Lâm
Bình Duy Nhiên
Posted on March 30, 2016 by editor
— No
Comments ↓
Sử gia Tạ Chí Đại Trường qua đời vào đêm 24/3/2016 tại
Sài Gòn, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, hưởng thọ 81 tuổi.(*)
Tạ Chí Đại Trường
Bác Trường vốn là chỗ thân tình với cha mẹ tôi. Ông
là bậc đàn anh của cha tôi. Cùng quê gốc ở Bình Định. Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường
được cha chở đến thăm bác tại nhà của Tạ Chí Đông Hải, anh ruột bác Trường.
Xuất thân từ một gia đình Nho học. Thân phụ là cụ Cử
nhân Hán học Tạ Chương Phùng, đồng chí và hoạt động chung với cụ Ngô Đình Diệm,
từng làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Anh họ của bác Trường là nhà chí sĩ Tạ Chí
Diệp, bị chính quyền họ Ngô thủ tiêu.
Tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa (1962) và Cao học Sử
(1964) tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, Tạ Chí Đại Trường phục vụ 10 năm
trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau biến cố 30/4/1975, bác bị đi tù cải tạo
(1975-1981). Khi ra tù, bác Trường đã phải “sống một cuộc sống bên lề xã hội
như những người kém may mắn khác”(1). Bác đã làm nhiều việc tay chân vất vả để
bươn chải kiếm sống, một cuộc sống của một thứ “chuẩn công dân hạng nhì”(2).
Thi thoảng bác lại đạp xe đến nhà để trò chuyện với cha tôi. Hai anh em say sưa
kể chuyện về quê hương Tây Sơn, Bình Định. Bác thường phân tích hay giải thích
những khám phá, tìm tòi mới lạ về lịch sử cho cha tôi. Dưới mắt một thằng nhóc,
nghe lỏm những mẩu chuyện lịch sử do bác kể luôn là một điều thú vị. Bác Trường
cao, gầy gò, đen đóm, khuôn mặt khắc khổ có lẽ do những thẳng trầm của thời cuộc
tạo nên. Thoạt trông bác, không ai biết đó là một sử gia, tác giả của tác phẩm Lịch
sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, từng đoạt giải thưởng Văn chương
Toàn quốc, bộ môn Sử vào năm 1970.
Cho đến một ngày giữa năm 1994, bác Trường ghé thăm
cha mẹ tôi lần cuối. Bác chào từ biệt trước khi đi Mỹ định cư và gởi gắm cha một
cái túi bao gồm nhiều bản đánh máy các tác phẩm, bài viết của bác từ nhiều năm
qua. Đó cũng là lần sau cùng tôi được gặp bác.
Trong số các bản đánh máy ấy, tôi có cơ hội đọc những
bài viết công phu và nhất là quyển hồi ký cải tạo Một khoảnh khắc Việt Nam Cộng
hòa nối dài. Cái túi bác Trường gởi lại luôn có một sức cuốn mãnh liệt, gợi
trí tò mò tìm hiểu của một thanh niên khát khao tìm hiểu sự thật lịch sử. Sự thật
không như những gì vẫn được rao giảng, tuyên truyền inh ỏi trong xã hội, từ mái
trường tiểu học đến giảng đường đại học thời ấy.
Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của bác Trường
lại là một tiểu luận Cao học ở trường Đại học Văn khoa Sài Gòn: Lịch sử nội
chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Trên cương vị một người viết sử,
bác đã đặt lại vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc. Tác phẩm gây tiếng
vang trong giới sử học trước 1975 nhưng lại mang đến cho bác nhiều phiền toái
khi bị người cộng sản sau 1975 kết án là đã “hạ thấp Quang Trung, đề cao
Gia Long”. Qua tác phẩm đó, một cách gián tiếp, người đọc thấy rõ một sự
kiện lịch sử (vai trò triều Tây Sơn, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ)
đã bị một quyền lực chính trị (cộng sản) lũng đoạn, sử dụng và tuyên truyền một
cách có hệ thống nhằm củng cố vai trò của thể chế chính trị ấy. Sách cũng như
những công trình nghiên cứu của bác đã không được chính quyền trong nước sử dụng
hay in ấn trong một thời gian dài.
