Minxin
Pei, Project-Syndicate
Hương
Ly chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Mar 29, 2016
Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp bởi sự sợ hãi
chưa từng có kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ những cơ quan bên trong của Đảng Cộng
sản Trung Quốc cho đến những giảng đường đại học và các cơ quan hành chính, nỗi
sợ hãi về những cáo trạng hà khắc, những sự trừng phạt còn khắc nghiệt hơn đang
săn đuổi các giới chính trị, tri thức và cả thương nhân của Trung Quốc.
Bằng chứng cho nỗi lo ngại đang lan tràn khắp nơi
này rất dễ để thấy rõ. Từ khi cuộc chạy đua chống tham nhũng ác liệt của Chủ tịch
Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012, các vụ bắt giữ đối với các công chức chính phủ
đã trở thành một nghi thức hàng ngày, gây nên những lo âu cho cho bạn bè và đồng
nghiệp của họ.
Những người có thâm niên đưa ra những đề nghị về một
sự bảo trợ nhỏ, khi mà 146 “con hổ” thất bại (những viên chức giữ địa vị bộ trưởng
hay lãnh đạo địa phương) được tìm ra, thường bị xoay chuyển tình huống một cách
không ngờ tới. Một thuật ngữ mới thậm chí còn được thêm vào từ vựng Trung Quốc
để miêu tả sự xuống dốc bất ngờ từ danh vọng: miaosha hay “tàn sát ngay
lập tức”.
Tuy nhiên, sự sợ hãi lại là hồi chuông lớn hơn đối với
những viên chức thấp cấp, được thống kê từ những báo cáo về các vụ tự tử đang
tăng nhanh. Truyền thông đã xác nhận có 28 vụ trong năm vừa qua, mặc dù con số
thật có thể nhiều hơn đáng kể. Lo ngại về khuynh hướng này, các lãnh đạo Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ với các tổ chức đảng địa phương về việc thu thập
dữ liệu số vụ tự tử của các viên chức chính phủ từ khi cuộc chạy đua chống tham
nhũng bắt đầu.
Không chỉ tội phạm mới sống trong nỗi khiếp sợ liên
miên. Thậm chí với cả những sự chấp thuận hàng ngày với những dự án và những
yêu cầu cũng có thể gợi lên những nghi ngờ, các quan chức Trung Quốc giờ cũng bị
tê liệt trong nỗi sợ hãi.
Ngoài các bộ máy quan chức, các viện sĩ, các luật sư
bảo vệ quyền con người, các bloggers, các lãnh đạo kinh doanh cũng đang chịu ảnh
hưởng. Tại các trường đại học, chính phủ đã tuyển mộ các mật thám để tố giác
các giáo sư tán thành các giá trị tự do trong các bài giảng của họ; hàng ngàn
viện sĩ có phát biểu tự do ngôn luận đã mất việc. Hàng trăm các luật sư bảo vệ
quyền con người đã bị quấy rối và bắt giữ.
Nhiều lãnh đạo kinh doanh đã tạm thời biến mất, có lẽ
là để cản trở việc điều tra tham nhũng. Trong số các vụ án có tiếng tăm nhất, vụ
án của trùm tư bản Guo Guangchang, tỉ phú giàu thứ 17 của Trung Quốc, cùng với
mạng lưới trị giá đến hơn 7 tỉ USD. Guo bị giam giữ từ tháng Mười hai năm ngoái
như là việc “hỗ trợ điều tra tòa án”, và rồi biến mất tại cuộc họp thường niên
tại công ty của ông vài ngày sau đó, không có một lời giải thích được đưa ra.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đáng lo ngại nhất từ sự việc sợ
hãi chính phủ ở Trung Quốc là hiện tại đang tác động ra cả bên ngoài. Không chỉ
đối với các nhà báo phương Tây, các đại diện tổ chức phi chính phủ, các cơ quan
hành chính nước ngoài cũng đang sống trong nỗi sợ hãi, cả các tổ chức hành
pháp, các nhà xuất bản sách, các biên tập viên ở Hồng Kông, điều này theo như sự
sắp xếp “một quốc gia, hai hệ thống” thì nên nằm ngoài quyền hạn của Trung Quốc.
