ đương thời. Phương sách làm việc hơi rắc rối vì con tàu đất nước Hoa Kỳ quá to lớn, có nhiều cơ quan, nhiều ban ngành, nhiều bộ phận, do đó việc chi tiêu phải có chương trình, kế hoạch hẳn hoi, vậy mà hàng năm vẫn chi nhiều hơn thu nên nợ công ngập đầu là thế. Lấy năm 2017 làm thí dụ, ta thấy chính phủ Hoa Kỳ chi tiêu tới 4 ngàn tỷ. Họ VAY NỢ khoảng 700 tỷ là thế. (hình 1 ở cọc bên phải có tên Spending)

a. Trước hết, các cơ quan, các tổ chức, các ban ngành, các bộ phận trình lên Chính Phủ chương trình chi tiêu của mình cho tài khóa sắp tới, nói thẳng ra là đệ đơn xin tiền, xin bao nhiêu thì còn tùy mỗi cơ quan, mỗi ban ngành … và được bao nhiêu sẽ do chính phủ quyết định.

b. Chính phủ có một bộ riêng chuyên về tính toán những khoản chi tiêu này và sau khi có bản dự chi sau cùng thì họ sẽ trình lên Quốc Hội, cho những ban nghành nào, những cơ quan nào, những bộ phận nào, chi bao nhiêu và cho cái gì … vân … vân. Chính phủ của phủ tổng thống có thể VÒI bao nhiêu cũng được, chi cái gì cũng được, nhưng chỉ CÓ TIỀN khi Quốc Hội CHO BAO NHIÊU mà thôi. Thí dụ như chuyện ông Trump VÒI 5 tỷ xây tường, Hạ Viện KHÔNG CHO, Thượng Viện KHÔNG CHỊU, và nếu tổng thống cũng nhất quyết KHÔNG LUI thì chính phủ đóng cửa một số cơ quan ngưng hoạt động, cho tới khi cả 2 bên đồng thuận ở một điểm nào đó mới mở cửa hoạt đỗng trở lại.

c. Sau khi chính phủ đệ trình lên Quốc Hội hồ sơ CHI TIÊU cho tài khóa tới, thì Quốc Hội Lưỡng Viện mới bắt tay vào việc, nghiên cứu, tra xét rồi sau đó chuẩn y hay bác bỏ.

d. Như hiện ngay lúc này, Hạ Viện vẫn còn nằm trong tay đảng Cộng Hòa, dưng không cái trước khi về làm người tử tế (vì sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 3 tháng 1 tới đây) lại bợ đỡ ông Trump bằng cách đề nghị cho thêm vào chương trình chi tiêu cho tài khóa tới 5 tỷ đô để ông Trump xây tường. Muốn được chấp thuận chương trình chi tiêu này, thì Thượng Viện phải có 60 phiếu đồng ý. Điều này không thể xảy ra vì đảng Cộng Hòa cũng như những Nghị Sĩ theo phe ông Trump không có đủ 60/100 phiếu thuận.

e. Tóm lại, chương trình chi tiêu sẽ phải được CẢ 3 NƠI CHẤP THUẬN: Tổng Thống, Hạ Viện và Thượng Viện đồng thuận cho chương trình chi tiêu cho tài khóa năm tới, thì việc chi tiêu mới được thực hiện. Quốc Hội gồm Thượng và Hạ Viện chấp thuận nhưng tổng thống không chấp thuận, như ông Trump đang làm hiện nay, thì một phần của chính phủ, một số cơ quan quan trọng thì vẫn phải có tiền để làm việc như thường, số còn lại phải nghỉ không ăn lương, hoặc làm nhưng chưa được trả lương cho tới khi cả ba bên chấp thuận.

Điều rắc rối khác nữa là trong chương trình chi tiêu cho tài khóa tới, nó còn phải được chia ra thành 2 mục chi tiêu chính:

1- Toàn Quyền Chính Phủ Chi Tiêu (Discretionary Spending).
Trong đó có chi tiêu cho Quốc Phòng, chi tiêu Không Dính Dáng Đến Quốc Phòng, trong đó có tiền chi trả cho ông Trump đi đánh golf và cho bà Melania đi thăm thú bên châu Phi. Số tiền này hiện nay đang ở mức rất cao 1.2 ngàn tỷ (hình 1 ở cọc bên trái có tên Discretionary Spending)

2- Bắt Buộc Chính Phủ Phải Chi Tiêu (Mandatory Spending).
Bao gồm chi tiêu Tiền Hưu Trí (SSI), Bảo Hiểm Y Tế (Medicare và Medicaid), cùng với một số chi tiêu khác. Đây là món tiền hết sức béo bở mà các ông Nghị Cộng Hòa luôn ĐE CẮT, bởi trong đó có tới 23% + 14% + 9% = 46% tổng số tiền Chi Tiêu.

Chỉ còn 3 hôm nữa, vào ngày 3 tháng 1 năm 2019 Hạ Viện SẼ CHÍNH THỨC ĐƯỢC BÀN GIAO CHO ĐẢNG DÂN CHỦ NẮM ĐA SỐ. Nếu suốt 2 năm vừa qua, khi Tam Quyền Phân Lập nằm ở cả trong tay của đảng Cộng Hòa, mà ông Trump không được 1 xu để xây tường, thì ngày nay, Hạ Viện nằm trong tay của đảng Dân Chủ, thì ông Trump sẽ được tiền để xây tường chăng?

