Thursday, 18 September 2014

TINH THẦN ĐẠI HÁN & THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG (Lê Mạnh Hùng)




Được đăng ngày Thứ ba, 16 Tháng 9 2014 18:55

Trái với những gì mà các nhà bình luận phương Tây vẫn thường nói, âm mưu thôn tính toàn bộ biển Đông của Trung Quốc không phải là vì tham lam tài nguyên dầu khí dưới lòng biển này cũng như là khối lượng cá tôm ở đây mà nó có tính cách ý thức hệ. Nó nằm trong tiềm thức của hầu hết người Hoa.

Giống như người Mỹ trong thế kỷ 19, coi việc bành truớng nước nước Mỹ từ bờ Đại Tây Dưong đến Thái Bình Dương như “sứ mạng hiển nhiên” thì người Hoa trong thế kỷ thứ 21 này cũng vậy. Cái cảm ngĩ rằng Trung Quốc có quyền làm chủ biển này nằm sâu trong lịch sử lâu dài của đế quốc Hán vốn nhìn những nước lân bang đạc biệt là những nước ở phía nam như là mọi rợ - “nam man” danh từ mà các cuốn sử Trung Quốc gọi các dân tộc ở phía nam

Có thể rằng sẽ phải mất nhiều thập niên nữa trước khi hải quân Trung Quốc có thể so sánh được với lực lượng hải quân Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ tại Thái Bình Dương, nhưng bằng cách đặt được những chỗ đúng nhỏ ở xa vùng biển của mình, Trung Quốc hy vọng làm khiếp sợ những nước láng giềng nhỏ và tạo ra một đe dọa với các nước lớn hơn và nền thương mại của họ. Đó chính là giai đọan đầu của một kế họach lâu dài biến biển Đông, một vùng biển mà từ hai ngàn năm nay là một điểm gặp gỡ giao lưu của các nền văn hóa và một trung tâm thương mại toàn cầu nhưng chưa bao giờ bị chi phối bởi Trung Quốc trở thành một cái “hồ riêng của Trung Quốc”

Tên tiếng Anh của biển Đông “South China Sea” là một sai lầm mà Bắc Kinh bám lấy để tự nhận biển này là của mình. Danh từ mà trước kia các đế quốc tại Trung Quốc dùng để gọi biền này bao gồm Nam hải, vùng biển phía bắc giáp giuới với Quảng châu và Hương Cảng cho đến Đài Loan và  “Giao chỉ hải”, biển Giao Chỉ, vùng biển phía nam đảo Hải Nam, một nhận thức rằng vùng biển này là giáp với Việt Nam chứ không dính dáng gì đến Trung Quốc cả. Những người Âu đầu tiên đến vùng biển này cũng không biết nó có dính líu đến Trung Quốc. Người Bồ Đào Nha đạt tên nó là biển Cổ Chiêm (Cochin) đề phản ánh việc người Chiêm Thành là những nhà hàng hải chính của biển này.

Nếu muốn gọi biển này một cách chính xác nhất có lẽ phải gọi biển Đông này của chúng ta là biển Mã Lai vì những dân tộc gốc Nam Đảo (Malaysia, Indonesia, Philippines, thổ dân Đài Loan và cả Việt Nam cũng có một phần giòng máu này) là những dân tộc chính sống chung quanh biển này. Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chỉ chiếm có khoảng một phần tư duyên hải phía bắc của biển này. Phần còn lại được chia sẻ bởi năm trăm triệu người dân các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia.

Quần đảo Hoàng Sa vốn nằm trong tay Việt Nam cho đến năm 1974 khi Trung Quốc đánh chiếm quần đào này từ tay Việt Nam Cộng Hòa là một trong những tranh chấp chính. Tuy nhiên ngay cả nếu Trung Quốc có giành được chủ quyển trên quần đảo này Trung Quốc cũng không thể ngang ngược lấn sang vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn tính từ hòn đảo gần nhất có người ở. Việc giải quyết tầm mức của vùng đặc quyền kinh tế mỗi nước tốt nhất là qua một phán quyết của một tòa án quốc tế. Nhưng việc Bắc Kinh triển khai lúc gần đây của một giàn khoan trên vùng biển gần bờ biển của Việt Nam cho thấy họ không hề có ý muốn thương thuyết hoặc đưa ra tài phán quốc tế.

