Hà
Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Tuesday, September 16, 2014 5:32:43 PM
Cuộc
trưng cầu dân ý tại Scotland ngày Thứ Năm, 18 Tháng Chín, là chuyện thời sự quốc
tế được chú ý nhất trong tuần này.
Liên Hiệp Vương Quốc Anh, một thực thể chính trị tồn
tại từ 307 năm qua (năm 1707), sẽ không còn nữa, nếu dân chúng Scotland bỏ phiếu
chọn sự độc lập. Theo những thăm dò dư luận, số cử tri ủng hộ ly khai và ủng hộ
ở lại trong liên hiệp là ngang ngửa. Do đó, cho đến giờ chót, không ai có thể dự
đoán chắc chắn tương lai của nước Anh sẽ như thế nào sau tuần này.
Người ta thường quen gọi bằng tên Anh quốc (Britain), nhưng thực ra quốc gia này là một liên hiệp, với danh xưng chính thức Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) hay đơn giản hơn, Vương Quốc Liên Hiệp (United Kingdom, viết tắt UK).
Lãnh thổ của liên hiệp là toàn thể đảo Great Britain (với ba xứ Anh, Scotland, Wales), phần phía Bắc đảo Ireland (Northern Ireland) và một số đảo, hay quần đảo nhỏ. Ngoài ra, UK còn có 14 lãnh thổ hải ngoại, nguyên là tàn tích của một đế quốc thuộc địa từng chiếm diện tích gần 1/4 thế giới trong thế kỷ 19.
UK có diện tích tổng cộng 244,000 km2 và dân số 64 triệu.
Scotland là phần phía Bắc đảo Great Britain và gần 700 đảo nhỏ, diện tích tổng cộng 78,000 km2, dân số 5.3 triệu, thủ đô Edinburgh, nhưng thành phố lớn nhất là Glasgow.
Ở trong liên hiệp chính trị với Great Britain, Wales và Northern Ireland nhưng Scotland duy trì sự độc lập về tư pháp, giáo dục, tôn giáo. Cũng nên biết rằng Scotland có đội tuyển bóng đá quốc gia riêng và tham gia giải FIFA World Cup như một đơn vị biệt lập không trong thành phần đội tuyển Anh.
Từ năm 1999, theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1997, Scotland bầu một Quốc Hội và có chính phủ nhiều quyền hạn trong vấn đề nội trị. Tháng Năm, 2011, đảng Quốc Gia Scotland giành được đa số áp đảo trong Quốc Hội và quyết định tiến tới tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ly khai khỏi liên hiệp vào ngày 18 Tháng Năm.
Câu hỏi đặt ra là “Scotland có nên trở thành một quốc ga độc lập không?” và cử tri chỉ trả lời “Yes” hay “No.” Khoảng hơn 4 triệu dân Scotland trên 16 tuổi được quyền đi bầu và kết quả trưng cầu dân ý chỉ căn cứ trên đa số.
Tổ chức chính vận động độc lập là “Yes Scotland,” trong khi “Better Together” vận động cho sự tồn tại trong liên hiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều nhóm chính trị, kinh doanh, truyền thông và những nhân vật có danh tiếng tham gia vào nỗ lực này.
Có nhiều nguyên nhân sâu xa về mặt chính trị, kinh tế, xã hội cho chiều hướng độc lập. Sự phát triển của khu mỏ dầu khí Bắc Hải mà hầu hết thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế Scotland, khiến các chính trị gia tin tưởng có điều kiện kinh tế tài chính thuận lợi cho quốc gia độc lập. Tuy nhiên, theo nhận định của đại công ty dầu khí BP thì vùng mỏ dầu này hiện nay đang dần dần cạn kiệt. Vì vậy, một vấn đề lớn mà Scotland phải đương đầu nếu ra khỏi liên hiệp thì sẽ sử dụng đồng tiền nào, tiếp tục thỏa hiệp về đồng bảng Anh, phát hành đồng tiền riêng, hay gia nhập khu vực đồng euro. Hai giải pháp sau nếu thi hành, đòi hỏi một thời gian dài mới có thể đi đến ổn định.
