Tháng
8/2013
Gần hai thế kỷ qua, Việt Nam liên tục ngập chìm
trong chiến tranh, khủng hoảng và rối loạn. Nhưng ở hiện tại, vấn đề không còn
từ sự xung đột của chủ nghĩa mà phần lớn do sự mâu thuẫn ở niềm tin. Người
Việt, bao gồm đại khối trong nước và tập thể đang sinh sống ở ngoài nước, kể cả
Cộng sản, đều bị khủng hoảng trầm trọng ở những niềm tin chung, và niềm tin với
nhau.
Đảng CSVN, trong tư thế cầm quyền đang mất niềm tin
ở chủ nghĩa, ở sự lãnh đạo của đảng, cũng như sự hậu thuẫn hữu nghị quốc tế
đúng nghĩa. Ngày nay, dù với quyền lực tuyệt đối đang nắm, đảng CSVN vẫn không
tự tin được vào sự ủng hộ của đảng viên và quần chúng. Vì vậy, nhà cầm quyền
lúng túng rõ rệt trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước và sự phát triển xã hội
công dân. Có thể nói, nếu không có sự kềm kẹp thô bạo đối với hệ thống báo chí
nhà nước và các mạng truyền thông ngoài luồng, Nhà nước Việt Nam (cũng là đảng
CSVN) sẽ nhanh chóng bị mất kiểm soát toàn diện. Những vụ đàn áp, xử tù nghịch
lý những người yêu nước và ủng hộ dân chủ tự do… cho thấy nỗi lo bị đào thải
của đảng cầm quyền.
Nhưng tình trạng mất niềm tin không phải chỉ ở nội
bộ đảng CSVN. Cho đến nay, sĩ số người dấn thân cho quyền yêu nước, đòi thực
thi dân chủ và các quyền tự do căn bản… một cách công khai vẫn còn quá khiêm
nhường (dưới tỷ lệ một phần ngàn). Đáng chú ý nhất là đa số thành phần trí
thức, các tầng lớp trẻ và đại thể quần chúng vẫn chưa thật sự nhập cuộc. Những
người đang xông pha ở tuyến đầu đấu tranh dân chủ trong nước đang rất khó khăn
và cô đơn. Nhận định này không phải và cũng không nhằm quy trách nhiệm cho bất
cứ ai nhưng là một dấu chỉ cần thiết để nhận diện thực tế. Cái gì đã ngăn cản
sự bất mãn cùng cực của đại khối nhân dân và đông đảo đảng viên CS biến thành
hành động đấu tranh cụ thể? Có phải chăng cho đến nay vẫn chưa có được một niềm
tin chung xứng đáng để mọi người xả thân đấu tranh cứu dân, cứu nước?
Niềm tin vào sự thay đổi đất nước bao gồm nhiều yếu
tố cần và đủ. Đó là:
- nhu cầu cách mạng xã hội, hay cải cách chính trị;
- sự quyết tâm làm tốt hơn của các tầng lớp chủ đạo xã hội;
- sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và cộng đồng quốc tế;
- thực lực của lực lượng đối lập, bao gồm các thực thể chính trị khả tín; và
- một định hướng ổn định và phát triển đất nước mang tính thuyết phục (sau khi có thay đổi).
Cho đến nay, những yếu tố căn bản trên chỉ mới được
thành hình một cách cơ bản, rời rạc và chưa bảo đảm có thể tồn tại được trong
lâu dài; và hiện tình thay đổi vẫn là những nỗ lực đơn lẻ, kể cả của đảng cầm
quyền. Bế tắc đầy khó khăn và phức tạp này không nằm trong khả năng giải quyết
riêng của bất cứ tập thể nào, kể cả đảng CSVN. Đây là một nhu cầu tổng hợp
nhiều lãnh vực, phạm trù mà chỉ có một ý thức mạnh mẽ và đồng bộ từ nhiều tập
thể khác nhau mới có thể tạo thành hiện thực.
Nhưng bế tắc đó không hẳn là giới hạn của “cơ
trời vận nước”. Người Việt ta vẫn có thể vận dụng được cách giải tỏa nếu
như phục hồi lại được những niềm tin chung.
Trước
nhất là niềm tin ở sự thay đổi cơ chế lãnh đạo quốc gia.
