Trong
môn văn của chương trình giáo dục hiện nay, học sinh ở cấp trung học đều được dạy
về tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết từ giữa
thế kỷ 19.
Trong
truyện, tác giả xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên là người nghĩa khí và văn võ
song toàn (đặc biệt nhấn mạnh): “Văn đà khởi phụng đằng giao, Võ thêm ba lược
sáu thao ai bì”. Về học vấn, Lục Vân Tiên thi đỗ đến Trạng Nguyên là mức đỗ đạt
cao nhất dưới thời quân chủ. Về võ công, chàng họ Lục có tài thao lược, cầm
quân đánh tan giặc Ô Qua.
Thế
nên, với tài năng xuất chúng như vậy thì việc hiệp sĩ họ Lục một mình thách thức
cả nhóm côn đồ “Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ! Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Rồi
chàng “Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô” dẹp đám giặc cỏ khiến “Lâu la bốn phía
vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay” để cứu kiều nữ Kiều Nguyệt Nga ở
phần đầu truyện, rõ ràng, chỉ là chuyện muỗi.
Truyện
có hậu, hiệp sĩ họ Lục kết duyên cùng kiều nữ Kiều Nguyệt Nga sống hạnh phúc
bên nhau trọn đời.
Ngoảnh
sang văn học hoặc điện ảnh phương tây, các nhân vật Hiệp sĩ rừng xanh Robin
Hood, Batman (Người Dơi) hoặc Spyder man (Người Nhện) hành hiệp trượng nghĩa …
đều có những khả năng siêu phàm hơn người, xuất quỷ nhập thần … và không ai
trong họ phải chết cả.
Cho
thấy, hiêp sĩ không chỉ là một tính cách hào hiệp luôn sẵn lòng ra tay bảo vệ
bình an cho người khác, mà bản thân họ cũng phải đòi hỏi ở chính mình một tài
năng xuất chúng, vượt hơn mức bình thường … Hoặc ít ra khả năng cũng phải ở mức
thích đáng với sự hiểm nguy khi hành hiệp trượng nghĩa.
Chưa
đủ! Hiệp sĩ cũng chưa bao giờ được hiểu là sự thế vai, đổi chác sự sống của
mình cho sinh mạng người khác và càng không phải cho tài sản người khác!
So
chiếu với câu chuyện trong đêm hãi hùng ngày 13/05, chỉ có một kẻ thủ ác ra tay
trong vòng 13 giây đã đủ sức loại khỏi vòng chiến một lúc 5 người, gồm gây thiệt
mạng cho 2 người và trọng thương cho 3 người còn lại, trong khi đó, kẻ thủ ác
bình an vô sự tẩu thoát?! Thì rõ ràng, ngoài tinh thần nghĩa hiệp ra thì 5 nạn
nhân kia chưa hề trang bị đủ khả năng để đối đầu với một công việc được xưng tụng
hảo danh hiệp sĩ.
Câu
chuyện nhức nhối khiến chúng ta không thể tự hỏi: Với sự hiểu biết như thế nào
mà chỉ với mục đích bảo vệ tài sản cho người khác, thì họ lại có thể tay không
lao vào kẻ hung hãn cùng đường đang cầm vũ khí sắc lạnh trong tay?
Câu
hỏi chưa có lời giải đáp thì hôm nay, ngày 17/05, Sở Giáo dục TP.HCM phát văn bản yêu cầu trường học tuyên truyền lòng dũng cảm của 5 “hiệp sĩ
đường phố” bắt cướp!?
Công
chúng, những người đang là phụ huynh của các cháu học trò sẽ được nhà trường
tuyên truyền về câu chuyện của 5 “hiệp sĩ đường phố”, thì ai trong số họ đã sẵn
lòng cho phép con em mình học tập tấm gương: “Để bảo vệ tài sản cho người
khác, thì dù tay không cũng lao vào kẻ hung hãn cùng đường đang cầm vũ khí sắc
lạnh trong tay” chưa?
Ngày
mai, những hình ảnh máu me vì bạo lực, các hành vi khuất tất bất chấp pháp luật,
kể cả thói yêng hùng được vuốt ve dưới mỹ danh hiệp sĩ … đều được đưa vào nhà
trường, đến tận bàn học của con em chúng ta với danh nghĩa tuyên truyền sự dũng
cảm. Thì chúng ta có thể tin rằng, sẽ sớm có những thế hệ Lê Văn Luyện, Nguyễn
Hải Dương, Sùng A Thò, Nguyễn Hữu Tình [1] … xuất hiện, chúng lừng lững bước
vào đời và làm chủ đất nước này trong tương lai.
Khi
ấy, những bài học của tiền nhân “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân
thay cường bạo”[2] sẽ trở nên vô ích, vô nghĩa và xa lạ với những chủ nhân mới
của đất nước.
Chắc
chắn!
Sài
Gòn, 18/05/2018
Manh Dang
Manh Dang
_____
[1]
Lê Văn Luyện (giết 4 người ở Bắc Giang), Nguyễn Hải Dương (giết 6 người ở Bình
Phước), Sùng A Thò (giết 3 người ở Điện Biên), Nguyễn Hữu Tình (giết 5 người ở
TP.HCM)
[2]
Trích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
*
*
DANTRI.COM.VN
(Dân
trí) - Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra văn bản về việc tuyên truyền giáo dục học sinh,
sinh viên về lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của 'hiệp sĩ' đường phố sau sự việc
bắt cướp vừa xảy ra trên địa bàn.
No comments:
Post a Comment