Ðài BBC bị giới ủng hộ độc lập tố cáo là không khách quan đối với cuộc trưng cầu dân ý. Cuối Tháng Sáu, một cuộc biểu tình xảy ra trước trụ sở chi nhánh BBC ở Glasgow, phản đối thái độ thành kiến của đài này loan tin và bình luận bênh vực cho Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Những thăm dò dư luận trong hai năm gần đây đều cho thấy phía “No” hơn phía “Yes” khoảng trên dưới 10%, nhưng gần đây mức chênh lệch giảm bớt và được coi như ngang ngửa trong giới hạn sai số thăm dò. Tuy nhiên, có một yếu tố rất quan trọng là sự khác biệt quan điểm giữa các thế hệ, giới trẻ ủng hộ độc lập nhiều hơn nhũng người lớn tuổi không muốn sự ly khai khỏi liên hiệp. Luật trưng cầu dân ý cho phép thanh niên trên 16 tuổi tham gia bỏ phiếu có thể tác động lớn đến kết quả.
Ðối với dân chúng ở phía Nam đường ranh giới Scotland và Anh, ý nghĩ Scotland tách rời liên hiệp có thể là cú sốc về tâm lý tuy rằng chuyện này đã manh nha từ nhiều thập niên hay thế kỷ. Dân Scotland nhìn vương quốc láng giềng phương Nam với dân số gấp 10 lần họ bằng nhiều hoài nghi về bình đẳng và bình quyền. Nhưng nhiều người khác từ lâu vẫn tin rằng cơ chế liên hiệp có hiệu quả hơn, nhất là trong các vấn đề quốc tế.
Tuần trước, trong hành động đoàn kết hiếm có về chính trị, cả ba lãnh thụ chính đảng Bảo Thủ, Lao Ðộng và Dân Chủ Cấp Tiến của Anh đều tới Scotland nói chuyện với chiều hướng khuyến cáo cử tri đừng bỏ phiếu ly khai. Thủ tướng Scotland, ông Alex Salmond, chế riễu sự kiện này nói rằng họ hoảng sợ nhưng đã quá muộn. Thật ra, cả ba chính đảng đều ít được lòng dân Scotland, tuy rằng trong thực tế Ðảng Lao Ðộng thường chiếm được đa số ghế trong Quốc Hội liên hiệp. Nếu Scotland chọn độc lập, Ðảng Lao Ðộng sẽ bị thiệt hại nặng và khó có hy vọng nắm được chính quyền trong Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Một nghi vấn khác là nếu Scotland chọn độc lập, Nữ Hoàng Elizabeth II sẽ có vai trò thế nào. Nhiều dư luận tin là bà vẫn sẽ giữ danh vị nữ hoàng của Scotland giống như đã là nữ hoàng của 15 nước khác trong “Khối Thịnh Vượng Chung,” từ Jamaica đến Canada, Úc, và Solomon Islands. Nhưng Scotland khi ấy có tiếp tục tài trợ cho hoàng gia hay không là vấn đề phức tạp khác.
Người ta thường quen gọi bằng tên Anh quốc (Britain), nhưng thực ra quốc gia này là một liên hiệp, với danh xưng chính thức Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) hay đơn giản hơn, Vương Quốc Liên Hiệp (United Kingdom, viết tắt UK).
Lãnh thổ của liên hiệp là toàn thể đảo Great Britain (với ba xứ Anh, Scotland, Wales), phần phía Bắc đảo Ireland (Northern Ireland) và một số đảo, hay quần đảo nhỏ. Ngoài ra, UK còn có 14 lãnh thổ hải ngoại, nguyên là tàn tích của một đế quốc thuộc địa từng chiếm diện tích gần 1/4 thế giới trong thế kỷ 19.
