Tuesday, 10 December 2024

TIN QUỐC TẾ TỔNG HỢP NGÀY 09/12/2024

 



 

Tư pháp Hàn Quốc cấm tổng thống Yoon Suk Yeol xuất ngoại

Thanh Hà  - RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 12:38

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241209-t%C6%B0-ph%C3%A1p-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%E1%BA%A5m-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-yoon-suk-yeol-xu%E1%BA%A5t-ngo%E1%BA%A1i

 

Bộ Tư Pháp Hàn Quốc ngày 09/12/2024 loan báo lệnh cấm tổng thống Yoon Suk Yeol « rời khỏi lãnh thổ quốc gia », do ông đang « bị điều tra về tội nổi loạn » sau khi ban hành thiết quân luật hôm thứ Ba tuần trước. Hàn Quốc lún sâu thêm vào khủng hoảng chính trị, chỉ số chứng khoán tại Seoul mất giá.

 

HÌNH :

Một người biểu tình đeo mặt nạ ảnh tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol yêu cầu luận tội ông, bên ngoài tòa nhà Quốc Hội ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 08/12/2024. AP - Ahn Young-joon

 

Trả lời báo chí Seoul sáng nay, một quan chức thuộc cơ quan Di Trú của bộ Tư Pháp, ông Bae Sang Uk, xác nhận tin tổng thống Yoon Suk Yeol bị cấm xuất ngoại. Ông Oh Dong Woon, đứng đầu Cơ quan Điều tra Tham nhũng Hàn Quốc, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn, cho biết tổng thống Yoon có thể bị « thẩm vấn trực tiếp trong quá trình điều tra về tội nổi loạn ». Cơ quan này được thành lập từ 2021 nhưng không đủ thẩm quyền để truy tố tổng thống. Hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ Tư Pháp Hàn Quốc.

 

Hãng tin Pháp AFP lưu ý ông Yoon Suk Yeol là lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị cấm xuất cảnh. Nhưng tổng thống Hàn Quốc tạm thoát khỏi kiến nghị của Quốc Hội đòi truất phế ông. Cũng đang bị điều tra về tội « nổi loạn », bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun đã bị bắt, còn bộ trưởng Nội Vụ Lee Sang Min thì đã từ chức.

 

Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc sáng nay đánh giá, do « tình hình rất phức tạp về mặt chính trị », lực lượng quân sự vẫn trong tay tổng thống Yoon Suk Yeol, nhưng các phe đối lập, đứng đầu là đảng Dân Chủ, sáng nay mạnh mẽ lên án đảng cầm quyền PPP che chở cho ông Yoon. Lãnh đạo đảng Dân Chủ Park Chan Dae thậm chí coi việc tổng thống Yoon Suk Yeol tạm thoát kiến nghị truất phế là hành động « bất hợp pháp và vi hiến ». Giáo sư luật tại đại học Busan Kim Hae Won được AFP trích dẫn thì xem việc duy trì ông Yoon Suk Yeol ở chức vụ tổng thống là một « cuộc đảo chính thầm lặng ».

 

Trong phiên giao dịch sáng nay, chứng khoán tại Seoul mất giá. Chỉ số Kospi giảm 1,80 %, rơi xuống mức thấp nhất từ 18 tháng qua. Đồng won của Hàn Quốc trượt giá so với đô la. Giới quan sát lo ngại bất ổn chính trị tại Seoul gây phương hại đến các hoạt động du lịch gần đến dịp nghỉ lễ, tết cuối năm.

 

 

 

 

 

Quân đội Đài Loan “sẵn sàng chiến đấu” sau khi Trung Quốc áp đặt 7 “khu vực không phận hạn chế”

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 12:59

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241209-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-%C4%91%C3%A0i-loan-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-sau-khi-trung-qu%E1%BB%91c-%C3%A1p-%C4%91%E1%BA%B7t-7-khu-v%E1%BB%B1c-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%ADn-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF

 

Hôm nay, 09/12/2024, bộ Quốc Phòng Đài Loan ra thông cáo cho biết quân đội của hòn đảo được đặt trong tình trạng « báo động cao », « sẵn sàng chiến đấu », sau khi Bắc Kinh áp đặt một loạt khu vực không phận hạn chế rộng lớn ở bờ biển phía đông Đài Loan.

