Nguyễn Hoàng
Đức
08/08/2013
Không có kẻ tiền phong không thể có miền đất mới. Khi có
miền đất mới như châu Mỹ chẳng hạn, mọi giá trị của châu Âu mới được xới tung
gieo hạt làm tinh khôi và tươi tắn tràn trề trong sinh khí mới.
Vừa qua, nước ao tù buồn ngủ của văn học mậu dịch Việt
Nam vẫn cũ như tem phiếu khi để ruồi đậu mép xếp hàng mua vài cân cá ôi, thịt
thối đã sôi sùng sục và dư chấn ào ào như đám chợ búa vỉa hè. Vỉa hè ở đây
không mang nghĩa dè bỉu mà là một hiện thực sống động nhảy nhót bươn chải tươi
tắn của cuộc mưu sinh hơn hẳn cái thứ văn học cán bộ văn phòng lờ đờ xếp ghế và
khoe con dấu. Cơn dư chấn đó dậy sóng phía sau của một chiếc xuồng vẫn còn phấp
phới váy quần thoa, có cái tên đệm chữ “Thị”, mà là hai chữ “Thị” cơ chứ.
Mở đầu là Đỗ Thị Thoan với luận văn
“Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Và
một “yếm thắm” khác hướng dẫn cho cô là PGS Nguyễn Thị Bình. Hai má đào này ngay lập tức đã biến thành bản mẫu
minh chứng cho phương ngôn “Kẻ đi tiên phong bao giờ cũng bị hy sinh”.
Lịch sử Việt Nam đã từng có những nữ nhi siêu quần bạt
chúng như Bà Trưng, Bà Triệu. Hai bà làm vẻ vang cho các nữ nhi yếu đuối. Nhưng
xét toàn thể, khi hai bà vẻ vang bao nhiêu thì đám đàn ông lại hèn mạt chui gấu
váy bấy nhiêu. Tại sao ở Hy Lạp hay la Mã cổ đại không có những người như thế?
Tại sao nàng Penelope lại nổi danh là một phụ nữ khôn ngoan, kiên nhẫn và chung
thủy? Bởi nàng nổi lên như một bản mẫu theo giới tính của nàng. Còn đám đàn ông
Hy Lạp biết làm bổn phận nam nhi của mình thì đâu còn chỗ cho đàn bà chân yếu
tay mềm phải xung trận. Còn Việt nam ở thời Hai Bà Trưng, đàn ông đã hèn nhát
không làm bổn phận của mình, thì đàn bà mới phải gánh vác việc chinh chiến của
đàn ông.
Anh hùng trong chiến trận luôn luôn nhiều gấp hàng
nghìn lần anh hùng văn hóa. Chỉ một lẽ nhỏ này là thấy: trong triều đình luôn
đông rúc rích những kẻ khom lưng uốn gối nịnh bợ kiếm chút bổng lộc của vua chúa, thì
chỉ có một hoặc hai vị trung thần dám nói điều ngay thẳng. Và sự ngay thẳng của
họ luôn mấp mé sự trả giá bằng sinh mạng. Mới đây cũng đã nổi lên hai nữ nhi
làm anh hùng văn hóa giữa hằng hà sa số đám đàn ông đang hì hục hám danh bên
mấy vần thơ nhẹ thõm. Đó là Y Ban đã
từ chối giải thưởng “cây nhà lá hội” của những cán bộ hàng xóm viết văn vẫn còn
mang giấc mơ tem phiếu kiểu “những giấc mơ hình cái thớt”. Và Kim Chi nữ nghệ sĩ ưu tú đã từ chối cả
giải thưởng của Thủ tướng. Nếu như ngày xưa, chắc chị phải chịu án chu di tam
họ vì tội dám phạm thượng.
Trong cơn dư chấn của Nhã Thuyên tức
Đỗ Thị Thoan, có hai cái tên đàn ông rất xứng đáng vì đã làm được
việc thích đáng chứ không phải vì tên tuổi của họ. Trước hết là GS Trần Đình Sử đã có bài viết khá kỳ
công về đề tài này, hơn thế ông còn đưa ra cả phương ngôn – giống như thương
hiệu vậy, đó là “Phê bình kiểm dịch”.
Nguyên cụm từ này đã phản ánh nền văn học chui lỗ kim bấy lâu nay luôn
phải chui qua sự kiểm duyệt chặt chẽ thô sơ như kiểm dịch súc vật vậy. Một sự
kiểm dịch chui lỗ kim như vậy làm sao còn đôi cánh kiêu hùng của đại bàng, còn
vây duyên dáng của cá, mà chỉ còn con hình thuôn như giun để chui lọt mà thôi.
Thứ hai là nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, người cũng có công đưa ra phương ngôn “Phê bình chỉ điểm”. Xưa nay người ta
chỉ dùng từ chỉ điểm cho kẻ thù, chứ mấy ai dùng từ đó cho quân ta. Phía ta thì
chỉ gọi là tai mắt quần chúng báo cáo thôi. Và trong trường hợp của Nguyễn Văn Lưu thì người ta sẽ gọi là
tai mắt cán bộ tham mưu cho cấp trên.
Xét về luận văn của Nhã Thuyên. Với cái tên “Vị trí của kẻ bên
lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” là một cái tê
rất khoa học và chính xác, không những với đề tài mà còn trong bối cảnh chung
của thời đại. Rõ ràng, nhóm Mở Miệng đã xác định vị trí nghệ thuật của họ như
những người bên lề, họ còn ra nhà xuất bản “Giấy Vụn”. Giấy vụn là cái thứ
người ta đã xé nhỏ để ném vào sọt rác. Vậy thì người thành lập nhà xuất bản đó
đã phải tủi phận thế nào để thành lập nó?! Nếu người ta được quyền tự do thành
lập đàng hoàng để cạnh tranh kẻ hơn người kém, hoặc được cơ chế Xin – cho đồ sộ
ưu tiên bao cấp thì cần gì phải hèn kém đến độ ra nhà sách Giấy vụn? Ngay đến
cả Mở Miệng cũng thế, nếu sáng tác của mình được thể hiện ra như các cán bộ mậu
dịch thì làm sao phải lo chỗ loay hoay mở miệng. Và với đề tài “Thực hành thơ”,
Nhã Thuyên muốn nói: nhóm này không phải sáng tác thơ, mà họ Thực hành một cuộc
mở miệng, giống như được chui lọt cửa để bước vào rạp hát của sáng tạo. Vào
được rồi, thì mới nói đến sáng tạo cái gì. Như vậy tính thông điệp, tính chủ đề
của luận văn này hết sức mạch lạc, rõ ràng và khoa học, chứ không ú ớ, tù mù,
ăn gian, đi đêm, tháu cáy như một số luận văn đi chép khác. Và lớn hơn thế
nhiều, luận văn đã tiền phong vào một vùng đất dữ mà chưa ai dám mở miệng phát
hiện, đặc biệt các cán bộ ăn cây mậu dịch đòi rào tem phiếu.
Nhưng kìa một đấu
sĩ Nguyễn Văn Lưu đã nhảy ra đem cả chợ tem phiếu vào mà không nấu nổi một
bữa ăn ra tấm món mùi vị. Ông đăng đàn cả bốn số báo Văn nghệ TP. HCM đòi nốc
ao một nữ nhi bé nhỏ. Ông quả là đấu sĩ mượn cái oai của tem phiếu mà không có
tim làm hiệp sĩ mã hiệp và cao thượng. Trong đấu võ, người ta chỉ đấu
cùng hạng loại, không bao giờ hạng nặng đi đấu với hạng lông, không bao giờ đàn
ông đi đấu với đàn bà, đặc biệt tuổi cha chú lại đấu với yếm đào đang tuổi yêu.
Đấu thế là phạm qui và thiếu hào hiệp. Mới đây, khi Giáo Hoàng Francis sang
Brazil, ông có trả lời thẳng về vấn đề trọng đại “có phong chức linh mục cho
phụ nữ không?” Ông nói còn trên cả từ chối, rằng: Việc này từ hồi Giáo Hoàng
John Paul II đã chính thức khép lại rồi.
Việc từ chối phụ nữ làm công việc cô đơn nặng nhọc, cũng
có nghĩa là ưu tiên phụ nữ. Vậy mà nhìn thấy Nhã Thuyên viết luận văn, ông NVL
lại cậy thế ỷ dốc của hệ mậu dịch, xông vào chém tới tấp bừa bãi. Nhưng hiệp sĩ
nhà nghề đích thực chỉ cần ra một đòn, đằng này ông đem cả quầy mậu dịch toàn “hàng
mẫu không bán” ra thi thố, thì lại lộ tẩy rằng: đố kỵ với một yếm đào không
xong???
Theo các triết gia Hy lạp, con người và xã hội quan trọng
hàng đầu việc “Tiết độ” và “Khoan dung”. Con người nếu không tiết độ sẽ ăn uống
sinh hoạt bừa phứa, bừa phứa như hội nghị lý luận Tam Đảo về nôn cả bia và đồ
nhắm lên người nhau. Nếu không biết tiết độ, con người sẽ vong thân, không có
nhân cách và đạo đức nữa. Nhà nước với toàn bộ quyền lực trong tay, xét theo
thực tiễn và lý thuyết có thể tru di cá nhân bất cứ lúc nào. Nhưng nếu nhà nước
không biết tiết độ quyền lực của mình thì chẳng khác gì cá nhân bạ chỗ nào ăn
chỗ đó, bạ chỗ nào thải chỗ đó. Nhà nước thực hiện tiết độ, có cân nhắc trong
quyền lực của mình, đó chính là cách khoan dung của nhà nước.
Luận văn là thứ “án tại hồ sơ”, đúng sai thế nào còn nằm
đó và còn được tranh luận để thu hái nhận thức, đó cũng là quyền tự do tư tưởng
và trình bày của cá nhân. Nhà nước hay ai đó thấy chưa đúng thì tranh luận lại,
tại sao lại phải đuổi việc người ta? Làm vậy có phải thiếu tiết độ và bao dung
không?
Thêm nữa mấy người khác tham gia tranh luận lại tìm cách
nhục mạ nhau, rủa xả ngu hay dốt. “Nói phải củ cải cũng nghe” và “quân tử đấu
lý, tiểu nhân đấu chân tay”, mình có lý lo gì không thắng, dở trò cơ bắp “cường
từ đoạt lý” làm gì?
Tôi đề nghị, nhà nước nên trả lại cho PGS Nguyễn Thị Bình
và Nhã Thuyên việc làm, như thế nhà nước mới tỏ rõ khả năng tiết độ và khoan
dung của mình. Các loại phê bình tem phiếu cũng chỉ có tầm vóc ở mức tem phiếu,
ta chớ nên nghe họ đánh trận giả vè vè quanh nồi cơm gạo mậu mà xử lý vấn đề,
như vậy chẳng cố chấp lắm ru! Cố chấp như ông già không chịu về hưu lại vác đao
tả xung hữu đột chém cháu gái mới qua tuổi vị thành niên thì còn gì để bàn về
trí tuệ hay lòng cao thượng nữa đây?!
.