Cho đến nay, ngoại trừ thành phần CS bảo thủ, quá
khích…, ai cũng hiểu và tin rằng sự thay đổi cơ chế lãnh đạo sẽ tạo điều kiện
giải quyết những bế tắc lớn của đất nước; chứ KHÔNG gây ra những khủng hoảng
nghiêm trọng, nguy hiểm như Nhà nước Việt Nam vẫn tuyên truyền. Mặt khác, với
sự thay đổi bằng tiến trình dân chủ hóa ôn hòa, chắc chắn là các bộ máy hành
chính, quân đội và công an vẫn sẽ được tiếp tục lưu dụng chứ không bị giải thể
toàn diện như Cộng sản đã làm với chế độ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1975. Sự đãi
lọc về nhân sự tất nhiên sẽ phải có nhưng sẽ là những cá thể có trách nhiệm với
những tội lỗi, sai lầm nghiêm trọng. Đối với đại đa số quân nhân, công chức,
công an… sự khác biệt chỉ là đối tượng phục vụ: Sẽ là Quốc gia thay vì là
đảng CSVN.
Quan trọng là với một thể chế dân chủ đa đảng, không
một cá nhân, đảng phái, tổ chức nào có thể lạm quyền để làm những điều nghịch
lý, đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc cũng như nguyện vọng chung của
nhân dân; vì ai làm sai, kể cả nguyên thủ quốc gia, sẽ bị đào thải bởi những lá
phiếu tự do.
Thứ
hai là niềm tin ở khả năng phát triển của đất nước.
Chỉ cần nhìn vào sự cố gắng giao thương, hợp tác
hiện nay của cộng đồng thế giới đối với Việt Nam, chúng ta có quyền tin rằng
mức độ liên lập giao thương với Việt Nam sẽ tăng gấp bội khi nước ta thật sự có
tự do, dân chủ. Thật vậy, dù Việt Nam hiện vẫn còn trong chế độ độc tài, đầy
khiếm khuyết theo tiêu chuẩn quốc tế (như nạn tham nhũng hối lộ, đàn áp báo
chí, vi phạm nhân quyền, pháp luật không quang minh, v.v…) mà cộng đồng thế
giới vẫn còn cố gắng giao thương. Điều này cho thấy là quốc tế chỉ vì quyền
lợi, chứ không phải là lý tưởng gì cả. Do vậy, khi Việt Nam trở thành một nước
dân chủ, tiến bộ hẳn trong các lãnh vực vốn bị khiếm khuyết nặng nề, thì sự đầu
tư, giao thương, hợp tác sẽ tăng cao gấp bội — vì tài sản của họ sẽ được bảo
đảm, và quyền lợi của họ sẽ gia tăng hơn nhiều lần. Đó là chưa kể sự trợ giúp,
đầu tư của tập thể người Việt sinh sống ở ngoài nước – một nguồn hậu thuẫn to
lớn và vững mạnh về nhiều mặt.
Kế
đến là niềm tin ở hàng ngũ nhân tài của đất nước.
Đất nước chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng tiếc,
đáng lo song dù vậy, chúng ta vẫn có thể có một niềm tin mãnh liệt rằng: Việt
Nam vẫn đang có một hàng ngũ chuyên viên có khả năng và tâm huyết.
Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, nhân tài
của Việt Nam không có nhiều điều kiện để có thể giúp dân giúp nước một cách
hiệu quả. Nhưng một khi bế tắc chính trị đã được khai thông, Việt Nam sẽ có cơ
hội “cất cánh” như mọi người hằng mong đợi trong bao nhiêu năm qua. Cùng lúc
đó, hàng ngũ trí thức và nhân tài ở ngoài nước sẽ về nước, sẽ cùng hợp tác, yểm
trợ cho hàng ngũ chuyên viên, trí thức trong nước. Mong đợi này là một tương
lai khả thi trong tầm tay của người Việt chúng ta.
Tiếp
nối niềm tin ở nền tảng Dân Chủ, Tự Do.
Khác với luận điệu của nhà nước đương quyền, Dân chủ
và Tự do là hai yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng một xã hội nhân bản; ở đó
quyền con người được tôn trọng, và quyền lực lãnh đạo quốc gia được kiểm soát,
cân bằng một cách hiệu quả nhất.