UK có diện tích tổng cộng 244,000 km2 và dân số 64 triệu.
Scotland là phần phía Bắc đảo Great Britain và gần 700 đảo nhỏ, diện tích tổng cộng 78,000 km2, dân số 5.3 triệu, thủ đô Edinburgh, nhưng thành phố lớn nhất là Glasgow.
Ở trong liên hiệp chính trị với Great Britain, Wales và Northern Ireland nhưng Scotland duy trì sự độc lập về tư pháp, giáo dục, tôn giáo. Cũng nên biết rằng Scotland có đội tuyển bóng đá quốc gia riêng và tham gia giải FIFA World Cup như một đơn vị biệt lập không trong thành phần đội tuyển Anh.
Từ năm 1999, theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1997, Scotland bầu một Quốc Hội và có chính phủ nhiều quyền hạn trong vấn đề nội trị. Tháng Năm, 2011, đảng Quốc Gia Scotland giành được đa số áp đảo trong Quốc Hội và quyết định tiến tới tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ly khai khỏi liên hiệp vào ngày 18 Tháng Năm.
Câu hỏi đặt ra là “Scotland có nên trở thành một quốc ga độc lập không?” và cử tri chỉ trả lời “Yes” hay “No.” Khoảng hơn 4 triệu dân Scotland trên 16 tuổi được quyền đi bầu và kết quả trưng cầu dân ý chỉ căn cứ trên đa số.
Tổ chức chính vận động độc lập là “Yes Scotland,” trong khi “Better Together” vận động cho sự tồn tại trong liên hiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều nhóm chính trị, kinh doanh, truyền thông và những nhân vật có danh tiếng tham gia vào nỗ lực này.
Có nhiều nguyên nhân sâu xa về mặt chính trị, kinh tế, xã hội cho chiều hướng độc lập. Sự phát triển của khu mỏ dầu khí Bắc Hải mà hầu hết thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế Scotland, khiến các chính trị gia tin tưởng có điều kiện kinh tế tài chính thuận lợi cho quốc gia độc lập. Tuy nhiên, theo nhận định của đại công ty dầu khí BP thì vùng mỏ dầu này hiện nay đang dần dần cạn kiệt. Vì vậy, một vấn đề lớn mà Scotland phải đương đầu nếu ra khỏi liên hiệp thì sẽ sử dụng đồng tiền nào, tiếp tục thỏa hiệp về đồng bảng Anh, phát hành đồng tiền riêng, hay gia nhập khu vực đồng euro. Hai giải pháp sau nếu thi hành, đòi hỏi một thời gian dài mới có thể đi đến ổn định.
Ðài BBC bị giới ủng hộ độc lập tố cáo là không khách quan đối với cuộc trưng cầu dân ý. Cuối Tháng Sáu, một cuộc biểu tình xảy ra trước trụ sở chi nhánh BBC ở Glasgow, phản đối thái độ thành kiến của đài này loan tin và bình luận bênh vực cho Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Những thăm dò dư luận trong hai năm gần đây đều cho thấy phía “No” hơn phía “Yes” khoảng trên dưới 10%, nhưng gần đây mức chênh lệch giảm bớt và được coi như ngang ngửa trong giới hạn sai số thăm dò. Tuy nhiên, có một yếu tố rất quan trọng là sự khác biệt quan điểm giữa các thế hệ, giới trẻ ủng hộ độc lập nhiều hơn nhũng người lớn tuổi không muốn sự ly khai khỏi liên hiệp. Luật trưng cầu dân ý cho phép thanh niên trên 16 tuổi tham gia bỏ phiếu có thể tác động lớn đến kết quả.