 

HÌNH :

Người dân Đài Loan thể hiện quyết tâm bảo vệ quê hương của họ trong một cuộc tuần hành ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 08/12/2024. AP - Chiang Ying-ying

 

« Không phận hạn chế » của Trung Quốc tại 7 khu vực ngoài khơi hai tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến, được duy trì từ hôm nay 09/12 đến ngày thứ Tư 11/12. Đài Bắc còn cho biết phát hiện sự hiện diện bất thường của 7 tuần duyên Trung Quốc ở vùng tiếp giáp giữa eo biển Đài Loan và Thái Bình Dương.

 

Theo chuyên gia Su Tzu-yun, Viện Quốc phòng và Nghiên cứu An ninh, ở Đài Bắc, các khu vực hạn chế không phận của Trung Quốc có thể có hai mục tiêu: « thử tên lửa và áp dụng thử vùng cấm bay, mô phỏng việc phong tỏa không phận ».

 

Tuần hành xuyên Đài Loan cổ vũ cho « phòng vệ dân sự »

 

Tổ chức phi chính phủ Đài Loan Kuma Academy, hôm qua, 08/12/2024, đã hoàn tất cuộc tuần hành 9 ngày từ Nam lên Bắc để vận động người dân Đài Loan chú ý hơn đến « phòng vệ dân sự », tức sự tham gia của dân chúng vào các hoạt động huấn luyện quân sự, phối hợp với quân đội, hay lực lượng cứu hỏa, cũng như đào tạo cứu thương, để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp Trung Quốc tấn công hòn đảo.

 

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giá cả bất động sản gia tăng, nhiều người Đài Loan không xem việc tham gia « phòng về dân sự » là một ưu tiên. Phóng sự của thông tín viên Jules Bois gửi về từ Đài Bắc :

 

« Sau 9 ngày tuần hành, cuối cùng đoàn đã đến trung tâm thủ đô. Bà Mina 70 tuổi đã đi bộ ba ngày liền. Mục tiêu cổ vũ người dân cùng chung tay xây dựng một nền phòng vệ dân sự khiến bà không quản trở ngại. Bà nói: “Nhìn từ bên ngoài, mọi người thấy Đài Loan lâm nguy, nhưng người dân Đài Loan lại không thấy mình đang trong tình trạng nguy hiểm. Thế mà nền phòng vệ dân sự là rất quan trọng. Như vậy, nếu chiến tranh bùng nổ, người dân có thể được bảo vệ.”

 

Ông Jaily, mang một khẩu hiệu ủng hộ dân chủ trên tay. Ông hiểu rõ lý do vì sao không phải ai cũng chú ý đến lời kêu gọi vì một nền phòng vệ dân sự: “Nhiều người coi các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, công việc của mình là quan trọng hơn, và không thực sự nghĩ đến Trung Quốc. Ta có thể nói là họ giống như những con đà điểu rúc đầu vào cát, cho rằng chuyện này không liên quan đến họ, vì chiến tranh không thể xảy ra”.

 

Trong khi đó, đối với Wei, cho dù mối đe dọa chiến tranh không hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, đây vẫn là điều có ý nghĩa sống còn,“trừ phi quý vị quá giàu có, và không cần phải quan tâm đến việc mình kiếm được bao nhiêu, có thể trả tiền thuê nhà, hay có thể tìm được việc làm hay không. Một ngày kia, nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta sẽ mất hết”.

 

Trong cuộc tập trận quy mô lớn hồi tháng 10, Trung Quốc đã tái khẳng định họ sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh không chấp nhận có chủ quyền. »

 

 

 

 

 

 

 

2024 : Năm đầu tiên vượt "ngưỡng biểu tượng" 1,5°C

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 15:17

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241209-2024-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-1-5%C2%B0c

 

Theo số liệu của đài quan sát châu Âu Copernicus, được công bố hôm nay, 09/12/2024, năm 2024 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận, và đây là lần đầu tiên nhiệt độ trung bình Trái đất vượt « ngưỡng biểu tượng », tức là tăng thêm 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

HÌNH :

Ảnh minh họa: Nhiệt độ Trái đất mỗi năm một tăng. REUTERS/Stephane Mahe

 

Trừ phi có những hiện tượng như một đợt lạnh bất thường vào tháng 12/2024 tại nhiều nơi trên Trái đất, năm nay sẽ còn nóng hơn 2023, vốn đã là năm lập kỷ lục nóng nhất. France Info dẫn lại báo cáo của Copernicus, theo đó nhiệt độ trung bình hàng tháng, tính từ tháng 1/2024, tăng đến 0,14°C so với cùng kỳ năm ngoái, một « mức tăng bất thường ».