Dân chủ, Tự do không phải là yếu tố duy nhất để tạo
dựng hạnh phúc cho con người và sự phát triển của một quốc gia. Nhưng thiếu nó,
không đất nước nào có thể trở thành hùng mạnh và được thế giới nể trọng. Chỉ
căn cứ vào những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện nay, nếu có một cơ
chế tam quyền phân lập quang minh thì có nhiều vấn đề đã không xảy ra, và phần
lớn những vấn đề khác sẽ được giải quyết ổn thỏa, công minh như ở các nước dân
chủ.
Đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu Việt
Nam có một chính phủ dân chủ đa đảng thì Trung Cộng đã không thể gây áp lực một
cách phi lý như đối với đảng CSVN được. Các siêu cường, dù là phía nào, có thể
uy hiếp một triều đình, một đảng phái vọng ngoại song không thể trấn áp được ý
chí của cả một dân tộc. Lịch sử thế giới chứng minh điều này, và lịch sử nước
ta cũng ghi đầy những kinh nghiệm quý báu đó. Vấn đề là chúng ta có quyết tâm
để thoát khỏi ách nô lệ nhục nhã đó hay không? Muốn độc lập, người Việt ta cần
phải giải phóng lấy chính mình ra khỏi sự độc tài toàn trị.
Cuối
cùng là niềm tin ở kết quả của sự đoàn kết đấu tranh
Khi vững lòng tin vào thể chế dân chủ pháp quyền sắp
tới, chúng ta KHÔNG cần phải lo ngại là tổ chức này hay đảng phái kia sẽ tiếp
tục lạm dụng quyền lực và áp đặt một hình thái độc tài khác sau khi cơ chế
chính trị có thay đổi.
Sự lạm quyền lãnh đạo sẽ rất khó xảy ra trong một
chính phủ liên hiệp, đa đảng. Nếu một bộ phận nào đó vi hiến hay vi luật, các
cơ quan truyền thông báo chí, hiệp hội nhân quyền, và tất nhiên là các chính
đảng, tổ chức chính trị, xã hội… khác sẽ có biện pháp can thiệp, ngăn chận
ngay.
Ngày nay, hàng ngũ dân chủ có nhu cầu xây dựng một
tổng lực để có khả năng đấu tranh áp lực thành phần bảo thủ trong đảng CSVN. Sự
liên minh, hợp tác này có lợi ích chung, và giúp cho nỗ lực của mội đoàn thể
được hữu hiệu hơn. Tổ chức hay chính đảng nào dẫn ngọn cờ đầu sẽ có vinh hạnh
ghi danh vào trang sử hào hùng của dân tộc. Nhưng sự thành công trong nỗ lực
giải thể độc tài không phải là sự đồng nghĩa với một quyền lãnh đạo duy nhất và
tuyệt đối.
Một khi đất nước đã thay đổi, lá phiếu của toàn dân
sẽ quyết định thành phần lãnh đạo quốc gia. Những ai cố công, đoàn thể nào có
quá trình đóng góp to lớn sẽ nhận được sự tín nhiệm nhiều hơn của nhân dân
nhưng không có nghĩa là sẽ mặc nhiên lãnh đạo đất nước trong lâu dài. Với kinh
nghiệm của các nước hậu Cộng sản, việc chọn thành phần lãnh đạo phát triển quốc
gia cần được ưu tiên cho các tầng lớp trẻ và mới. Với nhận thức đó, chúng ta có
thể bình tâm ở tiến trình dân chủ hóa đất nước. Đó cũng là một niềm tin vô cùng
cần thiết cho hành trang đấu tranh giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.
Đã đến lúc để những người yêu nước đến với nhau, bắt
tay nhau và đồng lòng đấu tranh cho đất nước và dân tộc. Chỉ có sự cảm thông,
hòa đồng và đoàn kết mới tạo dựng được những niềm tin đã mất. Khi có được niềm
tin những niềm tin lớn, chúng ta sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề lớn của
đất nước.
Tương lai của Việt Nam sẽ được xây dựng bằng niềm
tin của những thế hệ hôm nay và mai sau.
Lâm Thế Nguyên
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư ở đâu
dieu khac chan may phong thuy
tham my vien anh thu o dau
vien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may