Ðối với dân chúng ở phía Nam đường ranh giới Scotland và Anh, ý nghĩ Scotland tách rời liên hiệp có thể là cú sốc về tâm lý tuy rằng chuyện này đã manh nha từ nhiều thập niên hay thế kỷ. Dân Scotland nhìn vương quốc láng giềng phương Nam với dân số gấp 10 lần họ bằng nhiều hoài nghi về bình đẳng và bình quyền. Nhưng nhiều người khác từ lâu vẫn tin rằng cơ chế liên hiệp có hiệu quả hơn, nhất là trong các vấn đề quốc tế.
Tuần trước, trong hành động đoàn kết hiếm có về chính trị, cả ba lãnh thụ chính đảng Bảo Thủ, Lao Ðộng và Dân Chủ Cấp Tiến của Anh đều tới Scotland nói chuyện với chiều hướng khuyến cáo cử tri đừng bỏ phiếu ly khai. Thủ tướng Scotland, ông Alex Salmond, chế riễu sự kiện này nói rằng họ hoảng sợ nhưng đã quá muộn. Thật ra, cả ba chính đảng đều ít được lòng dân Scotland, tuy rằng trong thực tế Ðảng Lao Ðộng thường chiếm được đa số ghế trong Quốc Hội liên hiệp. Nếu Scotland chọn độc lập, Ðảng Lao Ðộng sẽ bị thiệt hại nặng và khó có hy vọng nắm được chính quyền trong Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Một nghi vấn khác là nếu Scotland chọn độc lập, Nữ Hoàng Elizabeth II sẽ có vai trò thế nào. Nhiều dư luận tin là bà vẫn sẽ giữ danh vị nữ hoàng của Scotland giống như đã là nữ hoàng của 15 nước khác trong “Khối Thịnh Vượng Chung,” từ Jamaica đến Canada, Úc, và Solomon Islands. Nhưng Scotland khi ấy có tiếp tục tài trợ cho hoàng gia hay không là vấn đề phức tạp khác.
Ðiều quan trọng hơn là nếu chọn độc lập với Anh,
Scotland sẽ tự động bước ra ngoài NATO và EU (Liên Hiệp Âu Châu). Muốn trở lại,
Scotland phải nạp đơn xin gia nhập và đây sẽ là một tiến trình lâu dài rắc rối.
Một số thành viên EU như Tây Ban Nha hay Ý không muốn thấy Scotland ly khai vì
sẽ trở thành tiền lệ xấu đối với chính họ. Các tỉnh Basque, Catalonia ở Tây Ban
Nha, Veneto và South Tyrol ở Ý từ lâu đã có những phong trào ly khai, trong nhiều
trường hợp hoạt động với bạo lực. Kết quả trưng cầu dân ý ở Scotland cũng được
nhiều nước Âu Châu khác theo dõi chặt chẽ với sự lo ngại sẽ tạo ảnh hưởng không
tốt đối với mình.
Ðối với giới quân sự NATO, lập trường phi nguyên tử của chính quyền Scotland hiện nay là một chuyện nhức đầu về mặt phòng thủ và chiến lược của khối. Ông Anders Fogh Rasmussen, tổng thư ký NATO, hôm Thứ Hai từ chối bình luận về ảnh hưởng quân sự trong việc Scotland ra khỏi Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Ông nói, “Tôi không xen vào tranh luận của người Scotland, cho đến lúc này đây hãy còn là điều giả định vì chúng ta chưa biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý ra sao.” (HC)
Ðối với giới quân sự NATO, lập trường phi nguyên tử của chính quyền Scotland hiện nay là một chuyện nhức đầu về mặt phòng thủ và chiến lược của khối. Ông Anders Fogh Rasmussen, tổng thư ký NATO, hôm Thứ Hai từ chối bình luận về ảnh hưởng quân sự trong việc Scotland ra khỏi Liên Hiệp Vương Quốc Anh.
Ông nói, “Tôi không xen vào tranh luận của người Scotland, cho đến lúc này đây hãy còn là điều giả định vì chúng ta chưa biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý ra sao.” (HC)
No comments:
Post a Comment