Graham
Allison, The Atlantic
Phạm
Nguyên Trường dịch
Posted on Mar 26, 2016
Nhà lãnh đạo quá cố của Singapore cai trị không dân
chủ nhưng hiệu quả. Xuất hiện câu hỏi: Mục đích tối thượng của chính phủ là gì?
Lý Quang Diệu tại một buổi diễn thuyết ở trụ sở CFR
năm 1998. Ảnh: CFR
Washington, D.C., đang nhanh chóng trở thành viết tắt
của từ “Thủ đô kém hiệu quả”. Singapore, ngược lại, đã trở thành đồng nghĩa với
“khái niệm về quản trị tốt”, đấy là trích theo cáo phó của tờ Financial Times về
nhà lãnh đạo lâu năm của nước này, ông Lý Quang Diệu người đã vĩnh viễn yên nghỉ
vào ngày chủ nhật vừa qua (ngày 23 tháng 3 năm 2015 – ND). Đối với người Mỹ, sự
tương phản như thế đặt ra một câu hỏi hóc búa.
Một mặt, người Mỹ cho rằng chế độ dân chủ của họ là
hình thức cai trị tốt nhất, đấy là chân lí hiển nhiên. Nhưng mặt khác, họ cũng
có bằng chứng đang gia tăng hàng ngày về sự bế tắc, tham nhũng và màu mè theo
kiểu hí trường ở Washington, tức là những hiện tượng làm cho hệ thống của họ dường
như không có khả năng giải quyết những thách thức thực sự của đất nước này.
Khi đánh giá chất lượng quản trị quốc gia, các tổ chức
xếp hạng quốc tế thường tập trung vào ba giỏ chỉ số có liên quan với nhau: trước
hết, mức độ dân chủ của đất nước và sự tham gia của người dân, và mức độ thực
hiện các quyền chính trị của công dân; thứ hai, hiệu quả của chính phủ khi đối
mặt với các vấn đề, khi lựa chọn chính sách, thực hiện chính sách, và phòng chống
tham nhũng; và thứ ba, hiệu quả của chính phủ trong việc tạo ra những kết quả
mà nhân dân mong muốn, trong đó có gia tăng nhập, sức khỏe và an toàn.
Hãy bắt đầu với hiệu suất, vì dễ đo lường nhất. Như
một câu ngạn ngữ Nga nói, khỏe mạnh, giàu có và an toàn tốt hơn là ốm yếu,
nghèo khổ và không an toàn. Ai có thể phản đối?
Theo các tiêu chí này, trong suốt năm thập kỉ đầu
tiên trong lịch sử của mình, Singapore đã làm khác Mĩ, Philippines (nước được
Mĩ dạy xây dựng dân chủ trong suốt một thế kỉ), hay Zimbabwe (ở châu Phi, tuyên
bố độc lập khỏi nước Anh chỉ sau Singapore có vài năm và nơi mà nhà độc tài
Robert Mugabe đã và đang là lực lượng giữ thế thương phong như Lý Quang Diệu ở
Singapore)?
GDP trên đầu người của từng nước giai đoạn:
1965-2013
Theo giá U.S. D. năm 2005. (Ngân hàng Thế giới)
Bảng trên cho thấy, trong 50 năm qua, GDP bình quân
đầu người thực tế ở Singapore đã tăng 12 lần. Theo giá USD hiện nay, thu nhập
bình quân của người Singapore đã tăng từ 500 USD một năm vào năm 1965 lên
55.000 USD vào ngày hôm nay. Trong cùng thời gian đó, GDP bình quân đầu người
thực tế ở Mĩ và Philippines đã tăng gấp đôi, và ở Zimbabwe thì lại giảm.
