Sunday, 14 September 2014

XEM PHIM "LAST DÁY IN VIETNAM" : NỖI ĐAU CÒN ĐÓ SAU 40 NĂM ! (Linh Vũ - Cali Today News)




Cali Today News
Cập nhật: 13/09/2014 12:11

Thứ Bảy ngày 6 tháng 9 lúc 12 giờ trưa tại hội trường The Olympia Center, Room B 222 Columbia St. NW, Olympia, WA có buổi chiếu phim “Last Days In VietNam” do phóng viên Thanh Tân báo Seattle Times tổ chức với đông đảo cựu chiến binh Việt Mỹ và đồng hương VN tham dự.

Cali Today News - Bộ phim tài liệu do nữ đạo diễn Rory Kennedy thực hiện. Rory Kennedy là con gái út của Thượng nghị sĩ Robert Fitzgerald Kennedy và bà Ethel Kennedy, cũng là cháu gọi cố Tổng thống John F. Kennedy bằng bác. Bộ phim đã thực hiện để nói về sự anh hùng của người Mỹ trong những ngày cuối khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Phim “ Last Days In Vietnam” đã ra mắt trước đây tại Sundance Film festival vào tháng 1/2014 với nhiều ý kiến và cảm nhận khác nhau về cuộc chiến VN trong nhiều góc cạnh từ chính trị, đời sống văn hóa, bi thương lẫn phẫn nộ, với hồi ức vừa hoảng sợ lẫn tuyệt vọng, và sự tranh đấu giữa sự sống và chết. Nhất là bài học lịch sử khó quên đối với quốc gia Hoa Kỳ trong chiến tranh VN. Bộ phim cũng đã được trình chiếu tại New York vào ngày 05 tháng 9 và sau đó mở rộng đến các thành phố khác trên khắp đất nước trong suốt thời gian còn lại của tháng Chín và tháng Mười. Chúng tôi xin tóm lược nội dung bộ phim tài liệu trước khi đi vào một số chi tiết sau buổi trình chiếu tại Olympia thủ phủ tiểu bang Washington với nhiều cảm nhận khác nhau của nhiều người.

Bộ phim tài liệu “Last Days In Vietnam”: Sản xuất bởi Moxie Firecracker Films, Đạo diễn: Rory Kennedy, Kịch bản: Mark Bailey, Keven McAlester, Nhà sản xuất: Keven McAlester, Rory Kennedy, Sharon Grimberg, Điều hành sản xuất: Mark Samels, Đạo diễn hình ảnh: Joan Churchill, Âm nhạc: Gary Lionelli. Cuốn phim này là loại tài liệu lịch sử của PBS vẫn chưa được trình chiếu trên các kênh truyền hình của Hoa Kỳ. Rory Kennedy tái duyệt lại việc thất thủ hiển nhiên của Saigon trong tài liệu rõ mới này. Đối với nhiều người hỗ trợ cuộc chiến ở VN, sự thất thủ đặc trưng đó nằm trong HĐ Paris 1973 và rồi ngừng bắn sau đó đã không là những cú giáng tệ hại nhất cho hy vọng của họ về một giải pháp hữu hiệu cho chiến cuộc VN. Tệ hơn nữa là sự di tản hỗn loạn và nhục nhã khỏi Saigon khi nó rơi vào tay quân Bắc Việt năm 1975, được giới truyền thông thế giới ghi lại trong sử liệu.

Nội dung bắt đầu từ một thắc mắc của Capt Stuart Herrington quân lực Hoa Kỳ ở Sài Gòn trong ngày cuối khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay CS tháng Tư năm 1975 và trước sự hoảng sợ các quân nhân Hoa Kỳ đã đặt ra câu hỏi : "Who goes and who gets left behind?"Ai đi? Và ai là những người bị bỏ lại phía sau? "

Cuốn phim chỉ thuật lại khoảng thời gian căng thẳng từng giờ trong 24 tiếng đồng hồ cuối cùng của những người Mỹ rời khỏi VN. Thời gian này nằm trong tình thế khó xử của nhà ngoại giao, những người có trách nhiệm từ sĩ quan lẫn binh sĩ Hoa Kỳ trước tình trạng cấp bách phải di tản những công dân Hoa Kỳ, những nhân viên người Việt đã làm cho chính phủ Mỹ và nhất là sự hỗn loạn của người dân, những khó khăn nhất của nhà ngoại giao và những quan chức có trách nhiệm lúc đó, là vừa chấp hành lệnh từ Tòa Bạch Ốc vừa bức xúc với tiếng gọi lương tâm và trách nhiệm của một con người phải làm cách nào để cứu nhiều sinh mạng của Việt Nam. "Ngày cuối cùng của Việt Nam" gồm nhiều cuộc phỏng vấn với các nhân vật chính trị quan trọng như cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Cố vấn lực lượng đặc biệt Richard Armitage, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Ronn Nessen, Hải quân Đại Tá Việt Nam Cộng hòa Đỗ Kiểm lúc bấy giờ là Tham mưu Phó Hành quân, Frank Snepp nhà phân tích của CIA, con trai của một phi công Chinook helicopters Nguyễn Văn Ba, Miki Nguyễn và một sinh viên đại học Sài Gòn thời đó ông Bình Phó Đ.v.v . sự thất thủ đặc trưng đó nằm trong HĐ Paris 1973. Từ hình ảnh cũng như các câu trả lời và tường thuật của nhiều người đều có những góc nhìn khác nhau, với thời điểm hôm nay sau 40 năm đối với nhiều người Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam thì cho là sự thất bại mang tính đặc trưng nằm trong Hiệp định ngưng bắn năm 1973 tại Paris. Có thể đây là sự giải bày về sự phản bội của Hoa kỳ trong chiến tranh VN tạo nên sự thất bại ô nhục để miền Nam đã rơi vào tay CS Bắc Việt năm 1975. Hôm nay, đối với những người phản chiến năm xưa có rất nhiều người đã hối hận về hành động tiếp tay với chế độ khát máu của nhân loại như nữ sĩ Ỷ Lan (Anh), Merle Ratner và Nancy Pocock (Canada), tài tử Jane Fonda, Tom Hayden, ca sĩ Joan Bayer và Janis Joplin, cựu binh John Kerry và Rusty Sachs .v.v. Tuy nhiên bộ phim vẫn nêu cao sự anh hùng của người Mỹ trong thời gian đó. "Ngày cuối ở Việt Nam" không chỉ là một câu chuyện về những người anh hùng, nhưng nó nhắm trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều. Nó cũng nói về chính sách đối ngoại đối với đồng minh Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam, từ một quan điểm đạo đức. Trên một quan điểm đó Đạo diễn Rory Kennedy cũng nghĩ rằng “Ngay cả khi thất trận, người ta cũng có thể trở thành anh hùng, nếu tìm cách cứu giúp kẻ khác, cứu giúp sinh mạng của kẻ khác”. Một điều mà chúng ta ngạc nhiên là sau 40 năm chiến tranh VN đã được mở lại bằng những thước phim bởi Rory Kennedy, để nhìn lại, để xét lại trường hợp sụp đổ của Sài Gòn với một số tài liệu làm kinh nghiệm cho Hoa kỳ, Rory Kennedy muốn nhìn lại những tình huống đằng sau sự thất thủ của Saigon trong tài liệu mới dành cho American Experience, loạt sử liệu đồ sộ của đài PBS. Tinh tế, sắc xảo và có lúc vừa thương tâm vừa hứng thú, cuốn phim cho thấy tiềm năng hòa giải trước xấp xỉ 40 năm sau cuộc triệt thoái cuối cùng của Mỹ và có lẽ sẽ được chiếu lại thường xuyên trên màn ảnh và các đài digital.

Theo cá nhân tôi thì chủ đích ra đời bộ phim tài liệu với hướng đi chính trị nhiều hơn và sự hóa giải sau 40 năm vết thương vẫn chưa lành của cả hai dân tộc với thực tế cũng như cả sự thất bại và nỗi đau vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Bộ phim đã nói lại sự việc của năm 1973 với hiệp ước ngừng bắn của chính quyền Nixon với CS Bắc Việt, đã dọn đường cho việc rút quân tham chiến Mỹ ra khỏi miền Nam VN. Sau khi Tổng thống Nixon bị sì­căng­đan trong vụ bê bối Watergate buộc phải từ chức năm 1974, CS Bắc Việt bắt đầu tấn công mạnh mẽ vào miền nam VN trong khi VNCH không còn sự hỗ trợ của Hoa kỳ để có thể đẩy lùi quân Bắc Việt. Thừa cơ hội Quân Lực VNCH mất điểm tựa, quân đội miền Bắc ồ ạc tiến về phía Sài Gòn, trong thời điểm này các quan chức Mỹ bắt đầu xem xét sự lựa chọn của họ để trấn an các nhân viên chính phủ và dân sự còn lại trong xứ. Tại Washington, Tổng Thống Gerald Ford khẩn cầu Quốc hội cung cấp một số ngân quỹ thích hợp để tái phối trí người Mỹ và có đến 200.000 cộng sự viên miền Nam Việt Nam và gia đình họ, nhưng các chính trị gia Mỹ từ chối thông qua dự luật, trong đó có Nghị sĩ Joe Biden, hiện giờ là Phó Tổng Thống. 
Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam ông Graham Martin đã từ chối cuộc di tản chính thức dự trù, ngay cả khi dân số tị nạn ở Saigon tăng lên đến gần cả triệu. Do hậu quả đó, viên chức chính phủ Mỹ các ngành bắt đầu kín đáo tổ chức các cuộc di tản không chính thức cư dân Nam VN ra hải ngoại; nhiều người trong số đó là quân cán chính của chính quyền miền nam; mặc dù họ biết đã vi phạm luật Hoa­kỳ khiến có thể bị buộc tội phản quốc. Trong số những hành động can trường ít ai biết này có Đại úy lục quân Stuart Herrington và các sĩ quan khác đã giúp đưa người tỵ nạn trái phép lên các xe tải quân sự đến căn cứ không quân Hoa­kỳ bên ngoài Saigon và chuyển họ bằng các phương tiện vận tải bay đi Philippines. Ông Joseph McBride của bộ Ngoại giao đã đi lại bằng xe van của tòa đại sứ quanh thành phố rước những cộng sự viên quan trọng và bỏ họ xuống các bến cảng của sông Saigon để đáp tàu rời xứ sở. Viên sĩ quan hải quân Nam VN Dam Pham kể lại: "Có hỗn loạn ở Saigon lúc đó".

Trong khoảng thời gian 24 tiếng để hành động theo lệnh khẩn cấp, trong phim cũng nói lên những hành vi, lương tâm và lòng dũng cảm của những người có thẩm quyền trong lúc đó như Đại Úy Stuart Herrington nhân vật đóng vai trò trọng yếu trong bộ phim tài liệu “Last Days In VN”) được Ngũ Giác Đài gởi đến giúp ngăn ngừa tàu Mỹ rơi vào tay kẻ thù. Trong bộ phim tài liệu này có cựu giới chức Bộ Quốc phòng Richard Armitage, người đã lên kế hoạch với Hải quân Đại tá Việt nam Cộng Hòa Đỗ Kiểm, lúc bấy giờ là Tham mưu Phó Hành quân có trách vụ điều hành và theo dõi các hoạt động của các chiến hạm, để bí mật thực hiện một chương trình di tản tổng quát để đưa hơn 30.000 người tỵ nạn rời khỏi Việt Nam. Ông Đỗ Kiểm đã hồi tưởng lại những gì đã chứng kiến ông nói: "đôi khi bạn phải vi phạm luật để theo lương tâm".

Ông Richad Armitage không chấp nhận thực tế phũ phàng là Saigòn có khả năng sụp đổ, do đó ông đã hoãn lại cho tới phút chót những sự chuẩn bị để di tản những người còn lại ở Sài Gòn. Sự lựa chọn duy nhất trong thời điểm đó là phương tiện máy bay trực thăng không vận, phải thi thành nhiệm vụ trong vòng 24 giờ để hoàn thành cuộc di tản số người sau cùng ra tàu sân bay đang neo ngoài khơi bờ biển. Bắt đầu từ ngày 29/4/1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình "Frequent Wind" để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ VNCH để rời khỏi Việt Nam. Trên nguyên tắc chương trình Frequent Wind chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 là chấm dứt và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc phòng (Defence Attaches Office, DAO) của Hoa Kỳ sẽ được Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phá nổ trước khi ra đi. Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Cho đến 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản. Tuy nhiên cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chiếc trực thăng CH­46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng của toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn mang theo Trung sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

