Athena
chuyển ngữ
24/03/2016
.
Ca sĩ Mai Khôi
Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – Trong một buổi biểu diễn
trên sân khấu vào thứ Sáu, nữ ca sĩ Mai Khôi trình bày ca khúc có tên “Việt
Nam”, một ca khúc mang ý nghĩa rất lạc quan so với tình hình đất nước. Tuy
nhiên, các ca khúc còn lại của cô, ví dụ như “Cuffed in Freedom”, đều phản ánh
các vấn đề nóng bỏng của xã hội như tham nhũng, bất bình đẳng giới và sự thắt
chặt quản lý của chính quyền đối với nghệ sĩ.
Ca sĩ Mai Khôi, hiện 32 tuổi, là một trong hai nghệ
sĩ và nhà hoạt động Việt Nam tham gia ứng cử đại biểu quốc hội với tư cách là ứng
viên tự do. Các nhà phân tích cho biết đây là lần đầu tiên có nhiều hơn hai hoặc
ba nhà hoạt động xã hội ra ứng cử đại biểu quốc hội.
Ca sĩ Mai Khôi cho biết sự quan tâm của cô đến bất
công xã hội và các vấn đề của tuổi trẻ - được thể hiện qua các bài hát của cô –
sẽ giúp cô trở thành ứng viên thu hút hơn đối với nhiều người trẻ Viên Nam vốn
không quan tâm đến chính trị.
Cô cho biết hiện có hàng nghìn người đang ủng hộ cho
cô “vì họ biết tôi đang làm gì với âm nhạc của tôi.”
Việt Nam lần đầu chấp nhận các ứng viên đại biểu quốc
hội tự do là vào năm 2002, và chỉ có 7 trong số vài trăm người trúng cử trong
suốt 3 nhiệm kỳ qua, theo một phân tích của Chương trình Phát triển thuộc Liên
Hợp Quốc. Những ứng viên này thường là doanh nhân và học giả là đảng viên hoặc
có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản, phần lớn trong số đó sẽ bị loại khỏi
danh sách trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu bởi quy trình bầu cử phức tạp do Đảng
Cộng sản điều hành. Ca sĩ Mai Khôi tất nhiên không phải là đảng viên Đảng Cộng
sản.
Các ứng viên tự do năm nay chủ yếu đến từ thủ đô Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, bao gồm nhà văn,
luật sư, giáo viên và thậm chí là cả danh hài.
“Trước đây, Quốc hội Việt Nam không phải là thứ được
nhiều người Việt Nam để ý đến,” nhưng năm nay lại thu hút được rất nhiều ứng
viên độc lập từ nhiều ngành nghề khác nhau, ông Edmund J. Malesky, chuyên gia về
Việt Nam và là giáo sư kinh tế chính trị thuộc đại học Duke, cho biết. Giáo sư
Malesky nói rằng các ứng viên độc lập có tuổi trẻ nhất từ trước đến nay và có rất
nhiều người bàn tán về nền tảng của họ cũng như mức độ cởi mở, điều vốn rất hiếm
tại một đất nước độc đảng toàn trị. Các cuộc thảo luận tại Quốc hội đã trở nên
sống động hơn trong những năm gần đây và sự gia tăng các ứng viên không theo
truyền thống như ca sĩ Mai Khôi đã phản ánh sự quan tâm chính trị của người dân
Việt Nam.
Các ứng viên độc lập này không hề có một ý thức hệ
chính trị giống nhau. Một số người, như ca sĩ Mai Khôi, không tự xem mình là
nhà đối lập. Một số người khác, như cô Nguyễn Trang Nhung, lại cho rằng việc
tranh cử của họ là một thách thức trực tiếp với chính phủ Việt Nam vốn nhận được
những chỉ trích cực kỳ nặng nề từ các tổ chức nhân quyền quốc tế vì bỏ tù các
nhà chính trị đối lập.
Ứng cử viên độc lập
Nguyễn Trang Nhung.
“Chúng tôi là một đất nước độc đảng toàn trị; còn
tôi lại thích phải đa đảng,” cô Trang Nhung, 34 tuổi, doanh nhân và là nhà hoạt
động tại thành phố Hồ Chí Minh. “Nếu đa đảng, chúng tôi có thể lựa chọn đảng
nào hoạt động hiệu quả hơn.”
Một trong những ứng viên độc lập nổi trội nhất là
ông Nguyễn Quang A, doanh nhân và là nhà hoạt động người Hà Nội, người đã thất
bại trong việc thành lập viện nghiên cứu độc lập đầu tiên tại Việt Nam vào năm
2007. Trong vài tuần gần đây ông cho biết đã thu thập được hơn 5000 chữ ký từ
các hội nhóm khác nhau ủng hộ ông, bao gồm cả quan chức chính phủ, mặc dù đó
không phải là quy trình bắt buộc.
Ông Quang A, năm nay 69 tuổi nói rằng Việt Nam đã tiến
được vài bước trong tiến trình hội nhập quốc tế, như việc tham gia TPP. Những
thay đổi này đã tạo ra không gia hoạt động cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt
Nam.
“Chúng tôi đang cố gắng mở rộng không gian hoạt động
hơn nữa.” Bên cạnh đó, ông A cũng thừa nhận rằng kế hoạch tranh cử của ông
không thể thành công được. “Hệ thống bầu cử được thiết kế để Đảng Cộng sản quản
lý,” ông giải thích.
Trả lời qua điện thoại vào hôm thứ Sáu, ông Nguyễn
Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết hiện ông không rảnh để bình
luận về chuyện này.
Ông Paul Schuler, giáo sư khoa học chính trị tại đại
học Arizona, người đang viết cuốn sách về Quốc hội Việt Nam cho biết Việt Nam
đã bắt đầu chấp nhận các ứng viên độc lập như là một phần của công cuộc thay đổi
toàn diện vốn dự định cho phép Đảng Cộng sản kiểm tra quyền lực của thủ tướng.
Giáo sư Schuler nói rằng sẽ rất thú vị khi theo dõi
các ứng viên độc lập tự vận động tranh cử như thế nào và nếu ông Quang A đắc cử,
đây sẽ được xem là một tín hiệu đáng chú ý cho thấy “một sự thay đổi ngoạn mục”.
Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng các ứng viên độc lập này không thể đại diện
cho một lực lượng đối lập với hệ thống chính trị của Việt Nam được vì quá trình
bầu cử vẫn cho phép các quan chức cấp cao được quyết định ai mới là người được
vào Quốc hội.”
“Nếu họ không kiểm soát quá trình bầu cử thì đã chẳng
còn chế độ độc đảng này từ lâu rồi, và thôi cho rằng chắc chắn họ nhận thức được
điều này,” ông cho biết.
Ông Nguyễn Danh Quý, thư ký tòa soạn tạp chí Elle Việt
Nam nói rằng, với tư cách là một ca sĩ, cô Mai Khôi vốn luôn được biết đến đến
với tính cách thẳng thắn và suy nghĩ phóng khoáng, và trong suốt nhiều năm qua,
những nhà phê bình luôn chỉ trích cô là “quá cứng đầu”. Cô luôn lên tiếng ủng hộ
trong các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT và chỉ trích vấn nạn bạo hành gia
đình cũng như các website chuyên ngồi lê đôi mách về cách ăn mặc của cô.
Về phần ca sĩ Mai Khôi, cô không hề có ý định biện hộ
về tính cách của mình cũng như nguyện vọng chính trị. Nhưng cô phải thật cẩn thận
nếu muốn vào được Quốc hội.
Luật pháp Việt Nam ngăn cấm ca sĩ Mai Khôi tổ chức
các sự kiện chính trị, ví dụ như buổi ra mắt chiến dịch tranh cử của cô, vốn chỉ
là một buổi gặp gỡ với báo giới. Trên facebook của ca sĩ Mai Khôi hiện đã đăng
tải bức ảnh chụp khuôn mặt cô kèm với khẩu hiệu.
Vào thứ Năm vừa qua, ca sĩ Mai Khôi cho biết hồ sơ của
cô đã lọt qua vòng tuyển chọn đầu tiên. Bước tiếp theo sẽ là gặp gỡ các cử tri ở
khu vực bầu cử của cô ở thành phố Cam Ranh. Cô cũng cần đến sự chấp thuận của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức cực kỳ quyền lực thuộc Đảng Cộng sản, để được
ra tranh cử vào tháng Năm tới.
Ca sĩ Mai Khôi cho biết chiến dịch tranh cử của cô
đã chính thức bắt đầu vào hôm 11/3 vừa qua, với mục đích giúp người trẻ hòa
mình vào tiến trình bầu cử và cô cho rằng ngay cả khi cô không đắc cử đi chăng
nữa thì đây cũng là một điều rất thành công rồi.
“Tôi chỉ muốn nhiều người biết đến chính trị hơn,”
ca sĩ Mai Khôi chia sẻ.
Huỳnh Thanh Nguyệt Ánh, 24 tuổi, nhân viên lễ tân tại
một cửa hành phân phối xe Porsche cô sẽ bầu cho ca sĩ Mai Khôi nếu cô ấy được
phép ra tranh cử và đây sẽ là lần bỏ phiếu đầu tiên của cô gái này.
“Tôi chỉ bầu cho người mà tôi thực sự tin tưởng,” cô
chia sẻ.
Nguồn: New
York Times
No comments:
Post a Comment