Piketty
báo động về hình thức tư bản mới và tình trạng bất công cao độ tại các nước
phương Tây trong thế kỷ XXI. Theo Piketty, đánh thuế giới hữu sản là giải pháp
cần đặt ra. Để bổ sung, Stiglitz xem cơ chế thị trường là một
trò chơi có quy luật trong một tiến trình dân chủ và hiện nay không hoạt động
bình thường và chủ nghiã tư bản lại đang biến dạng sang một loại hình khác thay
thế (ersatz capitalism). Do đó, khác với Piketty, Stiglitz cổ vũ các
biện pháp cải cách dân chủ là chính để cho thị trưởng hoạt động hữu hiệu hơn.
Việt Nam sẽ đi về đâu theo các suy luận của Piketty
và Stiglitz?
Về kinh tế, cơ chế vận hành không ở dạng “ersatz
capiltalism” theo Stiglitz mà định hướng XHCN trở thành “casino
capitalism“. Thị trường là một sòng bạc khổng lồ với bạc giả và đánh lận.
Bạc giả vì là tiền của người khác và đánh lận là vì không trọng luật chơi mà
quản lý nợ công là thí dụ. Việc chuyển giao 750 triệu đô là tiền vay được của
thị trường tài chính New York năm 2005 cho Vinashin vay lại là một hình thức
đánh tráo tiền trong canh bạc của gia đình: Không cần kiểm tra trưóc dự án tài
trợ mà giao hết tiền một lần, không rà soát lại khi phát hiện có vấn đề và
không thể quy trách và đòi lại khi mất trắng. Vì nguyên tắc tài chính công chỉ
là chuyện nhỏ trong điều hành nội bộ, nên chủ sòng bạc cố tìm tiền vay mới và
nhẹ lãi, một cách có tiền tươi để đảo nợ và canh bạc vẫn tiếp tục.
Về chính trị, dân chủ theo phương Tây đã không có và
sẽ không thể hình thành như Stiglitz tiên đoán. Chính trường là một sân bóng đá
mà chính quyền vừa là cầu thủ và trọng tài bất chấp luật chơi, nhưng lại cáo
buộc người dự khán phản đối là suy thoái đạo đức.
Lý do duy nhất để giải thích cho hai chuyện bình
thường này là vì dân chủ XHCN ưu việt hơn vạn lần, nên đảng quyền không tạo
điều kiện cho hệ thống pháp quyến hoạt động.
Thực ra, biện pháp thuế khoá của Piketty hay dân chủ
của Stiglitz không còn quan trọng bằng sự toàn vẹn lãnh thổ và tồn vong của chế
độ mà chính giới phải đối phó.
Nhưng lãnh đạo đang làm gì trước hiểm hoạ ngoại xâm
và bất ổn nội tình?
Tiếp tục triển khai một “Đồng thuận Thành Đô” lần
thứ hai để tăng tốc cho tiến trỉnh Hán hoá sớm được hoàn chỉnh hay một ”Đồng
thuận Washington” để cho tiến trình Mỹ hoá được khởi động tốt đẹp. Hai nỗ lực
này chỉ để tiếp sức cho chế độ hiện nay sống còn, nhưng sẽ là một đại hoạ cho
dân tộc trong tương lai.
Giải pháp “Đồng thuận Diên Hồng”, một biểu hiện sức
mạnh của toàn dân, mà lịch sử đã chứng minh là khả thi, thành công, và phù hợp
với trào lưu dân chủ của thời đại văn minh, nhưng lãnh đạo thiếu can đảm thực
hiện.
Bất hạnh hơn cho dân chúng vì muốn yên thân nên còn
hy vọng là sẽ có một giải pháp thay đổi trong an hoà, nhưng giới đối kháng chưa
tìm được một lãnh tụ như Aung Sung Suu Kyi và toàn dân chưa có một chổ để phát
biểu nguyện vọng như Tahirr Square. (Lời người dịch)
& Joseph
Eugene Stiglitz
Joseph E. Stiglitz: Dân Chủ Trong Thế Kỷ XXI
Sự đón nhận tác phẩm mới của Thomas Piketty Tư Bản
Trong Thế Kỷ XXI tại Hoa Kỳ và các nước khác có nền kinh tế tiên tiến chứng tỏ
được mối quan ngại ngày càng gia tăng về tình trạng bất công đang lan rộng. Tác
phẩm của ông nhấn mạnh đặc biệt đến các chứng cớ, vốn dĩ đã tràn ngập trước
đây, liên quan đến việc thu nhập và tích sản quá mức dành cho giới thượng lưu.
Hơn thế, tác phẩm của Piketty đem lại một cái nhìn
khác biệt về những năm 1930 hay những năm sau thời kỳ Đại Suy thoái và Đệ nhị
Thếchiến. Ông xem thời kỳ này như một ngoại lệ lịch sử, có lẽ là do một tinh
thần đoàn kết khác thường trong xã hội mà những biến cố đặc biệt có thể tác
động. Trong trào lưu của tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, sự thịnh vượng
được chia sẽ cùng khắp, tất cả mọi tầng lớp đều thăng tiến, nhưng đối với giới
hạ tầng cũng có hưởng được phần lớn.
Piketty cũng có giải thích mới hơn về “các cải cách“
do Ronald Reagan và Magaret Thatcher đề xuất trong những năm 1980, ông xem đó
là những gia tốc cho tăng trưởng, mà tất cả đều hưởng lợi. Tiếp theo sau đợt
cải cách này là thời kỳ tăng trưởng chậm lại và bất công toàn cầu lên đến cao
điểm, và tăng trưởng chỉ sinh lợi cho phần lớn giai cấp thượng tầng.
Nhưng công trình của Piketty đưa ra những chủ đề cơ
bản liên quan vừa lý thuyết kinh tế lẫn tương lai của chủ nghiã tư bản. Ông
dùng tư liệu để chứng minh về những tăng trưởng quy mô qua mối quan hệ giữa
thịnh vượng và sản xuất. Trong lý thuyết cơ bản, việc tăng trưởng như thế kết
hợp với việc lợi nhuận tư bản giảm và tiền lương tăng. Nhưng ngày nay, lợi
nhuận tư bản dường như không giảm, dù tiền lương đang giảm. (Lấy thí dụ như tại
Hoa Kỳ, mức lương trung bình giảm xuống khoảng 7% trong hơn bốn thập niên qua.)
Lời giải thích hiển nhiên nhất cho vấn đề là sự gia
tăng thịnh vượng đo lường được không tương xứng với đà gia tăng của tư bản có
sinh lợi – và số liệu dường như hỗ trợ cho lối giải thích này. Nhiều gia tăng
trong tài sản bắt nguồn từ chổ gia tăng giá trị bất động sản. Trước khủng hoảng
tài chính năm 2008, bong bóng bất động sản là chuyện hiển nhiên tại một số
nước; kể cả đến nay, việc sửa sai này không hoàn chỉnh. Sự gia tăng giá trị
cũng có thể biểu hiện qua tinh thần cạnh tranh giữa giới nhà giàu khi họ mua
những loại tài sản tạo thêm uy thế – thí dụ như mua nhà ở bờ biển hay một căn
hộ tại Fifth Avenue của thành phố New York.
Đôi khi, tình hình gia tăng của cải tài chính có thể
đo lường được chỉ thuần là do sự biến dạng của cải không đo lường thành đo
lường được – nhưng cách biến dạng này thực ra có thể phản ảnh tình trạng xuống
giá của toàn bộ thành tựu kinh tế. Nếu độc quyền gia tăng hay nhiều doanh
nghiệp (như nhiều ngân hàng) triển khai các phương pháp tốt hơn để bóc lột giới
tiêu thụ bình dân, thì tác động này biểu hiện qua số doanh lợi cao hơn, khi
doanh số này thành vốn tư bản, thì nó sẽ làm tăng tài sản tài chính.
Nếu sự việc này xãy ra, thì dĩ nhiên, phúc lợi xã
hội và hiệu năng kinh tế giảm xuống, ngay cả lúc chúng ta kiểm tra chính thức
được là thịnh vượng có tăng lên. Chúng ta không hề nghiên cứu đến sự suy giảm
tương ứng của giá trị về vốn con người – mà đó là tài sản của giới công nhân.
Ngoài ra, nếu những ngân hàng tiếp tục sử dụng ảnh
hưởng chính trị để quốc hữu hoá mọi thua lỗ và giữ lại càng lúc càng nhiều hơn
các doanh lợi bất chánh, thì những tài sản trong lĩnh vực tài chính, khi được
kiểm tra, có gia tăng. Nhưng chúng ta lại không kiểm tra mức suy giảm tương ứng
trong tài sản của người trả thuế. Cũng tương tự như vậy, khi doanh nghiệp
thuyết phục được chính quyền trả giá cao hơn để mua sản phẩm của họ (như các
doanh nghiệp dược phẩm đã làm thành công), hoặc là cho họ mua được các nguồn
tài nguyên công cộng với giá rẻ hơn giá thị trường (như các doanh nghiệp khai
thác quặng mỏ đã làm thành công), biện pháp ưu đãi này làm cho tài sản tài
chính của doanh nghiệp có tăng lên trong các báo cáo, cho dù tài sản của toàn
dân không tăng.
Những gì mà chúng ta đang quan sát – tình trạng
lương bổng bị đình trệ và bất công lan rộng, ngay cả khi thịnh vượng gia tăng –
không phản ảnh được phương cách làm việc của nền kinh tế thị trường bình
thường, nhưng đó là một nền kinh tế mà tôi gọị là “loại hình thay thế cho chủ
nghiã tư bản”. Vấn đề có lẽ không phải là cơ chế thị trường phải hay hoạt động
như thế nào, nhưng với hệ thống chính trị của chúng ta, hệ thống này đã không
đảm bảo cho thị trường có được canh tranh và đề ra những luật lệ chỉ làm duy
trì tình trạng xáo trộn mà các doanh nghiệp và giới giàu có thể bóc lột mọi
người khác (đây là một chuyện không may nhưng lại đang xãy ra)
Dĩ nhiên, cơ chế thị trường không hiện diện trong
một khoảng không vô nghĩa. Ở đó cũng phải có quy luật cho một trò chơi và luật
chơi này được đặt ra qua những tiến trình chính trị. Bất công kinh tế ở mức độ
cao tại những nước như Hoa Kỳ, và các nước khác theo mô hình kinh tế này ngày
càng tăng, đưa tới bất ổn chính trị. Trong một hệ thống chính trị như thế, thì
những cơ hội thăng tiến kinh tế trở nên bất công, làm cho mức độ năng động xã
hội giảm đi.
Chính vì thế mà tiên đoán của Piketty về tình trạng
bất công đang còn ở cao độ không phản ảnh được quy luật cưỡng chế của Kinh Tế
học. Những thay đổi đơn thuần – gồm cả trong lĩnh vực đánh thuế trên lợi nhuận
cao của tư bản và di sản, gia tăng công phí để mở rộng cơ hội giáo dục, chấp
hành nghiêm chỉnh về các luật lệ cạnh tranh, cải cách việc điều hành doanh
nghiệp để hạn chế việc trả lương cho lãnh đạo, và những luật lệ tài chính để
thanh lọc khả năng ngân hàng trong việc bóc lột toàn xã hội – tất cả biện pháp
này sẽ làm giảm đi đáng kể về tình trạng bất công và gia tăng công bình về cơ
hội.
Nếu chúng ta đề ra nhũng quy luật cho trò chơi này
nghiêm túc, chúng ta có thể phục hồi nhanh chóng và chia sẻ thành quả của tăng
trưởng kinh tế cho mọi người, mà đặc điểm chính là cho giới trung lưu như trong
các xã hội ở giữa thế kỷ XX. Vấn đề chủ yếu hiện nay mà chúng ta phải đối phó
thực ra không phải là tư bản, mà là dân chủ trong thế kỷ XXI.
Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel Kinh tế và là
Giáo sư Đại học Columbia. Ông đã làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế cho Tổng
Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới.
Tác phẩm mới nhất của ông viết chung với Bruce
Greenwald là Creating Learning Society: A New Approach to Growth,
Development, and Social Progress.
Nguyên tác: Democracy in the Twenty–First Century
Đỗ
Kim Thêm dịch
*
Joseph
E. Stiglitz
Joseph E. Stiglitz, a Nobel laureate in economics
and University Professor at Columbia University, was Chairman of President Bill
Clinton’s Council of Economic Advisers and served as Senior Vice President and
Chief Economist of the World Bank. His most recent book, co-authored with Bruce
Greenwald, is Creating a Learning Society: A New Approach to Growth,
Development, and Social Progress.