 

Copernicus nhấn mạnh, với nhiệt độ trung bình thế giới 14,1°C, năm 2024 là « năm đầu tiên » mức tăng vượt quá « ngưỡng biểu tượng » 1,5°C (chính xác là vượt quá đến 1,62°C) so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giữ mức tăng nhiệt độ không quá từ 1,5°C đến 2°C vốn là mục tiêu Hiệp định khí hậu Paris năm 2015.

 

Theo giới khoa học, nếu để mức tăng nhiệt độ thế giới vượt quá 1,5°C, các hiện tượng thời tiết cực đoan (như mưa lớn, bão tố, khô hạn…) sẽ trở nên dồn dập và dữ dội hơn. Băng tan khiến nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm nhiều đảo, đe dọa nhiều vùng đồng bằng ven biển. Nếu mức tăng vượt quá 2°C, các thảm họa về nhiều mặt sẽ vượt quá khả năng đối phó của con người.

 

Theo Samantha Burgess, phó giám đốc, phụ trách biến đổi khí hậu thuộc chương trình C3S của đài quan sát châu Âu, việc năm nay vượt ngưỡng 1,5°C không có nghĩa là nhiệt độ Trái đất đã vượt hẳn « ngưỡng biểu tượng 1,5°C ». Tuy nhiên, mức tăng này cho thấy là « hành động khí hậu cần phải khẩn trương hơn bao giờ hết ». Cộng đồng quốc tế đã đồng thuận xem khí thải do năng lượng hóa thạch là thủ phạm chính, nhưng nỗ lực cắt giảm quá chậm. Hiện tại, theo tổng hợp cam kết của các nước, do Liên Hiệp Quốc thực hiện, Trái đất đang trên đường đi đến mức tăng nhiệt độ 3,1°C vào cuối thế kỷ.

 

Nhiệt độ trung bình Trái đất tuy gia tăng, nhưng có khác biệt rất lớn giữa các vùng. Một số khu vực lại thấp hơn mức trung bình, như miền tây nước Mỹ, một số nơi ở Bắc Phi, vùng viễn Đông Nga, và một bộ phận lớn Nam Cực. Đây là điều có thể khiến cư dân nhiều nơi không cảm nhận được việc Trái đất đang nóng lên nhanh chóng. Ngược lại, nhiều nơi nhiệt độ cao hơn mức trung bình, như miền đông Canada, miền trung và miền đông Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, hay phần lớn Siberi và Úc…

 

 

 

 

 

 

 

 

Chạy đua vũ khí hạt nhân giúp duy trì hoà bình thế giới ?

Minh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 11:28

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241209-ch%E1%BA%A1y-%C4%91ua-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-gi%C3%BAp-duy-tr%C3%AC-ho%C3%A0-b%C3%ACnh-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

 

Trước tình hình địa chính trị phức tạp hiện nay, nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu đang tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với mục tiêu nâng cao sức mạnh phòng thủ và khả năng răn đe. Một mặt, việc phổ biến vũ khí hạt nhân giúp tạo thế cân bằng giữa các nước, khiến các bên phải dè chừng trước khi quyết định leo thang cuộc chiến. Nhưng mặt khác, thế cân bằng dựa trên sự đe doạ huỷ diệt lẫn nhau này có thực sự là giải pháp khôn ngoan? 

 

HÌNH :

Quân Nga nạp tên lửa Iskander trong cuộc huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại một địa điểm không được tiết lộ ở Nga vào ngày 21/05/2024. AP

 

Cơn sốt chạy đua hạt nhân trên thế giới 

 

Đầu tiên có thể kể tới Hàn Quốc. Với mong muốn thoát khỏi gọng kìm Bình Nhưỡng và Washington, Seoul dường như đang tính đến việc sở hữu thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Một mặt, Hàn Quốc đang trong trạng thái căng thẳng khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, với kho vũ khí hạt nhân gồm khoảng 50 đầu đạn, đã liên tục đưa ra các tuyên bố mang tính thù địch và đe dọa hạt nhân. Mặt khác, Hàn Quốc cũng lo ngại rằng sau khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng, có thể Mỹ sẽ bỏ rơi đồng minh Seoul. 

 

Trước tình hình đó, theo tờ Courrier International, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Kim Yong Huyn khi trả lời phỏng vấn đã từng úp mở về khả năng chạy đua hạt nhân. Ông Kim cho biết việc sở hữu vũ khí như vậy là “một trong những lựa chọn khả dĩ”. Theo truyền thông nước này, đây là “dấu hiệu cho thấy Seoul đang bình thường hóa ý tưởng trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”.

