Kinh tế dối trá
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Monday, September 15, 2014 4:13:14 PM
Những lý luận nhảm nhí dẫn tới tiêu vong
Một nhân vật Hoa Kỳ đã có lời phát biểu đáng suy ngẫm:
“Tôi phải nghiên cứu chính trị và chiến tranh, để các con tôi có thể được tự do học hỏi toán pháp và triết học, địa dư và lịch sử thiên nhiên, kiến trúc hải thuyền và kỹ thuật hải vận, thương mại và canh nông - ngõ hầu đời con của chúng có cái quyền được nghiên cứu hội họa, thơ văn, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, thêu dệt và nghệ thuật đồ sứ.”
Sinh vào năm 1735 và mất năm 1826, John Adams không chỉ nghiên cứu về chính trị. Ông là nhà lãnh đạo thuộc lớp “Quốc Phụ” và là tổng thống thứ nhì của Mỹ. Lời phát biểu đáng chú ý ở vài chi tiết, có và không:
Về chuyện “có,” hai lần John Adams nhắc đến “kiến trúc.”
Thế hệ của ông là những người đi làm cách mạng để giành độc lập nên phải học hỏi và vận dụng cả chính trị lẫn quân sự. Nhờ vậy mà thế hệ nối tiếp, trong đó có con trai ông là John Quincy Adams sau này cũng làm tổng thống Hoa Kỳ, được quyền tự do học hỏi về kiến trúc hải thuyền (naval architecture). Ðấy là một bộ môn kết hợp cả chiến tranh cho hải quân, lẫn khoa đóng tàu và thương mại hàng hải. Mục tiêu là để tới đời thứ ba, các con cháu mới được quyền nghiên cứu về kiến trúc, một ngành học rất gần với nghệ thuật. Họ kiến trúc cho kiến trúc, đó là sáng tạo...
Ðiều “có” trong lời phát biểu này là trình tự thăng
tiến của quyền tự do.
Thế hệ đầu tiên đi vào đấu tranh là để giành được quyền học hỏi cho thế hệ nối tiếp. Việc học hỏi ấy mở từ quân sự để bảo vệ an ninh qua hàng hải để phục vụ đời sống, hầu thế hệ thứ ba có thể tự do nghiên cứu về kiến trúc hay thi ca, hội họa hay thêu thùa... Quyền sáng tạo khởi đi từ tự do, và xứ sở chỉ có tự do khi giải quyết được bài toán ban đầu.
Then chốt nhất là bài toán chính trị.
Thế hệ đầu tiên đi vào đấu tranh là để giành được quyền học hỏi cho thế hệ nối tiếp. Việc học hỏi ấy mở từ quân sự để bảo vệ an ninh qua hàng hải để phục vụ đời sống, hầu thế hệ thứ ba có thể tự do nghiên cứu về kiến trúc hay thi ca, hội họa hay thêu thùa... Quyền sáng tạo khởi đi từ tự do, và xứ sở chỉ có tự do khi giải quyết được bài toán ban đầu.
Then chốt nhất là bài toán chính trị.
***
Ðọc cuốn “Ðèn Cù” của tác giả Trần Ðĩnh, người viết
nhớ John Adams và trình tự thăng tiến của các thế hệ từ thời đấu tranh đến xây
dựng để tiến tới quyền tự do mơ chuyện viển vông cho nghệ thuật vì nghệ thuật.
Nhớ đến ba vòng xoay lên của John Adams thì cũng biết được ba vòng xoáy xuống vì chính trị đốn mạt. Nếu trong đấu tranh có thể thủ tiêu đối thủ chính trị, cải cách ruộng đất hay truy diệt trí thức thì kết cuộc về nông tang là chuyện tang thương, về sáng tạo là sự nhắm mắt, hoặc thậm chí chẳng nhíu lưỡi thì “nhíu nhìn” - chữ của Trần Ðĩnh.
Còn về hàng hải, thế hệ đốn mạt thứ ba cho ta Vinashin phá sản và Hải Quân Việt Nam ngơ ngác thúc thủ trước giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc...
John Adams là đại trí thức và tranh đấu cho một nền chính trị sau này có thể đảm bảo quyền tự do cho mọi người, kể cả trí thức và nghệ sĩ. Những gì xảy ra tại Việt Nam từ 90 năm nay lại xoay theo hướng khác, và trí thức cùng nghệ sĩ là thành phần bị đầy đọa nhiều nhất.
