Lê Mạnh
Hùng
Saturday, September 13, 2014 3:21:44 PM
Cuộc
trưng cầu dân ý sắp tới tại Scotland cho ta một trường hợp kiểm chứng khá lý
thú về một luận đề đã được một số người đưa ra rằng tiến trình toàn cầu hóa với
những ràng buộc của nó tạo ra một nguy cơ cho các cơ cấu Dân Chủ phương Tây.
Trên phương diện lịch sử việc công dân một quốc gia nay có quyền quyết định vận mệnh tương lai của nước mình là một tiến bộ rất lớn và đáng khuyến khích. Cả dân Scotland cũng như dân Anh đều không có cái quyền này khi số phận hai nước được gắn liền với nhau vào năm 1603 khi một ông vua Scotland lên đăng quang ngai vàng Anh quốc. Việc hợp nhất hai nước, thực hiện vào năm 1707 được thông qua bởi một quyết định của Quốc Hội Scotland mà đa số nhận hối lộ để bỏ phiếu thuận (đó là lý do mà một số người Scotland vẫn tấm tức vì bị “bought with English gold”).
Nhưng mặt khác, ta có thể thấy ước muốn có một nước Scotland độc lập là một dấu hiệu của tình trạng thất vọng với nền chính trị Dân Chủ hiện hữu vốn đồng thời là động cơ tạo ra sự ủng hộ cho những đảng chính trị cực đoan tại Châu Âu như Ðảng Front National tại Pháp hoặc UKIP tại Anh. Có một cảm giác bàng bạc trong khối cử tri rằng những đảng chính trị truyền thống đều không khác gì nhau, đưa ra xấp xỉ những chính sách giống nhau, thành ra cần phải có một đường lối tiếp cận khác. Một câu trả lời là thay đổi người (bỏ phiếu cho một đảng mới) và một câu trả lời khác là rút ra khỏi nhà nước cũ và thành lập một nhà nước mới.
Còn thêm một vấn đề nữa là người dân nay cảm thấy bất lực trước một thế giới toàn cầu hóa. Tài chánh của chính phủ của họ nay tùy thuộc vào trong tay những tài phiệt tại City of London hoặc là Wall Street hoặc là trong tay một quỹ đầu tư khổng lồ nào đó của một quốc gia dầu hỏa chẳng hạn; công việc của họ tùy thuộc vào những công ty đa quốc mà trụ sở có thể nằm tại một quốc gia xa xôi. Ngay cả những quyết định có tính cách thiết thân tới cuộc sống của họ cũng chỉ được những người họ bầu lên đưa ra sau khi tham khảo với Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hoặc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF tại Washington. Người ta cảm thấy cần phải có một cái gì đặc thù của mình, một người nào đó hiểu biết những gì xảy ra nơi khu phố của mình hay tại chỗ làm việc của mình.
Trên thực tế trao quyền hoàn toàn về địa phương là một cái gì không thể được. Scotland có thể bỏ phiếu rút ra khỏi Vương Quốc Thống Nhất nhưng rồi cũng phải trở thành một phần của Liên Hiệp Âu Châu, và những công dân của một nước Scotland độc lập sẽ phải chịu sự chi phối của một hệ thống thư lại còn xa vời hơn nữa so với Luân Ðôn tại Brussels. Ngoài ra rất nhiều những thách thức của một thế giới hiện đại - khủng bố quốc tế, trốn thuế, thay đổi khí hậu, tội ác trên không gian ảo (cybercrime) - là những thách thức không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và đòi hỏi phải có sự hợp tác xuyên biên giới. Nhưng hợp tác quốc tế đòi hỏi phải có sự dung nhượng. Và dung nhượng là một cái gì phức tạp không thể phân biệt trắng đen và thường chỉ đạt được sau khi thương thuyết đến tận đêm khuya trong những phiên họp kín. Thành ra đó là một điều rất khó khăn trong việc phối hợp các định chế đa quốc với chế độ Dân Chủ. Trường hợp độc nhất mà người ta làm một định chế đa quốc Dân Chủ là Nghị Viện Châu Âu và định chế này còn bị cử tri coi rẻ còn hơn là các Quốc Hội của các quốc gia hội viên.