Đó chính là lý do mà ông Obama trước đây luôn khốn đốn vì đảng Cộng Hòa nắm hết ghế của hai viện ở Quốc Hội vì hễ cứ đòi hỏi gì là đều bị bác bỏ. Muốn XIN thêm cái gì cũng bị từ chối, chứ không như ông Trump tha hồ thao túng như 2 năm vừa qua.

Lòng dân Mỹ đã tỏ sau khi biết mình bị lừa vào kỳ bầu cử năm 2016 qua việc LẤY LẠI HẠ VIỆN qua kỳ bẩu cử Midterm vừa qua và GIAO CHO ĐẢNG DÂN CHỦ. Tuy chiến thắng không lớn lao gì, nhưng ít ra quyền lực không nằm cả trong tay ĐỘC ĐẢNG CỘNG HÒA THA HỒ THAO TÚNG như kiểu ĐỘC ĐẢNG Ở VIỆT NAM. Người dân Mỹ xử dụng lá phiếu của họ ĐỂ ĐÒI LẠI NHỮNG GÌ HỌ LÀM CHỦ.

Đảng Dân Chủ đã đi một nước cờ khá cao là CHỊU XÌ RA 1.3 TỶ cho việc xử dụng để bảo trì hàng rào biên giới sẵn có, chứ nhất định không cho ông Trump 1 cắc để xây tường. Vấn đề chấp nhận cái chương trình chi tiêu đó hay không, nằm ở trong tay của đảng Cộng Hòa hiện vẫn giữ đa số ở Thượng Viện. Thượng Viện PHẢI LÀM VIỆC với HẠ VIỆN để giải quyết chương trình chi tiêu nhưng không đủ phiếu để theo phe tổng thống. Vấn đề còn lại là giữa đảng Dân Chủ đang nắm thế thượng phong và ông Trump xem ai sẽ chịu nhượng bộ trước.

Đảng Dân Chủ trình làng cho dân chúng thấy rằng, họ cũng chấp nhận chi tiền cho việc bảo vệ biên giới nhưng không chi tiền cho xây tường, và ông Trump nhất định VÒI 5 TỶ DỰNG CÁI HÀNG RÀO THƯA BẰNG KHÔNG ÔNG TA ĐÓNG CỬA CHÍNH PHỦ vì KHÔNG CÓ TIỀN HOẠT ĐỘNG NHƯ HIỆN NAY.

Qua những thống kê gần đây nhất, thì 47% dân số Hoa Kỳ cho rằng ông Trump là người gây ra việc đóng cửa các hoạt động của chính phủ, chỉ có 33% cho rằng nguyên nhân bởi đảng Dân Chủ ở Quốc Hội gây ra. Họ cho rằng, VIỆC XÂY TƯỜNG KHÔNG CẦN THIẾT và KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ.

Vậy thì ai có chính nghĩa?

Vậy thì trong cuộc chiến này ai sẽ phải nhượng bộ trước, ông Trump hay đảng Dân Chủ?
.

XEM TÀI LIỆU
March 5, 2018   |   Graphic
The federal deficit in 2017 was $665 billion, equal to 3.5 percent of gross domestic product.

*

*
SSA (hưu) và SSI (welfare bổ túc) là 2 chương trình khác nhau.
SSA và Medicare là entitlement programs. Sức mấy mà cắt đi để dùng vào việc khác được.
SSI (welfare bổ túc), Foodstamp, Welfare, Medicaid, vv thì họ có thể cắt giảm nếu hết tiền.

*
Giao Thanh Pham Cám ơn bác, rất dễ lẫn lộn những từ này tuy nhiên không mấy ai hiểu rõ sự khác biệt giữa SSA và SSI, để tiện thì tôi gom chung nó vào là chương trình SSI. Tuy nhiên tôi không đồng ý với bác về việc gọi SSA là entitlement được vì đây là tiền người đi làm đóng vào trong thời gian họ đi làm, (contributory) chứ không phải tiền KHÔNG mà chính phủ TRỢ GIÚP như welfare, medicare hay food-stamps, đây mới chính là những món tiền Non-Contibutory và người được hưởng chỉ là PHÚC LỢI (free-hand-out) tùy lòng hảo tâm của chính phủ. Vấn đề này đã được tranh cãi rất nhiều khi hai bên xử dụng chữ Entitlement Programs để chỉ đến tiền hưu trí.

*
Hieu Van Ngo Giao Thanh Pham
Chữ entitlement có nghĩa rất mạnh. Nghĩa là quyền đương nhiên. Trong khi chữ welfare là trợ cấp xã hội, tiền cho hay xin.
Tiền trích ra từ lương của tui đóng vào quỹ insurance or saving pool để về già hay tàn tật tui lấy ra xài. Tui chết thì coi như hết. Nhà nước chỉ quán lý giúp mà thôi.

-------------------------------------------

23 giờ · 
BÁC CHÙM LÀ TỔ SƯ SẠO CỦA MÔN PHÁI DOCTO, thì ai cũng biết rồi.
Riêng cái chuyện bác có 4 thằng Đệ Tử Chân Truyền mà bác đã truyền lại bí kíp Tịch Tà Dóc Tổ cho, thì rất ít người biết.
Thằng thứ nhất với độc chiêu: 




No comments:

Post a Comment

View My Stats