Hoàng Sa còn có thể nói là gần bở biển đảo Hài Nam của Trung Quốc, nhưng những đòi chủ quyền khác của Trung Quốc đối với những đảo san hô và bãi cạn mà một số nằm chỉ cách bờ biển Philippines, Indonesia hoặc Malaysia chỉ vài hải lý trong khi cách bờ biển mình cả ngàn hải lý thì hoàn toàn vô lý và nếu đưa ra quốc tế thì sẽ bị thằng thừng bác bỏ vì vô lý.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên những đao và bãi cạn này dựa trên “lịch sử” những chuyến viếng thăm của các nhà hàng hải Trung Quốc, không hề biết đến những người dân bản xứ vốn đã sống tại những nơi này từ hàng ngàn năm nay. Hành động này của Bắc Kinh gợi lại những hành động của các tên thực dân da trắng trong thế kỷ trước đến Phi châu hoặc Úc châu, bất chấp những dân bản xứ tự cắm cờ và nhận vùng đất đó là do mình khám phá và chủ quyền của mình.

Ít nhất là cho đến khi bị các nước thực dân da trắng chinh phục, các dân tộc, đạc biệt là tại các hải đảo, tại Đông Nam Á vẩn là những khách thương chính của biển này. Và quả thật ngọai trừ Việt Nam vồn nằm giáp giới với Trung Quốc và bị Trung Quốc chinh phục, Trung Quốc hầu như không có ảnh hưởng gì đối với vùng này về văn hóa. Ảnh hưởng văn hóa đầu tiên đến với vùng này là từ Ấn Độ mang theo Ấn giáo, Phật giáo và văn tự Ấn đến cho các dân tộc tại đây. Sau đó là đến các thương gia Ba Tư và Arab, mang đạo Hồi tới và sau cùng là nguời Âu. Buôn bán với Trung quốc phần lớn là do những thương gia nước ngòai thực hiện, người Hoa chỉ đến với việc buôn bán này một cách chậm trễ và những thương gia người Hoa này cũng không phải là những đại diện cho vương triều tại Trung Quốc.

Trung Quốc thưởng chỉ ra một cách tự hào về các chuyến hải hành của Trịnh Hòa thực hiện vào đầu thế kỷ 15 trong đó Trịnh Hòa buộc các tiểu quốc chung quanh biển Đông phải nhận thần phục Trung Quốc. Nhưng các chuyến du hành của Trịnh Hòa chỉ kéo dài trong một giai đọan ngắn và sau đó Trung Quốc lại quay trở lại bế quan tỏa cảng cho đến khi bị buộc phải mở của vì các nước phương Tây. Nhưng vế căn bản, việc Trung Quốc tự nhận làm chủ cả vùng này không dựa vào một thực tê lịch sử nào cả mà chỉ dựa trên một tinh thần tự tôn Hán tộc.

Niềm tin vào tính chất độc nhất của dân tộc Hán mà điển hình là sự bác bỏ lý thuyết về nguồn gốc loài người đến từ Phi châu hiện còn rất phổ biến tại Trung Quốc là cơ sở cho những hành động của Trung Quốc hiện nay.

Nhưng điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc quên rằng những hành động ngang ngược dựa vào sức mạnh đó có thể thực hiện ở thế kỷ thứ 19 nhưng không thể thực hiện được ổ thế kỷ thứ 21. Và trong cuộc đụng độ với 500 triệu dân Đông Nam Á, Trung Quốc chắc hẳn sẽ thất bại.

Lê Mạnh Hùng


No comments:

Post a Comment

View My Stats