Khi so sánh Hoa Kì với Singapore, điều quan trọng là
cần lưu ý là Singapore về cơ bản đã đuổi kịp Mĩ. Nhưng hiệu quả kinh tế trong
thế kỷ XXI sẽ ra sao? Trong một thập kỉ rưỡi vừa qua, GDP của Mĩ tăng trung
bình dưới 2% một năm, trong khi Singapore tăng trung bình gần 6%. Trong Chỉ số
cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới gần đây đưa ra, Singapore được
xếp hạng thứ hai về tổng thể, chỉ sau Thụy Sĩ (Hoa Kì đứng thứ ba). Trong bảy
năm qua, Singapore được Economist Intelligence Unit xếp hạng là nơi kinh doanh
tốt nhất thế giới.
Về dịch vụ y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở
Singapore đã giảm từ 27,3 ca trên 1.000 trẻ sinh năm 1965 xuống chỉ còn 2,2 ca
vào năm 2013. Trẻ sinh ra ở Hoa Kì có nguy cơ tử vong trong giai đoạn sơ sinh gấp
ba lần trẻ con ở Singapore. Ở Philippines, Cứ 1.000 trẻ em thì có 23 em bị chết
trong giai đoạn sơ sinh. Ở Zimbabwe, con số đó là 55. Năm 2012, Bloomberg
Rankings – dựa trên tất cả các số đo về sức khỏe – đánh giá Singapore là đất nước
mạnh khỏe nhất thế giới; Hoa Kì đứng thứ 33, Philippines thứ 86, còn Zimbabwe đứng
thứ 116. Singapore cũng là một trong những nước có tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế
giới. Công dân ở Mĩ có sác xuất bị giết cao hơn 24 lần so với công dân
Singapore. Năm 2012, chưa đến 1% người dân Singapore nói rằng họ phải chật vật
lắm mới kiếm đủ tiền để mua lương thực thực phẩm hay nhà ở, tỉ lệ thấp nhất
trên thế giới hiện nay.
Giỏ thứ hai trong đánh giá về quản trị tập trung vào
điều mà các chuyên gia gọi hiệu quả của quá trình quản trị. Mỗi năm, Ngân
hàng Thế giới lại đưa ra Chỉ số Quản trị, đo lường hiệu quả của chính phủ, chất
lượng điều hành, pháp quyền và kiểm soát tham nhũng. Singapore đứng trước Hoa
Kì, với khoảng cách khá xa về tất cả những chỉ số này, và không cùng hàng với
Philippines và Zimbabwe. Khoảng cách lớn nhất giữa Singapore với Hoa Kỳ và những
nước được so sánh khác là phòng chống tham nhũng và hối lộ. Singapore nằm trong
top 10 trong khi Hoa Kỳ nằm trong 20 nước bên dưới, Philippines và Zimbabwe nằm
ở nhóm thứ ba, thấp nhất. Theo cuộc thăm dò của Gallup World Poll năm 2014, 85%
dân Mĩ cho rằng nạn tham nhũng là “phổ biến” trong chính phủ của họ, trong khi
chỉ có 8% người Singapore tin vào sự tham gia một cách dân chủ và tự do cá
nhân, đấy là theo báo cáo hang năm của Freedom House. Trong bảng xếp hạng năm
2014 của Freedom House, Hoa Kì là một trong những nước tự do nhất thế giới.
Singapore nằm ở nửa bên dưới, sau Hàn Quốc và Philippines. Nước này mất điểm chủ
yếu là do sự quản lí chặt chẽ tiến trình chính trị do Đảng Nhân dân Hành động của
Lý Quang Diệu thực hiện. Theo báo cáo của Freedom House, “Singapore không phải
là chế độ dân chủ dân cử. … Những chiến dịch của phe đối lập thường bị rút hết
sức lực vì phim và các chương trình truyền hình chính trị bị cấm, bị đe dọa là
có hành động và lời lời nói có tính phỉ báng, qui định gắt gao về tổ chức chính
trị, và ảnh hưởng của PAP đối với phương tiện truyền thông và tòa án”.
Sự tương phản giữa vị trí xếp hạng của Singapore
theo hai tiêu chí đầu và tiêu chí thứ ba, làm chúng ta nhớ tới câu hỏi cơ bản của
triết học chính trị: Chính phủ để làm gì?