Nhớ đến ba vòng xoay lên của John Adams thì cũng biết được ba vòng xoáy xuống vì chính trị đốn mạt. Nếu trong đấu tranh có thể thủ tiêu đối thủ chính trị, cải cách ruộng đất hay truy diệt trí thức thì kết cuộc về nông tang là chuyện tang thương, về sáng tạo là sự nhắm mắt, hoặc thậm chí chẳng nhíu lưỡi thì “nhíu nhìn” - chữ của Trần Ðĩnh.
Còn về hàng hải, thế hệ đốn mạt thứ ba cho ta Vinashin phá sản và Hải Quân Việt Nam ngơ ngác thúc thủ trước giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc...
John Adams là đại trí thức và tranh đấu cho một nền chính trị sau này có thể đảm bảo quyền tự do cho mọi người, kể cả trí thức và nghệ sĩ. Những gì xảy ra tại Việt Nam từ 90 năm nay lại xoay theo hướng khác, và trí thức cùng nghệ sĩ là thành phần bị đầy đọa nhiều nhất.
***
Chúng ta trở lại một điều “không” trong lời phát
biểu của John Adams.
Nhân vật lỗi lạc này nói đến quyền tự do nghiên cứu về toán học, triết lý, về địa dư, lịch sử, cho tới kiến trúc, thi ca, hội họa và cả nghệ thuật điêu khắc hay dệt thảm, v.v... vậy mà chẳng thấy ông nói gì về... kinh tế. Chỉ vì kinh tế cũng là chính trị, nội dung của cột báo định kỳ này.
Chính trị, như một cách diễn tả khác của Khổng Tử, là làm cho ngay ngắn. Nền tảng đầu tiên cho cả xã hội mà được ngay ngắn thì quyền tự do học hỏi và sáng tạo mới được phát huy theo viễn kiến lý tưởng của John Adams. Nếu vậy, tại sao ông không nhắc tới kinh tế, hay kinh tế chính trị học, là khái niệm đã có trong thời đại của ông?
Phải chăng vì đấy là môn học quá khó? Nhà vật lý thời danh của thế kỷ 20 là Max Planck có lần nói với kinh tế gia nổi tiếng John Maynard Keynes rằng ông cũng có lúc muốn học về kinh tế mà về sau phải bỏ là môn quá khó. Có lẽ ông chỉ muốn nói cho vui, hay cho bạn mình vui mà thôi.
Nhưng quả rằng nếu ai cũng có thể học về kinh tế, khi hành về kinh tế thì sợ đời lại khác. Vì khoa kinh tế cũng chứa đầy chân lý nhảm nhí, hoặc bị bẻ queo để phù trợ chính sách nhảm nhí của chính trị.
Nhảm nhất là “Kinh tế Chính trị học Mác-Lênin,” một môn học thuộc diện khảo cổ về loài tuyệt chủng, hay trong các Trường đảng của những đảng Cộng sản chỉ còn đếm được bằng vài ngón của nửa bàn tay. Nhảm nhì là “kinh tế học xã hội chủ nghĩa,” theo định hướng nhà nước, với màu sắc Trung Hoa, Ba Ðình hay Venezuela...
Tại sao một bộ môn có vẻ khoa học mà lại có thể đưa tới áp dụng nhảm nhí và gây phá sản, hoặc hiện tượng “sản nhập” thay vì sản xuất?
Lý luận nhảm nhí thật ra không phải là chuyện điên khùng. Nó khởi đi từ những tư tưởng có vẻ hợp lý và nghe được. Nếu không thì đã chẳng được cái mẻ khoa học tráng sơ ở bên ngoài và được nhiều chính khách áp dụng với khẩu hiệu bùi tai. Nhưng xâu chuỗi lý luận ấy thiếu mất vài mắt xích - và thành lý luận nhảy cóc.
Mắt xích bị thiếu đầu tiên - vi thiếu nên ít ai thấy! - chính là định nghĩa. Không có định nghĩa thì nhân dân hay giai cấp có thể hòa làm một và đảng của một giai cấp có thể cai trị toàn dân. Không định nghĩa thì “cải tạo” là xóa rồi mới xây, mà xây không nổi nên sau cải tạo mới là khủng hoảng. Thiếu định nghĩa nên “địa tô” mới là đấu tố, điền chủ mới bước xuống hố chôn người, “công bằng” mới thành cào bằng. Và mọi người đều thành vô sản dưới quyền cai trị của một thiểu số đang là đại gia phe phẩy sau khi đảng ta đã “đổi mới.”