Vào năm 2013, một công dân Anh bị bỏ tù hai năm sáu
tháng do nghi ngờ về việc có liên quan đến việc điều tra công ti ChinaWhys. Một
năm sau đó, vợ ông và cộng sự kinh doanh, một công dân Trung Quốc gốc Mỹ, bị bỏ
tù hai năm với cùng tội danh. Tháng mười hai năm ngoái, một nhà báo người Pháp
bị trục xuất khỏi Trung Quốc vì một bài báo về việc giải quyết ủy quyền của thiểu
số người Duy Ngô Nhĩ. Một tháng sau đó, một nhân viên của tổ chức phi chính phủ
Thụy Điển cũng bị trục xuất, sau khi bị giam giữ và buộc tội việc “gây đe dọa
an ninh quốc gia”.
Liên đoàn Giant Western, một lần bị săn đuổi bởi
chính phủ Trung Quốc, nay đang lo sợ bởi các cuộc tấn công của công an và các
cuộc điều tra chống độc quyền. Gã khổng lồ y dược Glaxosmithkline đã bị phạt
500 triệu USD vào năm 2014 vì việc đút lót, là một trong những đoàn thể có số
tiền phạt lớn nhất ở Trung Quốc. Qualcom, một công ty viễn thông của Hoa Kỳ đã
phải trích ra gần 1 tỉ USD tiền phạt cho Trung Quốc vì hành vi kinh doanh “độc
quyền” của họ vào năm ngoái.
Phiền toái hơn nữa, năm nhà xuất bản và biên tập
sách ở Hồng Kông được tuyển bởi nhà xuất bản Mighty Current có chuyên môn là những
câu chuyện giật gân về những lãnh đạo Trung Quốc, đã biến mất vài tháng gần
đây. Hai người có vẻ như bị bắt đến Trung Quốc. Một người, là công dân Thụy Điển,
bị buộc không được xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc, và một cách đáng ngờ
là tuyên bố trở về Trung Quốc từ Thái Lan đúng như ý muốn của anh và không yêu
cầu sự giúp đỡ của bất kì ai.
Rõ ràng cai trị bằng nỗi sợ hãi không bị bỏ lại khi
Cách mạng Văn hóa kết thúc năm 1976 như nhiều người nghĩ. Đây có lẽ không còn
là điều bất ngờ. Kể cả khi kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và trở nên hiện đại
hóa thì hệ thống chính trị của họ vẫn thừa nhận những đặc thù chuyên chế: miễn
thuế cho luật pháp; các trang thiết bị an ninh quốc gia cùng những người quản
lý và cung cấp thông tin gần như ở khắp mọi nơi, lan rộng công tác kiểm duyệt,
và việc bảo vệ quyền con người còn rất yếu kém. Chưa từng bị phủ nhận, các
thành tựu của tư tưởng Mao Trạch Đông vẫn còn được sử dụng và tăng cường bất cứ
khi nào mà những người lãnh đạo vẫn còn cảm thấy phù hợp, và hiện nay cũng vẫn
được cho là phù hợp như vậy.
Điều này có lẽ là tiếng chuông cảnh báo rung lên ở
phương Tây. Thực vậy, hơn là việc ghi dấu đơn giản sự trở lại của chính phủ cai
trị dựa trên sự sợ hãi tại Trung Quốc như một nhân tố hình thành lời cam kết đối
với dân tộc, những nhà lãnh đạo phương Tây nên phát triển những chiến lược để
thuyết phục Trung Quốc cân nhắc về phương pháp giải quyết vấn đề của họ. Với những
ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đang tăng lên từng ngày, sự phục hưng của
chuyên chế chiến lược sợ hãi ở đây sẽ khó chạm tới – và trở nên đáng lo ngại –
gây ảnh hưởng đến châu Á và toàn thế giới.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment