Văn
Lang/Người Việt
Wednesday, August 28, 2013 1:57:30 PM
Wednesday, August 28, 2013 1:57:30 PM
SÀI
GÒN (NV)
- Cảm nhận đầu tiên khi đến bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn là sự
quá tải đến mức ngột ngạt của số lượng người khám và điều trị bệnh tại đây.
Cảnh này có lẽ không “mới lạ” gì nếu như những ai đã từng có dịp tới bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh (Trung Tâm Ung Bướu), hay bệnh viện Chợ Rẫy.
Cảnh này có lẽ không “mới lạ” gì nếu như những ai đã từng có dịp tới bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh (Trung Tâm Ung Bướu), hay bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhưng
cái “ấn tượng” ở đây là những “lớp” bệnh nhân chuyển lên từ phòng cấp cứu nằm
dọc hành lang, chờ trong phòng có người xuất viện thì mới được “trám” chỗ
vô.
Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn, nguyên là
bệnh viện Sùng Chính trước 1975. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/172138-PS-TrungTamChinhHinh-01-400.jpg
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn tọa lạc tại số 929 đường Trần Hưng Ðạo, quận 5.
Bệnh viện này nguyên là bệnh viện Sùng Chính, do bang Hẹ (của người Hoa) góp đất và góp tiền xây dựng vào cuối thập niên 60, cho tới năm 1970 thì hoàn thành.
Ngày nay tại bệnh viện, cũng như trước nhiều phòng điều trị nội trú vẫn còn nguyên những dòng chữ tiếng Hoa. Sau 1975 (khoảng 1978) bệnh viện Sùng Chính bị “quốc hữu hóa,” sau đó kết hợp với khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của bệnh viện Bình Dân thành lập Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn (cho tới ngày nay).
Về mặt chuyên môn sâu về chấn thương chỉnh hình thì có lẽ đây là bệnh viện được coi là “giỏi” nhất ở miền Nam. Nhưng về phòng ốc, trang thiết bị thì đã quá cũ kỹ, càng trở nên tồi tệ trong tình trạng bệnh nhân quá tải.
Những cảnh đời éo le
Trước khoa Cấp Cứu của bệnh viện Chỉnh hình, chúng tôi ngồi trò chuyện với một bà mẹ của một bệnh nhân.
Trong khi nói chuyện, người phụ nữ này cứ lôi ra lôi vô một cái bịch ni-lông ướt ướt nước, lấy làm “nghi nghi,” chúng tôi liền hỏi cái bịch gì mà chị cứ lấy ra lấy vô hoài vậy?
Nghe hỏi, chị kia liền mở bịch ni-lông lôi ra một... ngón tay, đã bị trắng bệch vì ngâm nước đá quá lâu, dù màu sơn móng tay vẫn còn tươi. Hú hồn hú vía, nhưng chúng tôi cũng ráng hết sức tỏ ra bình tĩnh và hối chị mau đưa ngón tay”ướp lạnh” kia cho bác sĩ khoa Cấp Cứu.
Chị kia mang ngón tay ướp đá đi hồi lâu mới thấy quay lại. Hỏi thăm, chị cho biết bác sĩ đưa cho chị một cái bịch ni-lông còn mới, kêu chị ra ngoài cổng mua nước đá “ướp” ngón tay tiếp, chờ khi nào con chị vô phòng mổ thì đưa cho bác sĩ mổ, coi còn xài được thì xài (?!).
Tìm hiểu tiếp vụ “ngón tay,” chúng tôi được biết, nạn nhân là một cô gái tuổi đôi mươi mười tám, làm công nhân tại Ðức Hòa-Ðức Huệ, Long An, bị tai nạn trong khi làm việc. Gia đình cô gái chuyển cô vô bệnh viện cấp cứu lúc 3 giờ đêm, và cho tới 3 giờ chiều hôm sau (24 tiếng) cô mới được mổ, và ngón tay bị đứt của cô đã bị bỏ.
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn tọa lạc tại số 929 đường Trần Hưng Ðạo, quận 5.
Bệnh viện này nguyên là bệnh viện Sùng Chính, do bang Hẹ (của người Hoa) góp đất và góp tiền xây dựng vào cuối thập niên 60, cho tới năm 1970 thì hoàn thành.
Ngày nay tại bệnh viện, cũng như trước nhiều phòng điều trị nội trú vẫn còn nguyên những dòng chữ tiếng Hoa. Sau 1975 (khoảng 1978) bệnh viện Sùng Chính bị “quốc hữu hóa,” sau đó kết hợp với khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của bệnh viện Bình Dân thành lập Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn (cho tới ngày nay).
Về mặt chuyên môn sâu về chấn thương chỉnh hình thì có lẽ đây là bệnh viện được coi là “giỏi” nhất ở miền Nam. Nhưng về phòng ốc, trang thiết bị thì đã quá cũ kỹ, càng trở nên tồi tệ trong tình trạng bệnh nhân quá tải.
Những cảnh đời éo le
Trước khoa Cấp Cứu của bệnh viện Chỉnh hình, chúng tôi ngồi trò chuyện với một bà mẹ của một bệnh nhân.
Trong khi nói chuyện, người phụ nữ này cứ lôi ra lôi vô một cái bịch ni-lông ướt ướt nước, lấy làm “nghi nghi,” chúng tôi liền hỏi cái bịch gì mà chị cứ lấy ra lấy vô hoài vậy?
Nghe hỏi, chị kia liền mở bịch ni-lông lôi ra một... ngón tay, đã bị trắng bệch vì ngâm nước đá quá lâu, dù màu sơn móng tay vẫn còn tươi. Hú hồn hú vía, nhưng chúng tôi cũng ráng hết sức tỏ ra bình tĩnh và hối chị mau đưa ngón tay”ướp lạnh” kia cho bác sĩ khoa Cấp Cứu.
Chị kia mang ngón tay ướp đá đi hồi lâu mới thấy quay lại. Hỏi thăm, chị cho biết bác sĩ đưa cho chị một cái bịch ni-lông còn mới, kêu chị ra ngoài cổng mua nước đá “ướp” ngón tay tiếp, chờ khi nào con chị vô phòng mổ thì đưa cho bác sĩ mổ, coi còn xài được thì xài (?!).
Tìm hiểu tiếp vụ “ngón tay,” chúng tôi được biết, nạn nhân là một cô gái tuổi đôi mươi mười tám, làm công nhân tại Ðức Hòa-Ðức Huệ, Long An, bị tai nạn trong khi làm việc. Gia đình cô gái chuyển cô vô bệnh viện cấp cứu lúc 3 giờ đêm, và cho tới 3 giờ chiều hôm sau (24 tiếng) cô mới được mổ, và ngón tay bị đứt của cô đã bị bỏ.
Tại
một phòng điều trị nội trú, chúng tôi gặp một người đàn ông cao to. Anh cho
biết anh là nhân viên điều hành xe buýt của một “hợp tác xã” xe buýt, bị gãy
xương bả vai. Khi nhập viện, anh có đưa thẻ bảo hiểm y tế nhưng không được giải
quyết, vì nhân viên bệnh viện đòi phải có bảo hiểm tai nạn, nghe giải thích
“lung bùng” lỗ tai quá, anh quyết định mổ “dịch vụ,” tự bỏ tiền túi ra thanh
toán hết hơn 8 triệu đồng.
Về nhà được hai ngày, khi vợ anh chăm sóc vết thương cho chồng mới thấy chỗ mổ “lồi” ra hai con ốc vít (dùng để nẹp xương), sợ quá hai vợ chồng tức tốc nhập viện. Bệnh viện yêu cầu anh mổ lại và dĩ nhiên là phải đóng thêm 8 triệu đồng nữa, vừa bực vừa xót tiền hai vợ chồng anh quyết định làm “ầm ĩ” lên, cuối cùng một vị “có thẩm quyền” của bệnh viện đứng ra dàn xếp bớt cho anh được 5 triệu đồng, chỉ phải đóng thêm 3 triệu.
Nhưng việc anh phải lên bàn mổ lần nữa đau đớn cho người ta mổ banh ra sắp xếp lại gân, nhợ, xương xẩu thì không thấy ai giải thích gì hay có một lời xin lỗi.
Về nhà được hai ngày, khi vợ anh chăm sóc vết thương cho chồng mới thấy chỗ mổ “lồi” ra hai con ốc vít (dùng để nẹp xương), sợ quá hai vợ chồng tức tốc nhập viện. Bệnh viện yêu cầu anh mổ lại và dĩ nhiên là phải đóng thêm 8 triệu đồng nữa, vừa bực vừa xót tiền hai vợ chồng anh quyết định làm “ầm ĩ” lên, cuối cùng một vị “có thẩm quyền” của bệnh viện đứng ra dàn xếp bớt cho anh được 5 triệu đồng, chỉ phải đóng thêm 3 triệu.
Nhưng việc anh phải lên bàn mổ lần nữa đau đớn cho người ta mổ banh ra sắp xếp lại gân, nhợ, xương xẩu thì không thấy ai giải thích gì hay có một lời xin lỗi.
