Trung Nghĩa
(Sau khi đọc bài viết Khủng
Hoảng Nhân Cách)
Thưa ông Bằng Phong Đặng Văn Âu
Tôi chỉ đáng tuổi con cháu của
ông, là người không có được “may mắn” chứng kiến những biến cố lớn của lịch sử
dân tộc. Tôi đang ở trong nước cũng không có cái “may mắn” thứ hai giống như
ông tức là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Bỏ qua cả hai “may mắn”
đó, có lẽ cả tôi và cả ông (tôi nghĩ thế) đều mong muốn nhân dân Việt Nam sẽ
được hưởng quyền con người, quyền tự do dân chủ mà ông đang được hưởng. Chúng
ta giống nhau ở mục đích dấn thân nhưng lại khác nhau ở “vị trí chiến đấu”.
Tôi phải nói rất trung thực
rằng, tôi đọc tất cả những bài viết của ông, có những bài tôi đọc hai lần, ba
lần; có những bài tôi đọc trong một ngày để rồi nhiều ngày sau đó lại lần giở
ra và đọc lại; câu chữ rực lửa, đầy nhiệt huyết, nó cho người đọc cái cảm giác
nóng hừng hực những chiến trường như Quảng Trị những ngày đỏ lửa…..Thế
nhưng, dù là một đọc giả trung thành của ông, tôi cũng chưa bao giờ viết bình
luận sau bài của ông ….Nói thẳng ra, thích đấy nhưng vẫn cảm thấy một cái gì
bất ổn, thậm chí là bất lợi cho cái mà tôi tạm gọi là mục đích chung của chúng
ta.
Người Việt có câu “biết người
biết ta, trăm trận thắng trăm”. Với tuổi đời và sự trải nghiệm của ông Bằng
Phong, tôi tin rằng ông thừa hiểu thâm ý của câu nói trên. Sự thành công hay
chiến thắng nào đó đôi khi không phải là phần thưởng cho người ta giỏi nhất mà
lại dành cho người hiểu biết nhất. Nói rộng ra một chút nữa, nó còn tuỳ thuộc
vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tại sao cộng sản họ thành công tại Việt Nam?
Ông nghĩ sao nếu Nhật không bị hai quả bom hạt nhân ném xuống trước vài ngày
19/08/1945?
Thưa ông, ông có cho rằng Chủ
Nghĩa Tư Bản hoàn toàn ưu việt không? Cũng giống như Chủ nghĩa cộng sản hoàn
toàn xấu xa không? Nếu câu trả lời chỉ là “có” tức là chúng ta đang phạm phải
chủ nghĩa duy ý chí.
Phát minh vĩ đại vào bậc nhất
của loài người trong thế kỷ 20 là thuyết tương đối. Hiểu theo nghĩa rộng, chẳng
có một mô hình nào tuyệt đối cả.
Tuy nhiên nếu đem nó lên bàn
cân, sẽ có cái nặng hơn và cái nhẹ hơn. Việt Nam dù là một nước luôn gào thét
với thế giới “lịch sử Việt Nam 4 nghìn năm văn hiến” thì trong thế giới văn
minh hiện đại này, chúng ta vẫn là nhhững người lùn, vẫn là kẻ sinh sau đẻ
muộn, lạc hậu và nghèo đói. Vì thế cái dễ nhất là cái nào hơn chúng ta theo. Và
chắc chắn rồi, lịch sử đã chứng minh CNTB dù vẫn còn nhiều bất cập, nó vẫn là
một chủ nghĩa có thực, được xây dựng và phát triển bằng thực tiễn chứ không
phải là một chủ nghĩa ảo tưởng mà ông Marx và cộng sự của ông ta nghĩ ra.