Các nhà chính trị của các quốc gia bị mắc kẹt ở giữa. Họ có thể bất lực trong việc ảnh hưởng những chiều hướng toàn cầu tác động tới đời sống của công dân nước họ nhưng họ phải giả vờ như là có thể làm được nếu họ muốn được bầu lên. Có những chuyện vượt ra ngoài tầm tay kiểm soát của một chế độ Dân Chủ (hay là bất kể một chế độ nào khác): nếu một quốc gia có thiếu hụt trong cán cân thanh toán và phải đi vay nước ngoài thì chính phủ nó không thể nào kiểm soát được lãi suất mà mình phải trả cho món nợ đó.
Trên phương diện lịch sử việc công dân một quốc gia nay có quyền quyết định vận mệnh tương lai của nước mình là một tiến bộ rất lớn và đáng khuyến khích. Cả dân Scotland cũng như dân Anh đều không có cái quyền này khi số phận hai nước được gắn liền với nhau vào năm 1603 khi một ông vua Scotland lên đăng quang ngai vàng Anh quốc. Việc hợp nhất hai nước, thực hiện vào năm 1707 được thông qua bởi một quyết định của Quốc Hội Scotland mà đa số nhận hối lộ để bỏ phiếu thuận (đó là lý do mà một số người Scotland vẫn tấm tức vì bị “bought with English gold”).
Nhưng mặt khác, ta có thể thấy ước muốn có một nước Scotland độc lập là một dấu hiệu của tình trạng thất vọng với nền chính trị Dân Chủ hiện hữu vốn đồng thời là động cơ tạo ra sự ủng hộ cho những đảng chính trị cực đoan tại Châu Âu như Ðảng Front National tại Pháp hoặc UKIP tại Anh. Có một cảm giác bàng bạc trong khối cử tri rằng những đảng chính trị truyền thống đều không khác gì nhau, đưa ra xấp xỉ những chính sách giống nhau, thành ra cần phải có một đường lối tiếp cận khác. Một câu trả lời là thay đổi người (bỏ phiếu cho một đảng mới) và một câu trả lời khác là rút ra khỏi nhà nước cũ và thành lập một nhà nước mới.
Còn thêm một vấn đề nữa là người dân nay cảm thấy bất lực trước một thế giới toàn cầu hóa. Tài chánh của chính phủ của họ nay tùy thuộc vào trong tay những tài phiệt tại City of London hoặc là Wall Street hoặc là trong tay một quỹ đầu tư khổng lồ nào đó của một quốc gia dầu hỏa chẳng hạn; công việc của họ tùy thuộc vào những công ty đa quốc mà trụ sở có thể nằm tại một quốc gia xa xôi. Ngay cả những quyết định có tính cách thiết thân tới cuộc sống của họ cũng chỉ được những người họ bầu lên đưa ra sau khi tham khảo với Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hoặc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF tại Washington. Người ta cảm thấy cần phải có một cái gì đặc thù của mình, một người nào đó hiểu biết những gì xảy ra nơi khu phố của mình hay tại chỗ làm việc của mình.
