Được đăng ngày Thứ năm, 29
Tháng 8 2013 20:01
Trong cuộc chạy đua sản xuất
những loại vũ khi tinh vi, chàng lực sĩ Trung Quốc có nguy cơ bị quỵ trước khi
tới đích. Đó là chưa kể khả năng có bắt kịp hai đối thủ ngang tầm tay là Nhật
Bản, Ấn Độ hay không. Còn đối với Nga và Mỹ thì khả năng đó còn rất xa vời...
*
Mũi của chiến đấu cơ tàng hình
J-20 của Trung Quốc không khác gì mũi của chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ
Từ sau khi Đơn vị 61398 thuộc
Phòng II, Cục 3 Bộ thổng tham mưu Quân đội nhân dân Trung Quốc bị phát hiện cài
đặt những chương trình gián điệp theo dõi những trao đổi thông tin kinh tế, tài
chánh của những đại công ty thương mại phương Tây, hồi trung tuần tháng 2/2013,
Trung Quốc hiện nay đang gặp khó khăn trong việc xúc tiến những chương trình
chế tạo vũ khí hiện đại, dựabtheo những kỹ thuật tiến tiến của phương Tây, đặc
biệt là Hoa Kỳ.
Chưa thể chế tạo chiến đấu cơ không người lái
Ngày 29/08/2013, Tân Hoa Xã
cho biết quá trình phát triển các thế hệ máy bay không người lái có khả năng
chiến đấu (J-20) gian nan gấp 10 lần so với việc chế tạo máy không người lái
thông thường. Đặc biệt với tham vọng đưa các chiến đấu cơ không người lái triển
khai trên tàu sân bay, Trung Quốc sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn.
Vỏ bề ngoài của chiến đấu cơ
không người lái Ji Long không khác gì phiên bản X-47B của Mỹ
Trước đó Trung Quốc đã chứng
minh khả năng chế tạo các thế hệ máy bay không người lái nhưng, theo Tân Hoa
Xã, bây giờ chưa phải là là lúc cho ra đời loại chiến đấu cơ không người
lái, theo phiên bản X-47B của hải quân Hoa Kỳ.
Để thực hiện một cuộc tấn công
chính xác nhắm tới các mục tiêu của đối phương, chiến đấu cơ không người lái
cần được trang bị một hệ thống nhắm mục tiêu đáng tin cậy hoạt động như mắt của
máy bay. Cũng nên biết Trung Quốc đã chế tạo được vỏ ngoài của chiến đấu cơ
không người lái tàng hình nhưng những kỹ sư Trung Quốc đang gặp bế tắc vì không
nắm vững cách thiết đạt bộ não của máy bay, là hệ thống đặt lệnh ổn định. Đó là
chưa kể phần kỹ thuật cực kỳ tinh vi, là hệ thống truyền thông đạt tiêu chuẩn,
nghĩa là phần tai và miệng của máy bay. Nếu đáp ứng được những yêu cầu này, chiến
đấu cơ tàng hình có thể triển khai khả năng tự động tấn công mục tiêu khi nhận
được lệnh từ trung tâm chỉ huy.
Nhưng tham vọng của Trung Quốc
không dừng ở đó, hiện đang có một chương trình chế tạo những thế hệ trực thăng
không người lái còn có khả năng cất cánh và hạ cánh ngay trên các loại tàu
chiến với bề mặt hoạt động hạn hẹp như tàu khu trục và tàu hộ tống. Hiện nay,
chiếc tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh được thiết kế phần bề mặt rộng lớn phục vụ
cho các hoạt động không quân, nhưng việc cất cánh và hạ cánh vẫn còn nhiều
nhiêu khê. Nói chung khả năng điều động máy bay lên xuống còn rất hạn chế trong
quá trình vận hành. Đây chính là điểm yếu mà Trung Quốc đang muốn khắc phục
trước khi cho ra đời các chiến đấu cơ không người lái hiệu quả như Mỹ.
Nhắc lại, ngày 10/07/2013,
chiến đấu cơ tàng hình X-47B đã đáp xuống tàu sân bay USS George W. Bush ngoài
khơi bang Virginia dọc bờ biển Đại Tây Dương. Hoa Kỳ đã chi ra gần một tỷ USD
để sản xuất hai phiên bản mẫu X-47 A và X-47-B. Nhưng nếu so với chương trình
sản xuất chiến đấu cơ tàng hình chiến lược F-35, số tiền độc tài cho phiên bản
X-47 không thấm vào đâu. Trong chương trình để chế tạo chiến đấu cơ tàng hình
có người lái, F-35, có khả năng cất cánh và đáp xuống thẳng đứng trên những
hàng không mẫu hạm hay tàu sân bay trực thăng nhỏ hơn, Hoa Kỳ đã chi ra gần 500
tỷ USD. Giá một chiếc F-35 từ 100 đến 125 triệu USD.
