Thursday 29 August 2013

CHÚNG GỌI EM LÀ PHẢN ĐỘNG (Hiền Sĩ - Danlambao)




30.8.13          31 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

- Trong tinh thần yêu nước và đấu tranh cho dân tộc, mỗi người tùy theo khả năng đóng góp của mình sẽ làm những công việc cụ thể phù hợp với bản thân để giúp dân tộc thoát ách độc tài cộng sản và nguy cơ mất dần vào tay Trung cộng. Có người thì rải truyền đơn yêu nước như Phương Uyên - Nguyên Kha. Có người thì đi biểu tình chống giặc Tàu như Trịnh Kim Tiến, Trần Thị Nga... Có người lại phanh phui sự thật bán nước của cộng sản như Điếu Cày, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Cũng có người đấu tranh cho dân oan như Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng v.v... Và cũng có những người đấu tranh bằng cách giúp đỡ những công nhân bị tư bản đỏ bóc lột như nhóm Hùng, Hạnh, Chương.

Nổi bật lên trong nhóm của 3 bạn trẻ yêu nước là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương là tấm gương bất khuất cả trong hoạt động và ngay cả trong ngục tù cộng sản đó chính là người con gái Đỗ Thị Minh Hạnh. Hạnh còn rất trẻ về tuổi đời, lẽ ra ở tuổi này phải giống như bao người là tìm việc, lo chuyện gia đình và bản thân thì Hạnh lại chon con đường khác. Cùng với Hùng và Chương, Hạnh đã quên mình đấu tranh cho những người công nhân trên khắp các nẻo đường tổ quốc.

Trong một xã hội mà cộng sản độc tài và chi phối mọi hoạt động của các tổ chức thì vai trò công đoàn của nhà nước chỉ là một thứ bù nhìn thứ thiệt. Công đoàn của nhà cầm quyền cộng sản phải là đảng viên cộng sản và mặc sức thâu tóm lợi ích. Trong khi đó đời sống công nhân bị bóc lột và chèn ép đến mức tối đa. Bỏ mặc cho công nhân lao động bị đối xử ngược đãi, hệ thống công đoàn của cộng sản còn tiếp tay với giới chủ tư bản đỏ để bóc lột sức lao động của họ. Đứng trước sự thống khổ của người công nhân, của những thợ thuyền và bà con lao động nghèo thì Hạnh đã không thể khoanh tay đứng nhìn. Em đã cùng bạn bè mình quên đi cuộc sống đang bộn bề toan tính và ích kỷ để tập hợp những người công nhân nghèo khổ và giúp đỡ họ.

Không chỉ giúp đỡ về mặt tinh thần như động viên an ủi những công nhân nghèo vượt qua gian khó cuộc sống. Hanh đã cùng bạn bè giúp những công nhân bị bóc lột bởi bạo quyền cộng sản nhận ra họ xứng đáng phải có nhân quyền và những lợi ích mà họ đã bị cộng sản tước đoạt. Ngoài ra, Hạnh còn tập hợp những người công nhân, lao động nghèo thành những nhóm biết yêu thương và đùm bọc nhau trong cuộc sống, đòi hỏi những quyền lợi chính đáng mà tư bản đỏ cướp đi của họ. Ngoài ra, bằng tấm lòng yêu thương trẻ em vô hạn, chính nhóm bạn Hạnh, Hùng và Chương đã tố cáo sự bóc lột sức lao động trẻ em trong những xưởng may, những vườn điều và cả trong những lò gạch dưới chế độ cộng sản.

Tất cả những hành động đó nằm ngoài sự tưởng tượng của chúng ta về một người con gái hết sức bình dị và có đôi chút e lệ ngoài đời. Nhưng ẩn sâu trong con người của Hạnh là một sự quật khởi và tinh thần bất khuất trước bạo quyên. Đã bao lần bị cộng sản bắt và đánh đập nhưng Hạnh đã vượt qua sợ hãi và những đau đớn bản thân để góp công sức cho sự tiến bộ của nhân quyền, của xã hội đã bị mất hết từ gần 1 thế kỷ qua tại Việt Nam.

Bạo quyền cộng sản trả thù Hạnh và các bạn mình bằng những án tù oan khuất. Chúng gọi các em là ‘phản động”. Chúng bắt bỏ tù các em vì các em yêu nước và có tinh thần dân tộc. Trong tù chúng hành hạ các em bằng đủ mọi chiêu trò và thủ đoạn. Đọc những bức tâm thư lén gửi ra của Hạnh mới thấy hết sự khổ đau mà em phải trải qua trong ngục tù cộng sản. Nhưng tuyệt nhiên Hạnh không hề biểu lọ sự run sợ và yếu đuối. Những lời khằng khái của Hạnh cũng tựa như nét vẽ mà Hạnh đã vẽ trong bức tranh tặng người cha kính yêu của mình.

Đã có lúc Hạnh suýt phải chết biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài tại trại tù Long An. Khi đó, Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Khi bị cưỡng bức lao động sai luật tại Z30 D Bình Thuận, Hạnh đã khẳng khái bằng bốn chữ: TÔI KHÔNG CÓ TỘI làm cho công an cộng sản phải kiêng nể tinh thần bất khuất của em.

Những ngày gần đây, tại trại Z30 A Đồng Nai, Hạnh lại bị côn an cộng sản đối xử tàn tệ khi bắt em cưỡng bức lao động trong tù. Ngoài ra là những hành động hăm dọa bởi những tên côn đồ trong tù do bàn tay côn an xúi dục và chỉ đạo. Nhưng Hạnh vẫn không chịu khuất phục và vẫn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất như em đã từng thể hiện trước đây.

Phương Uyên, một người con gái yêu nước khác đã được tạm thời tự do và giảm án nhờ sự đấu tranh không biết nghỉ ngơi của đồng bào trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế... Vậy thì không có lý do gì chúng ta quên được một người con gái bất khuất như Minh Hạnh đang chịu những bản án bất công trong lao tù cộng sản chỉ vì yêu nước, thương nòi. Ngày hôm nay, toàn thể chúng ta hãy siết chặt tay nhau để một lần nữa gióng lên những hồi chuông tới tất cả các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền quốc tế để đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do cho Mình Hanh và những người bạn. Đó cũng chính là đạo lý, là lẽ phải mà chúng ta hướng đến. Cộng sản gọi các em là phản động. Nhưng thực chất chúng mới là những kẻ phản động buôn dân hai nước. Minh Hạnh, Huy Chương và Quốc Hùng mới thật sự là những anh hùng. Họ xứng đáng được gọi như thế!

28/08/2013


1 comment:

View My Stats