Cuộc di tản kéo dài hơn 18 giờ không ngừng nghỉ với 75 trực thăng của lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ thay phiên nhau chở người di tản. Khi chuyến bay sau cùng đáp lên khu trục USS Kirk thì tại Đại Sứ Quán Sài Gòn vẫn còn rất đông người bị bỏ lại. Với 2,000 người Việt chen chúc trong khuôn viên tòa đại sứ và phần lớn các phương tiện khác bị cắt đứt, lựa chọn duy nhất còn lại là vận tải bằng trực thăng vốn dĩ chỉ còn 24 giờ để hoàn tất. Bất kể những thành tựu kinh ngạc này, hàng chục ngàn hợp tác viên của Mỹ đã không có cơ hội thoát thân và nhiều người sau đó đã bị bắt giữ hoặc bị hành quyết vì đã hỗ trợ quân Mỹ. Những kẻ thiếu ảnh hưởng hay phương tiện để di tản biết rằng những kẻ may mắn hơn hay có quan hệ tốt hơn họ đã được vớt an toàn ra hải ngoại trong khi họ bị bỏ lại để đối diện với sự khủng bố của chế độ cộng sản. Trong bộ phim có hai nhân vật là nhân chứng được phỏng vấn đó là Sinh viên Bình Phó Đ và sĩ quan Phạm của HQ Nam VN là hai trong những trường hợp bị bỏ lại, họ đã bị tập trung trong các trại "cải tạo" vì họ đã tìm đường đến Mỹ và hôm nay họ đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Herrington nhắc lại việc rút lui sau cùng vốn ảnh hưởng đến việc bỏ rơi các chiến hữu người Việt: "Thật là một sự phản bội sâu đậm!"

Trong đoạn phim còn mô tả sự phi thường của các Phi công VNCH vận chuyển người tị nạn đáp lên tàu USS Kirk và ánh mắt nhìn theo trong niềm đau xót khi những máy bay trực thăng bị đẩy xuống lòng biển sâu để nhường chỗ cho các chuyến bay khác đến.v.v. Bộ phim còn nói lên sự đau thương, khổ cực, xác xơ của những người di tản trên các bon tàu, cảnh hải hùng đầy kinh ngạc để chọn lựa giữa sự sống và chết trong mọi tình huống. Cảnh trẻ em đàn bà ngơ ngác run sợ trước hoàn cảnh nguy hiểm, một vài nụ cười quá héo hắt chợt thoáng trên môi để tỏ lòng cám ơn khi được cứu vớt.v.v. tất cả được ghi lại trong những hình ảnh ngắn gọn nhưng chúng ta cũng có thể đọc được đó là hình ảnh ngày đại tang của dân tộc. Bộ phim được kết thúc với vụ đánh bom vào ban đêm của căn cứ không quân Mỹ bên ngoài Sài Gòn, tiếng nổ long trời của đạn pháo, khói lửa ngút trời trong đêm tối nói lên sự đổ nát, nỗi tuyệt vọng mà những kẻ tỵ nạn đã đối diện vào những giờ phút cuối thất thủ của thành phố và sự cáo chung của chính phủ VNCH trong danh nghĩa Đồng Minh là Tiền Đồn Chống Cộng.

Trong bộ phim với sự lựa chọn các đối tượng phỏng vấn của Rory Kennedy cũng không kém phần quan trọng và sâu sắc, trong đó có nhiều nhân vật còn sống sót của Đại sứ quán và các đối tác trọng yếu miền Nam Việt Nam. Tin tức trong bộ phim với tài liệu lưu trữ cá nhân và những thu thập đặc biệt khá khúc chiết tạo bố cục rất linh hoạt bởi chuyên viên Mark Bailey và Keven McAlester, cũng như sự lắp ráp tài tình bởi Don Kleszy. Nhất là nhạc nền do Gary Lionelli sáng tác góp phần làm tăng cảm xúc cho khán giả theo dõi bộ phim tài liệu, gợi nhớ giai đoạn lịch sử đau thương này.

Trong một thời kỳ lịch sử Hoa­kỳ vốn được tái duyệt và chỉ trích; ngừng lại ở chỗ kết thúc chiến cuộc VN, sự xoay sở của Kennedy trong việc thu thập những tài liệu mới mẻ và những cuộc phỏng vấn bộc trực đầy ấn tượng đã tồn tại như một thành tựu gây xúc cảm độc đáo.