Kỹ năng quản lý
hành chính, mô hình chính sách công và năng lực quy hoạch hạ tầng của Singapore
được toàn thế giới đánh giá gần như hoàn hảo.
Người Tây Âu và người Mĩ hiện nay thường trả lời câu
hỏi này bằng cách nhấn mạnh các quyền chính trị. Nhưng đối với Lý Quang Diệu,
“thử thách cao nhất về giá trị của một hệ thống chính trị là nó có giúp cho xã
hội thiết lập được những điều kiện có thể cải thiện mức sống của đa số người
dân hay không”. Một công dân Singapore, Calvin Cheng, đã viết trên tờ the
Independent, trong tuần trước như sau: “Tự do là có thể đi bộ trên đường phố
vào lúc sáng sớm mà không bị quấy rầy, có thể không đóng cửa mà không sợ bị ăm
trộm. Tự do là phụ nữ có thể tự đi xe buýt và xe lửa một mình; tự do là không
phải tránh các ga tàu điện ngầm nào đó khi màn đêm buông xuống”. Lý Quang Diệu
luôn luôn nói rằng hãy nghe lời ông ta: từ đó gia tăng thu nhập, sức khỏe, an
ninh, cơ hội kinh tế cho tầng lớp trung lưu đông đảo. Đối với người phương Tây,
tuyên bố cho rằng nhà nước độc tài có thể cai trị hiệu quả hơn nhà nước dân chủ
là dị giáo, không thể chấp nhận được. Lịch sử cho ta vài ví dụ về các chế độ độc
tài nhân từ, từng làm được những điều tốt lành – hoặc tiếp tục là chế độ nhân từ
trong thời gian dài.
Đối với người phương Tây, tuyên bố cho rằng nhà nước
độc tài có thể cai trị hiệu quả hơn nhà nước dân chủ là dị giáo, không thể chấp
nhận được. Lịch sử cho ta vài ví dụ về các chế độ độc tài nhân từ, từng làm được
những điều tốt lành – hoặc tiếp tục là chế độ nhân từ trong thời gian dài.Nhưng
với Singapore, thật khó phủ nhận rằng quốc gia mà ông Lý xây dựng trong năm thập
kỉ qua đã tạo ra nhiều của cải, nhiều sức khỏe và an toàn hơn cho người dân
bình thường hơn tất cả những đối thủ của nước này.
Nhưng với Singapore, thật khó phủ nhận rằng quốc gia
mà ông Lý xây dựng trong năm thập kỉ qua đã tạo ra nhiều của cải, nhiều sức khỏe
và an toàn hơn cho người dân bình thường hơn tất cả những đối thủ của nước
này.Do đó Lý Quang Diệu đã để lại cho các nhà nghiên cứu và những người hoạt động
trong chính phủ một thách thức. Nếu Churchill đã đúng khi nói rằng dân chủ là
hình thức chính phủ tệ hại nhất, nhưng vẫn hơn những hình thức đã được thử
khác, thì ta có thể nói gì về Singapore?./.
Do đó Lý Quang Diệu đã để lại cho các nhà nghiên cứu
và những người hoạt động trong chính phủ một thách thức. Nếu Churchill đã đúng
khi nói rằng dân chủ là hình thức chính phủ tệ hại nhất, nhưng vẫn hơn những
hình thức đã được thử khác, thì ta có thể nói gì về Singapore?./.Graham Allison
is giám đốc trung tâm Belfer (Belfer Center for Science and International
Affairs) ở Trường Harvard Kennedy School. Ông là tác giả cuốn Nuclear
Terrorism: The Ultimate Preventable Catastrophe và đồng tác giả cuốn Lee Kuan
Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States, and the World.
________
Graham Allison is giám đốc trung tâm Belfer (Belfer
Center for Science and International Affairs) ở Trường Harvard Kennedy School.
Ông là tác giả cuốn Nuclear Terrorism: The Ultimate Preventable Catastrophe và
đồng tác giả cuốn Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United
States, and the World.
No comments:
Post a Comment