Democracy in the Twenty-First Century
NEW YORK – The reception in the United States, and
in other advanced economies, of Thomas Piketty’s recent book Capital
in the Twenty-First Century attests to growing concern about
rising inequality. His book lends further weight to the already overwhelming
body of evidence concerning the soaring share of income and wealth at the very
top.
Piketty’s book, moreover, provides a different
perspective on the 30 or so years that followed the Great Depression and World
War II, viewing this period as a historical anomaly, perhaps caused by the
unusual social cohesion that cataclysmic events can stimulate. In that era of
rapid economic growth, prosperity was widely shared, with all groups advancing,
but with those at the bottom seeing larger percentage gains.
Piketty also sheds new light on the “reforms” sold
by Ronald Reagan and Margaret Thatcher in the 1980s as growth enhancers from
which all would benefit. Their reforms were followed by slower growth and
heightened global instability, and what growth did occur benefited mostly those
at the top.
But Piketty’s work raises fundamental issues concerning
both economic theory and the future of capitalism. He documents large increases
in the wealth/output ratio. In standard theory, such increases would be
associated with a fall in the return to capital and an increase in wages. But
today the return to capital does not seem to have diminished, though wages
have. (In the US, for example, average wages have stagnated over the past four
decades.)
The most obvious explanation is that the increase in
measured wealth does not correspond to an increase in productive capital – and
the data seem consistent with this interpretation. Much of the increase in
wealth stemmed from an increase in the value of real estate. Before the
2008 financial crisis, a real-estate bubble was evident in many countries; even
now, there may not have been a full “correction.” The rise in value also can
represent competition among the rich for “positional” goods – a house on the
beach or an apartment on New York City’s Fifth Avenue.
Sometimes an increase in measured financial wealth corresponds
to little more than a shift from “unmeasured” wealth to measured wealth –
shifts that can actually reflect deterioration in overall economic performance.
If monopoly power increases, or firms (like banks) develop better methods of
exploiting ordinary consumers, it will show up as higher profits and, when
capitalized, as an increase in financial wealth.
But when this happens, of course, societal wellbeing
and economic efficiency fall, even as officially measured wealth rises. We
simply do not take into account the corresponding diminution of the value of
human capital – the wealth of workers.
Moreover, if banks succeed in using their political
influence to socialize losses and retain more and more of their ill-gotten
gains, the measured wealth in the financial sector increases.
We do not measure the corresponding diminution of taxpayers’ wealth. Likewise,
if corporations convince the government to overpay for their products (as the
major drug companies have succeeded in doing), or are given access to public
resources at below-market prices (as mining companies have succeeded in doing),
reported financial wealth increases, though the wealth of ordinary citizens
does not.
What we have been observing – wage stagnation and rising
inequality, even as wealth increases – does not reflect the workings of a
normal market economy, but of what I call “ersatz capitalism.” The problem may
not be with how markets should or do work, but with our
political system, which has failed to ensure that markets are competitive, and
has designed rules that sustain distorted markets in which corporations and the
rich can (and unfortunately do) exploit everyone else.
Markets, of course, do not exist in a vacuum.
There have to be rules of the game, and these are established
through political processes. High levels of economic inequality in countries
like the US and, increasingly, those that have followed its economic model,
lead to political inequality. In such a system, opportunities for economic
advancement become unequal as well, reinforcing low levels of social mobility.
Thus, Piketty’s forecast of still higher levels of
inequality does not reflect the inexorable laws of economics. Simple changes –
including higher capital-gains and inheritance taxes, greater spending to
broaden access to education, rigorous enforcement of anti-trust laws,
corporate-governance reforms that circumscribe executive pay, and financial
regulations that rein in banks’ ability to exploit the rest of society – would
reduce inequality and increase equality of opportunity markedly.
If we get the rules of the game right, we might even
be able to restore the rapid and shared economic growth that
characterized the middle-class societies of the mid-twentieth century. The main
question confronting us today is not really about capital in the twenty-first
century. It is about democracy in the twenty-first century.
No comments:
Post a Comment