Phần cuối chương trình là sự phát biểu cảm tưởng và ý nghĩ của mọi người tham dự sau khi xem đoạn phim dài 1 tiếng 30 phút. Dĩ nhiên là trong mỗi người Việt lẫn người Mỹ đều mang một hồi ức khó quên về cuộc chiến VN. Mọi người đều rơi lệ khi nói lên cảm tưởng và suy nghĩ của mình, sự đau thương đã hiện rõ trên từng ánh mắt, lời nói với sự nghẹn ngào khi nhớ về dĩ vãng. Bộ phim đã mang mọi người về lại đoạn đường đau thương gần 40 năm của dân tộc VN, đồng thời cũng vẽ lại một đoạn đường đen tối của lịch sử Hoa Kỳ. Có người cho rằng trong những cuộc phỏng vấn những nhân vật có ảnh hưởng trong cuộc chiến họ không nói lên sự thật và lý do bỏ rơi miền Nam VN như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã không thẳng thắn trả lời những thắc mắc về những vấn đề liên quan, mà dường như “chỉ đọc lại một câu trả lời đã soạn sẵn”. Kissinger cùng cha đẻ ra Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê 1973 dù biết rõ rằng Lê đức Thọ chẳng bao giờ công nhận cái Hiệp Định đó, nhưng cũng ép buộc VNCH phải ký vào Hiệp Định đó bằng những lời đe dọa và bằng lời hứa suông với VNCH.

Có người cho rằng đoạn phim tài liệu này chỉ thuật lại những căng thẳng từng giờ trong 24 giờ cuối cùng của những người Mỹ còn lại tại Việt Nam, bộ phim dài 1 giờ 30 phút không thể thay đổi được lịch sử. Theo nhận xét của nhiều người thì ba nhân vật TT Kennedy cũng có lỗi, TT Johnson cũng bị sai lầm, nhưng TT Nixon và Ngoại trưởng Kissinger là sai lầm lớn nhất trong cuộc chiến VN.

Và giờ đây gần bốn mươi năm sau chiến tranh VN Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng trong chính sách ngoại giao của họ và không có một chiến lược xác định rõ ràng trong cuộc chiến như ở Iraq và Afghanistan. Bà Rory Kennedy nói rằng: Lịch sử có thể không lặp lại chính nó, nhưng chắc chắn nó vang vọng. Cho nên bộ phim này có thể cao hơn là một tài liệu lịch sử, là cuộc sống và những điều chúng ta quan tâm hôm nay.

Chúng ta nhìn thấy chiếc trực thăng vận đáp trên sàn tàu USS Kirk chính là lúc Hoa Kỳ đã chấm dứt cuộc chiến tại VN, nhưng họ có hiểu rằng chính họ đã mở ra một chương mới cho kẻ ở lại. Tóm lại “Last Days In VN” của Rory Kennedy được phối hợp các hình ảnh quí giá, những hình ảnh khó quên của Sài Gòn vào tháng 4 năm1975, những hệ quả của các cuộc biểu tình chống chiến tranh VN tại Hoa Kỳ. Một bức tranh lịch sử vinh nhục, đau thương, máu và nước mắt của cả hai dân tộc sẽ không bao giờ quên được, cho dù cộng đồng người Việt đã được người Mỹ cưu mang sống trong tự do, hạnh phúc hay Hoa Kỳ có viết hàng trăm hồi ký, hàng ngàn lý do, hàng chục thước phim để giải bày thì vết bầm lịch sử khi bức màn sắt rơi xuống thành phố Sài Gòn sẽ không bao giờ tẩy xóa được. Theo các nhà chính trị phương Tây cho rằng sự sụp đổ của VNCH hay sự chiến thắng của CSVN tháng 4 /1975 đều từ sự phản bội của Hoa Kỳ với đồng minh. Buổi trình chiếu phim “Last Days In Vietnam” chấm dứt lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Mọi người ra về mang theo nỗi đau của dĩ vãng, niềm chua xót cho dân tộc Việt sau gần 40 năm chiến tranh chấm dứt.

Chúng tôi được biết sau buổi trình chiếu bộ phim tài liệu tại The Olympia Center, thuộc thủ phủ của tiểu bang WA, ban tổ chức sẽ có buổi chiếu phim khác cùng ngày vào lúc 6 giờ tại Seattle. Tuy nhiên nếu quí vị nào chưa có dịp đi xem hay cần tìm hiểu thêm về bộ phim thời sự quan trọng này, xin gọi cô Thanh Tân (360)561­8902 hay email: thanh.tan




No comments:

Post a Comment

View My Stats