Nếu chỉ nhìn đầu mũi hai chiến
đấu tàng hình F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc, không ai thấy có nhiều khác
biệt, nếu không muốn nói là y như đúc. Cái khác biệt là những cơ phận điều
khiển mà những kỹ sư quốc phòng Trung Quốc chưa nắm vững được. Còn đối với hệ
thống chiến đấu cơ tàng hình không người lái (UCAS-Unmanned Combat Air System),
những kỹ sư quốc phòng chưa sao chép được vỏ bên ngoài, còn phần thiết kế những
cơ phận điện tử tự động thì gần như bế tắc. Có thể trong vài năm nữa những kỹ
sư Trung Quốc sẽ làm chủ được những kỹ thuật này, nhưng Hoa Kỳ, Nga và những
quốc gia quốc phòng lớn khác (Do Thái, Anh, Pháp, Đức) có thể đã sáng chế ra những
loại chiến đấu cơ không người lái khác tối tân và hiệu quả hơn những kiểu cũ.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc lại lẹt đẹt chạy theo sau, với những
phí tổn khổng lồ khác.
Cho đến nay, Trung Quốc chưa
bao giờ cung cấp tin tức về những chương trình chế tạo và sản xuất những khí
tài chiến lược cũng như những số tiền đã chi ra, chắc chắc là rất lớn, hàng
trăm tỷ USD. Chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang là một gánh
nặng cho ngân sách. Vì không chỉ riêng không quân, hải quân Trung Quốc cũng
đang cần rất nhiều tàu chiến đủ loại để thích ứng với mọi nhu cầu chiến
lược : tàu ngầm, tàu sân bay, tàu tấn công, tàu đổ bộ…
Đóng tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay chiến đấu cơ
Sau khi Nhật Bản hạ thủy thành
công tàu chở trực thăng chiến đấu Izumo lớn nhất từ trước đến nay tại hải cảng
Yokohama ngày 06/08/2013, xưởng đóng tàu Jiangnan Thượng Hải, Trung Quốc vừa
cho biết đang triển khai đóng một tàu chở trực thăng chiến đấu tương tự. Nhắc
lại đây là chiếc tàu chở trực thăng chiến đấu, với khả năng chở cả tàu đệm khí
và trực thăng, chứ không phải một tàu sân bay như giới truyền thông quốc tế
loan tin trước đây.
Theo thông tin của tạp chí quốc
phòng Kanwa Defense Review phát hành tại Canada, chiếc tàu chở trực
thăng này có nhiều chức năng gần giống với tàu sân bay chở trực thăng lớp Izumo
của Nhật Bản vừa được hạ thủy hồi đầu tháng 8 này.
Chiếc tàu này hiện đang được
đóng tại đảo Trường Hưng thuộc Thượng Hải, với lượng giãn nước 35.000 tấn. Theo
giới chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ, các tàu đổ bộ tấn công mới của Trung Quốc
thuộc loại Type 08, nghĩa là lớn gấp đôi so với các tàu tấn công đổ bộ loại
Type 071 đang phục vụ trong hải quân Trung Quốc.
Trong bài phát biểu trên kênh
truyền hình trung ương CCTV hồi tháng 11/2012, ông Duấn Chuyết (Yin Zhuo-尹拙) , chuẩn đô đốc thuộc lực lượng Hải quân Trung Quốc, cho biết những thế
hệ tàu tấn công đổ bộ mới của Trung Quốc sẽ có khả năng chuyên chở các loại
trực thăng tấn công tối tân như WZ-10 và WZ-19. Mỗi tàu tấn công đổ bộ của
Trung Quốc có thể chở ít nhất 20 chiếc trực thăng.
Sau khi tàu sân bay Liêu Ninh
quay trở lại Đại Liên ngày 24/8, sau 9 ngày chạy thử trên biển, tờ Thời báo
Hoàn Cầu tiết lộ một thông tin của quân đội Trung Quốc rằng sẽ cho đóng
chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên tại thành phố Đại Liên, tỉnh Niêu Linh - nơi
tàu sân bay đầu tiên được tân trang lại sau khi mua từ Ukraine. Bài báo cũng
cho đăng tải hình ảnh về phần cấu trúc bên ngoài của một con tàu cỡ lớn, mang
đặc điểm khá giống với tàu sân bay Liêu Ninh. Đây là tàu sân bay nội địa thuộc
loại Type 001A, giống với bản thiết kế tàu sân bay Liêu Ninh. Vấn đề là không
ai biết khả năng vận hành của tàu sân bay Liêu Ninh I như thế nào : thời
gian vận hành trên biển là bao lâu, tổ chức hành trình như thế nào… Tất cả còn
trong tình trạng thử nghiệm, kể cả việc cất cánh và hạ cánh của những máy bay
chiến đấu.