Bệnh
nhân, đa số từ các tỉnh, đổ dồn về trung tâm chen chúc để chữa bệnh. (Hình: Văn
Lang/Người Việt)
Một cậu thanh niên trẻ nằm chung phòng với anh nhân viên điều hành xe buýt,cũng bị gãy xương vai, kể với chúng tôi.
Quê cậu ở Tây Ninh, lúc té xe gãy xương vai rất đau nhưng cũng cố gắng chạy tới trạm y tế xã mong được cấp cứu, nhưng nhân viên ở đây viện lý do là khuya rồi không làm việc. Cậu phải đập cửa mãi, cuối cùng họ đành mở cửa băng bó tạm rồi kêu gia đình chuyển lên bệnh viện huyện.
Tại bệnh viện huyện họ nói ở đây không có khả năng điều trị và kêu gia đình đem bệnh nhân đi “càng xa càng tốt.” Thế là gia đình đành phải đưa xuống Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn. Nghe nói mổ “dịch vụ” có giá từ 8 tới 10 triệu đồng, bà mẹ của cậu thanh niên thở dài, cho biết: “Trên tôi, đi cạo mủ cao su, từ đêm cho tới gần sáng mới được trả công có tám mươi ngàn đồng một đêm. Xuống đây nghe tiền toàn chục triệu không, ngán quá!”
Một bệnh nhân từ Bà Rịa-Vũng Tàu xuống cho biết, đã vô nằm khoa cấp cứu của bệnh viện tỉnh được 6 tiếng, máu chảy nhiều nhưng chẳng thấy ai hỏi han, chăm sóc, vừa tức vừa sợ... chết, liền kêu taxi chở thắng vô Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn. Tại đây, bác sĩ khám vết thương và cho khâu lại, vết thương chỉ khá sâu chứ không phải bị đứt động mạch (như bệnh nhân tưởng). Xin bác sĩ cho nằm lại, nhưng bác sĩ kê toa cho mua thuốc về nhà uống, bệnh nhẹ nên nhường chỗ cho nhiều bệnh nhân nặng còn phải nằm ngoài hành lang.
Tại cổng bệnh viện, chúng tôi gặp một bệnh nhân quê Bến Tre đi tái khám, anh cho biết hơn bốn tháng nay anh được điều trị từ Chợ Rẫy cho tới Chấn Thương Chỉnh Hình, tốn hết hơn 200 triệu đồng. Người gây tai nạn cho anh đã đền cho anh tất cả là 160 triệu đồng, ngoài việc bỏ thêm tiền túi, công việc gia đình mấy tháng nay bê trễ, chưa biết rồi sẽ ra sao? Anh thở dài, chào chúng tôi rồi tập tễnh chống cây nạng bước ra ngoài đường đón xe, khi cơn mưa chiều chỉ mới vừa thưa hạt.
Lời ước cho những bệnh nhân kém may mắn
Ai đó đã nói rằng: “Muốn biết thiên đàng hay địa ngục, cứ vô mấy bệnh viện của Việt Nam thì biết liền!”
Bao nhiêu năm qua, dân số Việt Nam phát triển theo cấp số nhân, nhưng ngành y tế và giáo dục ở Việt Nam chỉ phát triển theo cấp số cộng. Dẫu biết rằng cái khó nó bó cái khôn.
Nhưng tại sao không xây dựng những “cụm” bệnh viện “liên khu vực” cho các tỉnh thành nhằm giảm tải cho các bệnh viện ở Sài Gòn và giúp cho dân nghèo (miền quê) đỡ khổ, đỡ nheo nhóc trong cảnh cơm đùm, cơm nắm thăm nuôi bệnh nhân nằm viện?
-------------------------------------------
18/05/2011
Tôi không có dịp đi nước ngoài
nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh
đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản
và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện
nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm
chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được
duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy
lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa
giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu,
dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một
chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi
trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ
dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất
dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong
bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các
khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán
lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết
đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi
bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm.
Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong
các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là
những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử
vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết
định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca
phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước
ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng
ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường
hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là
cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành
cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta
hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố.
Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt
đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết
người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân
Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung
tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Thử nhìn qua hai hình dưới đây
để thấy bản chất của chế độ:
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm
sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động
toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục
lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang
nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá
tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm
ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ
thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y
tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu
trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà
còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm
thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử
Việt Nam?
Đăng bởi: bsngoc ngày
18/05/2011
viện thẩm mỹ anh thư ở đâu
ReplyDeletethẩm mỹ viện anh thư ở đâu
dieu khac chan may phong thuy
tham my vien anh thu o dau
vien tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu o dau
dieu khac chan may
dieu khac chan may dep
hoc dieu khac chan may