Không ai bác bỏ nổi học thuyết
tương đối. ấy vậy mà, Marx và học trò của ông ta lại không tận hưởng giá trị
của công trình vĩ đại này khi mà họ lúc nào cũng gân cổ gào lên “chủ nghĩa Marx
duy vật triệt để nhất, “chủ nghĩa Marx cách mạng vô sản nhất”. Và cái nhất đó
đã được những hậu duệ của ông ta khuân vác về Việt Nam, thực hiện một cuộc
triệt để đến tận cùng, vừa độc ác và ngu xuẩn cũng xứng đáng vị trí thứ nhất
“Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Họ sửa sai ư? Với tôi, đó là sự lừa
dối. Một lần nữa cái sự tuyệt đối lại được lập lại, chẳng những ở cuộc phá hoại
và quyết giành thắng lợi đến cùng một cuộc chiến theo họ là “lừng lẫy năm châu,
chấn động điạ cầu” kia, mà còn là một sự chiến thắng triệt để đến cùng, bằng
cuộc tấn công mùa xuân 1975. Cuộc chiến đó, Mỹ hoàn toàn ngoài cuộc, cuộc chiến
đó, phe “ngụy” đã buông súng, cuộc chiến đó đã phá hoại không biết bao nhiêu
công trình, nhà xưởng, trường học, trụ sở đường xá mà lẽ ra chúng ta được
hưởng. Sự triệt để lại còn kéo dài dai dẳng sau đó khi người CS xóa bỏ tất cả
những nền tảng về giáo dục mà có trong mơ chúng ta cũng chưa dám, xóa bỏ rất
nhiều tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, phim kịch, âm nhạc…..Sự triệt để đó chắc
đã kéo lùi VN từ một trong những nước đỉnh cao của khu vực hiện nay còn thua cả
một Hàn Quốc tới 95 năm phát triển mà xưa kia bị người Việt xem thường.
Nếu họ “nhu mì” , đừng triệt để
theo kiểu ngu dốt như thế, biết gạn đục khơi trong hơn chút nữa, vận dụng cái
thuyết tương đối kia thì có lẽ Việt Nam đã không đau thương như hôm nay, lòng
người sau 38 năm giải phóng rồi, sự hận thù vẫn còn dai dẳng, lời kêu gọi hòa
giải, hòa hợp dù có kẻ chỉ là đầu môi chót lưỡi thì nó vẫn mãi còn là khát vọng
của không biết bao nhiêu người con đất Việt này!
Có lẽ cái quyết liệt, cái triệt
để, cái rạch ròi cuối cùng là thế đấy!!!!!!
Kinh Phật có dạy: con người khổ
vì tham sân si và ngài cũng khuyên chúng sinh nên “Từ bi hỉ xả”. Một kẻ có tội,
khi muốn kết tội họ, chúng ta không chỉ có mỗi câu nói “mày là kẻ có tội” mà
chúng ta còn nhiều cách nói khác. Nếu đem cái thuyết tương đối ra mà áp dụng
thì theo ông Bằng Phong, một kẻ giết người rồi chặt xác nạn nhân ra, pháp luật sẽ
xử tử họ ra sao hay cũng phải giết kẻ sát nhân đó như họ đã giết nạn nhân mới
công bằng tuyệt đối? Ở một xã hội văn minh, dù kẻ có tội phải đền tội, người ta
cũng còn nghĩ ra cách để kẻ tự tội không có phải chịu đựng chết quá đau đớn hay
hủy bỏ cả mức án tử hình.
Liệu như thế theo ông là đã
công bằng?
Ba mươi tám năm, vết thương
chưa một lần lành miệng. Tôi xin không trích dẫn từng câu chữ trong các bài ông
viết vì đây không phải là một bài dùng để phản biện. Thế nhưng, việc ông xem
những người như ông Lê Hiếu Đằng vẫn là “người có tội”, “vẫn như những người ở
bên kia chiến tuyến” liệu xem có phải quá đáng hay không? Có lẽ nào ông Bằng
Phong Đặng Văn Âu cũng đang dùng một lăng kính “”tuyệt đối/triệt để” mà đánh
giá con người? Và phải như thế nào nữa thì ông Bằng Phong mới xem ông luật sư
Lê Hiếu Đằng có một sự ăn năn hối cải?
Phảng phất đâu đó có một chút
gì là “thất lễ” với nhau hay không khi ông Bằng Phong lại đem câu chuyện về
thái độ của ông như một người cha nghiêm khắc với một đứa con hư, khác nhau trong
cách ứng xử của ông và của tiến sĩ Hà Sĩ Phu khi ám chỉ về ông Lê Hiếu Đằng?