Chương trình sản xuất hàng
không mẫu hạm nội địa thứ hai này nằm trong chương trình xây dựng và thiết kế
những loại tàu sân bay lớn hơn và hiện đại hơn để cạnh tranh hỏa lực với trước
mắt là Nhật Bản và Ấn Độ, kế đến là Hoa Kỳ. Ngày 13/08, Ấn Độ hạ thủy thành
công chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên, Vikrant, có khả năng chở 30 chiến đấu
cơ và trực thăng tấn công.
Với hai chương trình sản xuất
vừa kể trên, Trung Quốc đang chạy đua với Nhật Bản và Ấn Độ về khả năng sản
xuất tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay chiến đấu cơ. Chi phí sản xuất hai
phiên bản này chắc chắn là rất cao nhưng chính quyền Trung Quốc không bao giờ
công bố con số.
Xây dựng trung tâm đào tạo phi công tàu sân bay
Cuộc chạy đua vũ trang của
Trung Quốc không dừng ở đó. Các tàu sân bay rất cần những phi công có tay nghề
cao để cất cánh và đáp trên những phi đạo ngắn và bập bênh trên nước. Đây là
một kỹ thuật khắc hản kỹ thuật cất cánh và đáp trên đất liền, ổn định và cố định
hơn.
Từ trước đến nay, Trung Quốc
phải gởi phi công qua Ukraine để được đào tạo và thực tập. Vấn đề là hiện nay,
Ấn Độ cũng gởi phi công trên tàu sân bay qua Ukraine để được huấn luyện tại
Trung tâm đào tạo Phi công Hải quân Nitka. Tại đây phòng ốc và phương tiện thực
tập có giới hạn nên thời gian chờ đợi tới phiên mình khá lâu, trong khi nhu cầu
trên thực địa rất là cấp bách.
Theo thỏa thuận song phương ký
kết giữa Nga và Ukraine năm 1997, trung tâm Nitka là nơi duy nhất Hạm đội
phương Bắc thuộc lực lượng Hải quân Nga huấn luyện các phi công lái máy bay
tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, như Su-33 và Su-25UJJ. Trung tâm Nitka
được Liên Xô cũ xây dựng nhằm giúp các phi công thực hành kỹ năng cất cánh và
hạ cánh trên mặt tàu sân bay thật, sau khi Liên Xô cũ tan rã vào năm 1991, cơ
sở Nitka nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine. Từ sau ngày đó, Trung Quốc và Ấn
Độ đều trở thành những khách hàng tiềm năng, cạnh tranh quyền sử dụng trung tâm
huấn luyện hải quân này. Nhưng tháng 4 vừa qua, Nga tuyên bố ngừng sử dụng căn
cứ Nitka làm nơi đào tạo các phi công điều khiển tàu sân bay khiến cơ sở này có
nguy cơ bị bỏ hoang vì Ukraine vẫn chưa sở hữu các thế hệ tàu sân bay riêng, do
đó không có nhu cầu huấn luyện và đào tạo phi công cho tàu sân bay.
Không muốn bị động trước sự cố
đó, ngày 26/08/2013, chuẩn đô đốc Trương Thiệu Trung (Zhang Shaozhong) thuộc
Đại học Quốc phòng quốc gia Bắc Kinh cho biết Trung Quốc có khả năng xây dựng
một cơ sở đào tạo riêng cho các phi công điều khiển tàu sân bay.
Theo ông Trương (Zhang), Trung
Quốc có đủ điều kiện đất đai và phương tiện để xây dựng riêng một trung tâm
huấn luyện cho các phi công điều khiển tàu sân bay tương tự như cơ sở Nitka của
Ukraine. Theo đó, trung tâm này được mô phỏng thiết kế giống hệt một tàu sân
bay thật với một đường băng bao gồm ống phóng, dây hãm tốc độ máy bay, bộ định
vị đường bay, pha vô tuyến sân bay và hệ thống quang học trợ giúp hạ cánh.
Một lần nữa, tiền vẫn là yếu tố
chính của sự thành công. Chi phí xây dựng và thiết bị trung tâm này cũng đắt
gần bằng việc mua sắm một hàng không mẫu hạm cũ. Ngân sách quốc phòng của Trung
Quốc là cái túi không đáy, bao nhiêu cũng không vừa và bao nhiêu cũng không đủ
vì tham vọng của Trung Quốc quá lớn nhưng khả năng lại hạn hẹp.
Trong cuộc chạy đua sản xuất
những loại vũ khi tinh vi, chàng lực sĩ Trung Quốc có nguy cơ bị quỵ trước khi
tới đích. Đó là chưa kể khả năng có bắt kịp hai đối thủ ngang tầm tay là Nhật
Bản, Ấn Độ hay không. Còn đối với Nga và Mỹ thì khả năng đó còn rất xa vời, cho
dù ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có vay mượn, hay sao chép những bản
thiết kế tối mật và mới nhất, vì chỉ là cái vỏ bề ngoài. Không ai có thể hớ hên
để đối phương cóp nhặt những bộ phận đầu não trong những thiết kế nhạy cảm.
Nguyễn Văn Huy
No comments:
Post a Comment