 

Dù Israel chưa từng thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đã có nhiều manh mối cho thấy Israel cũng tham gia vào cuộc đua này. Vào ngày 19/10 vừa qua, đài CNN của Mỹ đã đưa tin về các vụ rò rỉ thông tin mật liên quan đến việc Israel đang chuẩn bị để trả đũa vụ phóng tên lửa đạn đạo của Iran vào hôm 01/10. CNN cho biết một trong số các tài liệu đề cập đến điều mà Israel luôn từ chối xác nhận công khai, đó là nước này sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng tài liệu đó cũng nhấn mạnh “không có dấu hiệu cho thấy Israel có kế hoạch sử dụng vũ khí này để tấn công Iran”. 

 

Kế đến có thể kể tới Iran. Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi khi trả lời trên báo Anh The Guardian hôm 28/11 đã tuyên bố rằng “nếu phương Tây tiếp tục đe dọa tái áp dụng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với Iran” nước này “có thể sẽ chuyển hướng sang sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình”. Ông Araghchi đồng thời nhấn mạnh Iran đã có đủ năng lực và kiến thức để chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng cho biết vũ khí đó không nằm trong chiến lược an ninh của nước này, ít nhất là cho tới hiện tại. 

 

Còn tại châu Âu, chiếc ô hạt nhân Pháp-Anh cũng không ngừng mở rộng. Trong tương lai, kho vũ khí hạt nhân của Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng từ 225 lên 260 đầu đạn, theo báo cáo 2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Trong khi đó, Pháp cũng đã tiếp tục các chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa (SNLE) thế hệ thứ ba, cùng với việc nâng cấp và hiện đại hóa các hệ thống hiện có. Hơn nữa theo tổng thống Pháp Emmanuel Macron, để đối phó với mối đe dọa từ Nga, răn đe hạt nhân là một “yếu tố thiết yếu” trong việc bảo vệ châu Âu, đồng thời ông kêu gọi Liên Âu “thức tỉnh trước sự tái vũ trang của các nước trên thế giới” vì “luật chơi giờ đã thay đổi (…) do các cường quốc không còn bị ngăn cấm (về việc sở hữu vũ khí hạt nhân) nữa.

 

 

Nga-Trung thêm dầu vào lửa 

 

Trước cơn sốt chạy đua hạt nhân như hiện nay, hai cường quốc hạt nhân lớn là Nga và Trung Quốc còn có những động thái “thêm dầu vào lửa”. Vào ngày 19/11, tổng thống Nga Vladimir Putin đã sửa lại học thuyết hạt nhân nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa do Mỹ cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga. Học thuyết sửa đổi đã mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự chịu sự răn đe hạt nhân, cũng như danh sách các mối đe dọa quân sự. Ngoài ra, tổng thống Putin còn “vẽ đường” cho cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới bằng cách đưa ra thuyết răn đe hạt nhân mới, liên quan đến việc sử dụng “vũ khí hạt nhân chiến thuật”. Các loại vũ khí này có thể được phóng từ các giàn pháo và từ xe tăng, hoặc được điều chỉnh để lắp trên các tên lửa tầm ngắn. 

 

Thêm vào đó, phải kể tới Trung Quốc. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và cam kết không giúp các quốc gia khác phát triển vũ khí hạt nhân. Dù chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc vi phạm cam kết này, nhưng hầu hết các quan sát viên cho rằng Bắc Kinh ít nhất đã giám sát sự hợp tác giữa Bắc Triều Tiên và Iran trong các chương trình phát triển tên lửa của họ.

 

Hơn nữa, Pakistan được cho là đang phát triển một hệ thống tên lửa có khả năng mang vũ khí hạt nhân, dự định được lắp đặt trên các máy bay tiêm kích-bom JF-17, được sản xuất trong khuôn khổ hợp tác với Bắc Kinh. Ngoài ra còn có các báo cáo cho thấy Trung Quốc có thể đã đề nghị giúp đỡ Ả Rập Xê Út trong chương trình tên lửa quốc gia cũng như trong chương trình hạt nhân. Chương trình này có mục tiêu chính thức là xây dựng các cơ sở làm giàu uranium và các địa điểm khác cần thiết cho năng lượng hạt nhân dân sự, nhưng cũng có thể được chuyển đổi để sử dụng vào mục đích quân sự.