Trên thực tế trao quyền hoàn toàn về địa phương là một cái gì không thể được. Scotland có thể bỏ phiếu rút ra khỏi Vương Quốc Thống Nhất nhưng rồi cũng phải trở thành một phần của Liên Hiệp Âu Châu, và những công dân của một nước Scotland độc lập sẽ phải chịu sự chi phối của một hệ thống thư lại còn xa vời hơn nữa so với Luân Ðôn tại Brussels. Ngoài ra rất nhiều những thách thức của một thế giới hiện đại - khủng bố quốc tế, trốn thuế, thay đổi khí hậu, tội ác trên không gian ảo (cybercrime) - là những thách thức không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và đòi hỏi phải có sự hợp tác xuyên biên giới. Nhưng hợp tác quốc tế đòi hỏi phải có sự dung nhượng. Và dung nhượng là một cái gì phức tạp không thể phân biệt trắng đen và thường chỉ đạt được sau khi thương thuyết đến tận đêm khuya trong những phiên họp kín. Thành ra đó là một điều rất khó khăn trong việc phối hợp các định chế đa quốc với chế độ Dân Chủ. Trường hợp độc nhất mà người ta làm một định chế đa quốc Dân Chủ là Nghị Viện Châu Âu và định chế này còn bị cử tri coi rẻ còn hơn là các Quốc Hội của các quốc gia hội viên.
Các nhà chính trị của các quốc gia bị mắc kẹt ở giữa. Họ có thể bất lực trong việc ảnh hưởng những chiều hướng toàn cầu tác động tới đời sống của công dân nước họ nhưng họ phải giả vờ như là có thể làm được nếu họ muốn được bầu lên. Có những chuyện vượt ra ngoài tầm tay kiểm soát của một chế độ Dân Chủ (hay là bất kể một chế độ nào khác): nếu một quốc gia có thiếu hụt trong cán cân thanh toán và phải đi vay nước ngoài thì chính phủ nó không thể nào kiểm soát được lãi suất mà mình phải trả cho món nợ đó.
Trong khi đó, toàn cầu hóa và sự chuyển dịch dân số toàn thế giới đã khiến cho hiện tượng quốc gia - dân tộc, một quốc gia trong đó những công dân chia sẻ cùng một ngôn ngữ, tôn giáo, quần áo và tập tục xã hội trở thành một cái gì cực kỳ hiếm hoi. Trong thế giới đa văn hóa hiện nay ta có thể thấy những cộng đồng khác nhau chung sống trong cùng một quốc gia.
Cố nhiên là hiện tượng này đã tạo ra những phản ứng trong một số những cử tri. Họ cảm thấy rằng tình trạng này đã bị áp đặt lên họ mà không có sự đồng ý của họ và họ diễn tả sự bất mãn đó bằng cách bỏ phiếu cho Front National hoặc là UKIP. Ðiều này đã tạo ra một nan đề cho những ai muốn phối hợp chế độ Dân Chủ với thành công kinh tế: Thành công trong một nền kinh tế toàn cầu hóa có thể tùy thuộc chính vào sự cởi mở trong việc đón nhận những nền văn hóa và cử tri mới mà những cử tri kia thù ghét. Làm thỏa mãn những cử tri này trên phương diện xã hội có thể sẽ chỉ làm họ thất vọng trên phương diện kinh tế.
Chính sự bất khả hòa giải giữa những vấn đề đó khiến người ta lo ngại cho các chế độ Dân Chủ. Các xã hội phương Tây hiện đang trên đà lão hóa khiến cho việc tăng trưởng kinh tế mau lẹ là một điều rất khó khăn.
Nhưng tăng trưởng kinh tế là một phần căn bản của khế ước xã hội. Các nhà chính trị hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn để đổi lấy lá phiếu. Ðiều đáng lo ngại là có những người sẵn sàng đưa ra những câu trả lời dễ dàng để giải quyết những vấn đế khó khăn ấy tỷ như mọi chuyện đều do các nhóm thiểu số hoặc là hãy tách ra lập nhà nước mới là mọi chuyện có thể giải quyết êm đẹp. Họ có thể nhờ đó mà thành công trong việc được người dân bầu lên hay được người dân bỏ phiếu ủng hộ lập nhà nước mới. Và như chúng ta đã thấy trong quá khứ, một khi một chuyện đã xảy ra rất khó mà có thể quay ngược trở lại như cũ.
No comments:
Post a Comment