NHĐ 08/08/2013
-------------------------------------------
VỤ ÁN NHÃ THUYÊN
*
*
[vụ án Nhã Thuyên]
LUẬN VĂN ĐỖ THỊ THOAN, MỘT NHÂN VĂN GIAI PHẨM THỨ HAI (Thanh Phương
- RFI) 5-8-2013
BÙI CÔNG THUẤN: CÓ THỰC LÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC HIỆN
NAY HOÀN TOÀN “LỆCH, LẠC” KHÔNG? (PHÊ
BÌNH VĂN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC - Văn Nghệ Trẻ)
HẦM BÀ LẦN (Nhã
Thuyên)
3-8-2013
NHÃ
THUYÊN ĐÃ NÓI GÌ VỚI VŨ THỊ PHƯƠNG ANH VỀ LUẬN VĂN “VỊ TRÍ KẺ BÊN
LỀ”
(Nhã Thuyên / VC+
) 31-7-2013
VỤ ÁN NHÃ THUYÊN
(Nguyễn Hưng Quốc) 31-7-2013
PHÊ BÌNH CHỈ ĐIỂM
(Phạm Xuân Nguyên) 31-7-2013
BÙI
CÔNG THUẤN: THỰC TRẠNG LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ-TIẾN SĨ (VC+
30-7-2013)
LÊ
NGUYÊN LONG - “TRUNG TÂM VÀ NGOẠI BIÊN: TỪ HỆ HÌNH CẤU TRÚC LUẬN ĐẾN HỆ
HÌNH HẬU CẤU TRÚC LUẬN” (VC+
30-7-2013)
BLOG
MỘT NGƯỜI DÂN BÀN VỀ VỤ LUẬN VĂN NHÃ THUYÊN (VC+
30-7-2013)
INRASARA:
VÀI NHẬN ĐỊNH về NHÓM MỞ MIỆNG & NHÀ XUẤT BẢN GIẤY VỤN (VC+ )
30-7-2013
HY VỌNG GÌ . . .
(Nguyên Ngọc) 29-7-2013
CUỘC PHÊ PHÁN LUẬN
VĂN CỦA ĐỖ THỊ THOAN hay là SỰ XUNG ĐỘT VỀ KHUNG TRÍ THỨC & THẾ HỆ (Trần
Đình Sử) 27-7-2013
Chu
Mộng Long:
Vụ xử án một giáo
viên dạy văn (Nguyễn
Mạnh Tường) 21-7-2013
PHÊ BÌNH KIỂM DỊCH
(Trần Đình Sử)
21-7-2013
XIN ĐỪNG UỐNG MÁU
NHÂN VĂN (Bà Đầm Xòe) 10-7-2013
CHÍNH THỐNG
NHÌN
PHẠM XUÂN NGUYÊN, ĐÔNG LA ĐÃ THẤY TÌNH TRẠNG: “RẮN RẾT NGHÊNH NGANG PHUN
NỌC TRÊN DIỄN ĐÀN” (PHẠM XUÂN NGUYÊN: THẰNG
MÙ CHỮ, THẰNG LƯU MANH!
Đông
La) 5-8-2013
Mượn “góc nhìn văn
hóa” để cổ xúy cho những người “đứng bên lề” Hoàng
Thụy Lâm 31/07/2013 Văn Nghệ Quân Đội
BÁO
SÀI GÒN GIẢI PHÓNG – BÍCH AN: “XÂY VÀ CHỐNG” (VC+) 31-7-2013
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
* Báo Văn Nghệ, Thanh Tra, Quân đội Nhân dân và Nhân dân:
MỘT
“GÓC NHÌN” PHẢN VĂN HÓA VÀ PHI CHÍNH TRỊ
(Tuyên Hóa - báo Quân Đội Nhân Dân)
Một
luận văn kích động sự phản kháng và chống đối (Chu Giang
- báo Văn Nghệ TPHCM)
NHÂN
DANH “NGHIÊN CỨU” ĐỂ CA NGỢI THỨ “THƠ” RÁC RƯỞI (Cẩm Khê
- báo Nhân Dân)
Nổi
loạn là điều kiện để sáng tạo?
(Minh Tâm - báo Thanh Tra)
No comments:
Post a Comment