Trong một đám đông im lặng và chấp nhận dối trá, sự lên tiếng của một cậu bé
con, hét to “nhà vua đang cởi truồng” chắc không phải là không có tác dụng?
Chắc hẳn sự so sánh này quá khập khiễng và thiên kiến, thế nhưng ông Bằng Phong
có nghĩ rằng, bài viết của mình sẽ “mất điểm” trong con mắt của nhiều người
đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam?
Cái gì “quá” cũng không hay;
xấu quá thì hay chịu nhiều thiệt thòi, đẹp quá cũng không tốt, ngu quá cũng khổ
mà khôn quá cũng hay bị ganh tị,….nó cũng giống như ông Bằng Phong, rõ
ràng quyết liệt quá cũng đâu hẳn là tối ưu.
Cùng một hành động nhưng có thể
khác mục đích; ví dụ như cùng đi theo dõi, chụp ảnh về cuộc cưỡng chế đất ở Văn
Giang, công an chìm thì ghi nhận những cá nhân tích cực để chỉ điểm cho công
an/côn đồ ra đòn; còn những nhà đấu tranh cho dân chủ thì muốn phơi bày sự thật
cho công luận biết tới mà lên tiếng. Tuy nhiên cũng có khi cùng một mục đích
nhưng hành xử không giống nhau. Cái quan trọng nhất để cho một ai đó nhìn ra
“phe mình”, đồng đội của mình là: mục đích của họ là gì.
Và như thế, bất kỳ một hành
động nào đó gây trở ngại đều là “phe thù địch”.
Tôi xin đưa một hình ảnh chân
quê như sau: cả một bộ lạc đang săn một con voi. Mỗi người sẽ “chiến đấu” ở
những vị trí khác nhau, người trên cây quan sát, ra dấu hiệu, người ở xa hơn
thì dùng cung tên, đá lao để tấn công, những người gần đối tượng hơn thì sẽ
dùng dao, kiếm,…. Người ở xa hạn chế về lực nhưng lợi về tầm nhìn, người gần
thì lợi về khoảng cách nhưng nguy hiểm trực diện cao hơn và có góc nhìn hẹp.
Vậy thì, hãy tận dụng tốt nhất lợi thế mình có, vũ khí mình sử dụng mà
tấn công.
Ông Bằng Phong có thể nói viết
ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài
quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó. Thế nhưng một người như ông Lê Hiếu
Đằng, đã từng chiến đấu để xây dựng nên chế độ CS mà quay lại “tính sổ” với
chính quyền cộng sản, ký tên vào kiến nghị phán đối nhà cầm quyền, nhất là ông
nói trong những ngày nằm bệnh, nói khi sắp chết; sự tấn công trong một “góc
hẹp” đó có một vị trí mà cá nhân tôi cho rằng ông Bằng Phong không bao giờ có
được.
Thay vì cầm dùi trong tay, thấy
ai “gai mắt” thì ông thì chỉ dùi vào họ….đó không phải là hành xử khôn ngoan.
Phải nhìn cho rõ đâu là thù, là bạn cùng chung mục đích nhằm hỗ trợ, tiếp sức
và cổ vũ họ.
Có lẽ đó là lý do, bất kỳ một
nhà nước nào, thể chế nào cũng có hẳn Bộ Ngoại Giao, ông Bằng Phong ạ.
Hãy thả lỏng cảm xúc
xuống thử suy nghĩ xem có phải trong thời gian vừa qua ông Bằng Phong đã
lãng phí vũ khí chiến đấu rồi chăng? Sự triệt để đôi lúc không có lợi mà đôi
khi người ta còn cần phải thương lượng nữa kia.
Cần chúc cho ông luôn khỏe
mạnh, sáng suốt và sẽ sớm thấy được dân tộc này, đất nước này có được ánh sáng
của dân chủ tự do.
T.N.
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư ở đâu
dieu khac chan may phong thuy
tham my vien anh thu o dau
vien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may