Ðịnh nghĩa của đổi mới hay định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Ðấy là một bí mật quốc gia của hệ thống lý luận nhảm nhí của kinh tế.
Cuốn sách của Trần Ðĩnh vẽ lại chân dung u ám của kinh tế chính trị học Mác-Lênin khiến lãnh đạo thời nay ở Hà Nội... yên tâm. Vì so với thời xưa được Trần Ðĩnh viết lại thì họ có vẻ khá hơn cha anh trong đảng. Họ có thể nhét vào đầu chúng ta cái lý luận nhảm nhí đó về kinh tế thời nay.
Mà không chỉ có tại Trung Quốc hay Việt Nam, lý luận nhảm nhí về kinh tế cũng xuất hiện - và tung hoành - trong các nước có dân chủ, kể cả Hoa Kỳ.
Nhảm nhí như lý luận về mức lương tối thiểu pháp định đang được chính trường Mỹ thổi lên với sự cổ động om xòm của các nghệ sĩ màn bạc. Cái mắt xích bị thiếu là “hậu quả bất lường.”
Chính khách viện dẫn mục tiêu cao đẹp của biện pháp mà bất chấp hậu quả không lường được về kinh tế là càng làm giới trẻ và những người nghèo hoặc thiếu tay nghề càng khó kiếm việc. Lãnh tụ các nghiệp đoàn thiên tả đều biết vậy mà lại ồ ạt chi tiền vận động không vì quyền lợi công nhân viên. Họ trục lợi nhờ biện pháp đó.
Vì sao lại có nghịch lý ấy thì nhiều người không hiểu, nhất là trong giới truyền thông!
Kỳ khác ta sẽ tìm hiểu tiếp.
Nhân vật lỗi lạc này nói đến quyền tự do nghiên cứu về toán học, triết lý, về địa dư, lịch sử, cho tới kiến trúc, thi ca, hội họa và cả nghệ thuật điêu khắc hay dệt thảm, v.v... vậy mà chẳng thấy ông nói gì về... kinh tế. Chỉ vì kinh tế cũng là chính trị, nội dung của cột báo định kỳ này.
Chính trị, như một cách diễn tả khác của Khổng Tử, là làm cho ngay ngắn. Nền tảng đầu tiên cho cả xã hội mà được ngay ngắn thì quyền tự do học hỏi và sáng tạo mới được phát huy theo viễn kiến lý tưởng của John Adams. Nếu vậy, tại sao ông không nhắc tới kinh tế, hay kinh tế chính trị học, là khái niệm đã có trong thời đại của ông?
Phải chăng vì đấy là môn học quá khó? Nhà vật lý thời danh của thế kỷ 20 là Max Planck có lần nói với kinh tế gia nổi tiếng John Maynard Keynes rằng ông cũng có lúc muốn học về kinh tế mà về sau phải bỏ là môn quá khó. Có lẽ ông chỉ muốn nói cho vui, hay cho bạn mình vui mà thôi.
Nhưng quả rằng nếu ai cũng có thể học về kinh tế, khi hành về kinh tế thì sợ đời lại khác. Vì khoa kinh tế cũng chứa đầy chân lý nhảm nhí, hoặc bị bẻ queo để phù trợ chính sách nhảm nhí của chính trị.
Nhảm nhất là “Kinh tế Chính trị học Mác-Lênin,” một môn học thuộc diện khảo cổ về loài tuyệt chủng, hay trong các Trường đảng của những đảng Cộng sản chỉ còn đếm được bằng vài ngón của nửa bàn tay. Nhảm nhì là “kinh tế học xã hội chủ nghĩa,” theo định hướng nhà nước, với màu sắc Trung Hoa, Ba Ðình hay Venezuela...
Tại sao một bộ môn có vẻ khoa học mà lại có thể đưa tới áp dụng nhảm nhí và gây phá sản, hoặc hiện tượng “sản nhập” thay vì sản xuất?
Lý luận nhảm nhí thật ra không phải là chuyện điên khùng. Nó khởi đi từ những tư tưởng có vẻ hợp lý và nghe được. Nếu không thì đã chẳng được cái mẻ khoa học tráng sơ ở bên ngoài và được nhiều chính khách áp dụng với khẩu hiệu bùi tai. Nhưng xâu chuỗi lý luận ấy thiếu mất vài mắt xích - và thành lý luận nhảy cóc.