Bằng những lập luận độc đáo cũng như cách nhìn sự việc
một cách hoàn toàn độc lập, Tạ Chí Đại Trường chính là một trong những sử gia
có nhiều đóng góp quan trọng trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động
của dân tộc. Không rơi vào khuôn khổ cứng nhắc, rập khuôn thường thấy ở những
người viết sử kiểu cũ, những nhận định hay quan điểm của ông luôn dựa trên
lương tâm của một sử gia. Như lời nhận định của ông Nguyễn Huệ Chi:
“Với tôi, ông ấy là người luôn ngẩng cao đầu,
không chịu nghe mệnh lệnh của ai ngoài trái tim và con mắt nhìn sự thật.”(3)
Sử gia Tạ Chí Đại
Trường (21 tháng 6, 1938 – 24 tháng 3, 2016). Nguồn: Nguyễn Thị Hậu & Lê
Thanh Hải, “Khảo cổ học bình dân Nam bộ
– Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết”, 2010
Giới sử gia trong nước đánh giá sự ra đi của Tạ Chí
Đại Trường là một mất mát lớn của nền sử học Việt Nam. Riêng với cá nhân người
viết, khi còn sống, ông đã không được trọng dụng một cách đúng mực bởi những
người viết sử của “bên thắng cuộc”, thì khi qua đời, dẫu có thương tiếc mấy
e cũng đáng trách. Lý ra, giới học thuật miền Bắc nên lắng nghe, tìm hiểu những
công trình nghiên cứu của một sử học có tấm lòng như ông. Đằng này, cũng theo
ông Nguyễn Huệ Chi “có thể vì nhạy cảm chính trị mà người ta tránh né một
tinh hoa của miền Nam như ông…”
Cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của Tạ Chí Đại Trường
cũng như của bao tinh hoa khác của miền Nam Việt Nam mới chính là những mất mát
to lớn, không gì bù đắp trong nhiều lĩnh vực quan trọng sau 1975.
Nhà văn người Pháp, Robert Brasillach, đã viết “l’histoire
est écrite par les vainqueurs” (lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng).
Nhưng có những sử gia như Tạ Chí Đại Trường, khái niệm “thắng cuộc” hay “thất bại”
dường như không hiện hữu. Ông luôn miệt mài làm việc, không theo những luận điểm
chính thống đương thời, không bị quyền lực chính trị chi phối hay khuất phục,
chỉ với mỏi mong duy nhất là mang lại những cái nhìn khách quan, xác lập lại sự
thật lịch sử cho hậu thế, bất chấp những hệ lụy cho chính cá nhân mình. Đọc
sách ông viết, ta có cảm giác như ông muốn nhắn nhủ, gởi gắm nhiều tâm tư vào một
tương lai Việt Nam tốt đẹp, với quan niệm “chế độ nào rồi cũng qua, chỉ có đất
nước là tồn tại”(4). Chính vì vậy, ông luôn thể hiện cách tiếp cận lịch sử
Việt Nam một cách trung thực nhất. Ông không hề e ngại những phản biện, chỉ
trích, tấn công đến từ người cộng sản hay thậm chí cộng hòa.
Đối với tôi, bác Trường là một nhà sử học (dẫu bác
cho rằng mình chỉ là một nhà viết sử) chân chính, bình dị, không may mắn trong
thời buổi thăng trầm, loạn lạc của dân tộc. Nhưng ông cũng kịp để lại cho ngành
sử học Việt Nam những công trình nghiên cứu mang tầm vóc quan trọng cũng như những
tác phẩm giá trị.
Không may mắn, vất vả như mẩu đối thoại, đáng suy
nghĩ, giữa một người đọc sách, tại Hà Nội, và một người bạn của bác, từ Mỹ về :
“- Ông Trường dạy ở Đại học nào bên Mỹ?
– Anh ta làm cu li bên đó chớ ở Đại học nào đâu!”(5)
Bác Tạ Chí Đại Trường đã ra đi, yên nghỉ nơi đất Mẹ.
Một trong ít những nhân cách, tri thức lớn còn sót lại trong một xã hội nhiều
biến động, chuyển động. Một xã hội với nhiều trang sử dân tộc đã được viết lại
bởi những kẻ chiến thắng. Họ viết lại bất chấp lương tâm và sự thật!
Lausanne, 28/3/2016
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
.
Nguồn:
Bài do tác giả gởi. DCVOnline minh họa và hiệu đính.
.
Tác
phẩm quan trọng của Tạ Chí Đại Trường:
– Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
– Thần, Người và Đất Việt
– Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài
– Những bài dã sử Việt
– Những bài văn sử
– Sử Việt đọc vài quyển
– Người lính thuộc địa Nam Kì (1861-1945)
– Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
– Thần, Người và Đất Việt
– Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài
– Những bài dã sử Việt
– Những bài văn sử
– Sử Việt đọc vài quyển
– Người lính thuộc địa Nam Kì (1861-1945)
(1) Tạ Chí Đại Trường – Trả lời phỏng vấn của Nhã
Nam
(2) Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài
(3) Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trao đổi qua điện thoại với BBC ngày 24/3/2016
(4) Thư gởi Quốc hội Việt Nam, ngày 4/5/2010, yêu cầu công nhận nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa là Chứng tích Lịch sử Quốc gia
(5) Tạ Chí Đại Trường – Trả lời phỏng vấn của Nhã Nam
(*) Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 nhưng khai sinh ghi 21 tháng 6, 1938.
(2) Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài
(3) Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trao đổi qua điện thoại với BBC ngày 24/3/2016
(4) Thư gởi Quốc hội Việt Nam, ngày 4/5/2010, yêu cầu công nhận nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa là Chứng tích Lịch sử Quốc gia
(5) Tạ Chí Đại Trường – Trả lời phỏng vấn của Nhã Nam
(*) Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 nhưng khai sinh ghi 21 tháng 6, 1938.
---------------------------------
Diễn Đàn Thế Kỷ - 29 tháng 3 năm 2016
.
Đoàn
Xuân Kiên
Gửi
cho BBC Việt ngữ từ London, Anh quốc
- 27 tháng 3 2016
.
Kính
Hòa, phóng viên
RFA - 2016-03-29
.
.
Hoàng
Lan -
25/3/2016
.
Nguyễn
Thị Hậu - 24/3/2016
.
Tiếp
Thị Thế Giới - 24/03/2016
.
BBC Tiếng Việt - 24
tháng 3 2016
.
VOA
Tiếng Việt - 24.03.2016
.
Người
Việt - March 23, 2016
.
Việt
Báo Cali - 25/03/2016
.
Cô
Tư Sài Gòn - Thư Sài Gòn - Việt Báo - 25/03/2016
.
Sưu
tầm của Kevin Trần - Mar 23, 2016
.
Hoài
Thanh (TT&VH)
phỏng vấn sử gia Tạ Chí Đại Trường
- 24/8/2009
.
Nhân
dịp nhận giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2014
(24-3-2014)
.
.
.
Quach Hien - Monday, June 28, 2010
.
Quach Hien -
Wednesday, March 26, 2014
.
Quach Hien - Thursday, February 12, 2015
.
phạm xuân nguyên - Sep 9, 2010
.
Về
“huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?
talawas
| Tạ Chí Đại Trường 4.2.2008
No comments:
Post a Comment