Mắt xích bị thiếu đầu tiên - vi thiếu nên ít ai thấy! - chính là định nghĩa. Không có định nghĩa thì nhân dân hay giai cấp có thể hòa làm một và đảng của một giai cấp có thể cai trị toàn dân. Không định nghĩa thì “cải tạo” là xóa rồi mới xây, mà xây không nổi nên sau cải tạo mới là khủng hoảng. Thiếu định nghĩa nên “địa tô” mới là đấu tố, điền chủ mới bước xuống hố chôn người, “công bằng” mới thành cào bằng. Và mọi người đều thành vô sản dưới quyền cai trị của một thiểu số đang là đại gia phe phẩy sau khi đảng ta đã “đổi mới.”
Ðịnh nghĩa của đổi mới hay định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Ðấy là một bí mật quốc gia của hệ thống lý luận nhảm nhí của kinh tế.
Cuốn sách của Trần Ðĩnh vẽ lại chân dung u ám của kinh tế chính trị học Mác-Lênin khiến lãnh đạo thời nay ở Hà Nội... yên tâm. Vì so với thời xưa được Trần Ðĩnh viết lại thì họ có vẻ khá hơn cha anh trong đảng. Họ có thể nhét vào đầu chúng ta cái lý luận nhảm nhí đó về kinh tế thời nay.
Mà không chỉ có tại Trung Quốc hay Việt Nam, lý luận nhảm nhí về kinh tế cũng xuất hiện - và tung hoành - trong các nước có dân chủ, kể cả Hoa Kỳ.
Nhảm nhí như lý luận về mức lương tối thiểu pháp định đang được chính trường Mỹ thổi lên với sự cổ động om xòm của các nghệ sĩ màn bạc. Cái mắt xích bị thiếu là “hậu quả bất lường.”
Chính khách viện dẫn mục tiêu cao đẹp của biện pháp mà bất chấp hậu quả không lường được về kinh tế là càng làm giới trẻ và những người nghèo hoặc thiếu tay nghề càng khó kiếm việc. Lãnh tụ các nghiệp đoàn thiên tả đều biết vậy mà lại ồ ạt chi tiền vận động không vì quyền lợi công nhân viên. Họ trục lợi nhờ biện pháp đó.
Vì sao lại có nghịch lý ấy thì nhiều người không hiểu, nhất là trong giới truyền thông!
Kỳ khác ta sẽ tìm hiểu tiếp.
***
Ở đầu dòng, bài kinh tế này khởi sự với John Adams.
Xin kết thúc cũng với John Adams, một trong những nhà sáng lập ra nền dân chủ
Hoa Kỳ.
Nhân vật uyên bác này vẽ ra giấc mơ lý tưởng về chính trị, nhưng chẳng là người hoang tưởng khi nhắc rằng trong lịch sử ông chưa thấy một nền dân chủ nào mà không tự sát. Nền dân chủ có thể tiêu vong không vì nạn động đất hay ngoại xâm, mà vì tự sát khi áp dụng lý luận nhảm nhí.
Thí dụ thời sự là chuyện Argentina vỡ nợ. Ðầu thế kỷ trước, xứ này thuộc về 10 quốc gia giàu nhất thế giới.
Kinh tế vốn không dối trá, nhưng lý luận nhảm nhí về kinh tế khiến xứ này lụn bại dần.
Lên tới trình độ ấy mà còn tuột dốc thì lý gì đến Việt Nam, vốn chưa leo khỏi cái hố của đảng.
Nhân vật uyên bác này vẽ ra giấc mơ lý tưởng về chính trị, nhưng chẳng là người hoang tưởng khi nhắc rằng trong lịch sử ông chưa thấy một nền dân chủ nào mà không tự sát. Nền dân chủ có thể tiêu vong không vì nạn động đất hay ngoại xâm, mà vì tự sát khi áp dụng lý luận nhảm nhí.
Thí dụ thời sự là chuyện Argentina vỡ nợ. Ðầu thế kỷ trước, xứ này thuộc về 10 quốc gia giàu nhất thế giới.
Kinh tế vốn không dối trá, nhưng lý luận nhảm nhí về kinh tế khiến xứ này lụn bại dần.
Lên tới trình độ ấy mà còn tuột dốc thì lý gì đến Việt Nam, vốn chưa leo khỏi cái hố của đảng.
No comments:
Post a Comment