 

 

Hoa Kỳ, nhân tố làm suy yếu các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân 

 

Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu thế giới, cũng góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Vào năm 1998, Ấn Độ đã tiến hành một loạt thử nghiệm hạt nhân, nên đã bị Washington và các đồng minh trừng phạt. Tuy nhiên, áp lực này không kéo dài. Chỉ vài ngày sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, tổng thống George W. Bush đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với hy vọng thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ vì lợi ích của nước Mỹ và điều này đã dẫn đến một thỏa thuận chưa từng có. Việc phê duyệt chương trình hạt nhân của Ấn Độ đã làm tổn hại nghiêm trọng đến phong trào chống phổ biến vũ khí hạt nhân. 

 

Tuy nhiên, có lẽ tác động tiêu cực nhất mà Mỹ mang tới, đó là khi nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm 2018. Khi chấm dứt thỏa thuận mà không chứng minh rõ ràng làTeheran đã không tuân thủ các cam kết của họ, Mỹ đã làm suy yếu khả năng của chính mình trong việc đạt được các thỏa thuận nhằm răn đe các quốc gia khác không phát triển vũ khí hạt nhân.

 

 

Tạo thế cân bằng giữa các quốc gia, từ đó đảm bảo hoà bình cho thế giới? 

 

Tờ South China Morning Post nhận định rằng qua các cuộc xung đột ở Nam Á, Trung Đông và Đông Âu, có thể thấy vũ khí hạt nhân có khả năng răn đe các quốc gia không đẩy căng thẳng lên mức độ chiến tranh công khai. Nhưng rốt cuộc, khó mà nói đây là một giải pháp khôn ngoan. Các bên có thể đe dọa lẫn nhau, khiến bên còn lại phải dè chừng. Tuy nhiên một khi cuộc xung đột bị đẩy lên cao, khiến chiến tranh hạt nhân nổ ra, thì như Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử, đã từng nói, giống như “hai con bọ cạp trong một cái bình, chúng có đủ khả năng giết lẫn nhau, nhưng cái giá phải trả là tính mạng của chính mình”. Và cuối cùng sẽ chẳng có ai là người thắng cuộc. 

 

Do vậy, theo nhà phân tích đối ngoại Mohammed Zeeshan, chính sách an ninh quốc tế cần phải tập trung vào việc làm sao duy trì cân bằng quyền lực một cách “lành mạnh” giữa các quốc gia đang xung đột, như vậy các bên mới không có hành động vượt quá giới hạn của mình. Ví dụ, như ở Trung Đông, sự hỗ trợ mang tính thiên vị mà Washington dành cho Israel hiện nay đã hoàn toàn mất cân đối, khiến Israel không ngần ngại liên tục thách thức các lằn ranh đỏ của Hoa Kỳ và thế giới. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pháp: Tổng thống Macron tiếp tục tham khảo các chính đảng để lập chính phủ mới

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 14:26

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20241209-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-macron-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-tham-kh%E1%BA%A3o-c%C3%A1c-ch%C3%ADnh-%C4%91%E1%BA%A3m-%C4%91%E1%BB%83-l%E1%BA%ADp-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%9Bi

 

Năm ngày sau khi Quốc Hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng Michel Barnier, tổng thống Emmanuel Macron hôm nay 09/12/2024 tiếp lãnh đạo nhóm các dân biểu độc lập LIOT, lãnh đạo đảng Cộng Sản và đảng Xanh. Gần đến cuối năm, Pháp cần nhanh chóng thông qua một dự luật về ngân sách cho 2025.

 

HÌNH :

Trụ sở Hạ Viện Pháp ở Paris, Pháp, ngày 28/11/2024. REUTERS - Stephanie Lecocq

 

Hiện tại có nhiều tên tuổi được cho là có triển vọng thay thế ông Michel Barnier.Trong số này có lãnh đạo đảng MoDem cánh trung, François Bayrou hay cựu thủ tướng Bernard Cazeneuve, một chính khách hàng đầu bên cánh tả và từng là đảng viên đảng Xã Hội. Nhiều tiếng nói có trọng lượng trong hàng ngũ của đảng Phục Hưng, đảng của tổng thống Macron, như chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet, cũng đã kêu gọi tổng thống Pháp « nhanh chóng » chỉ định thủ tướng.

 

Phát biểu hôm qua, chủ tịch Hạ Viện Pháp cho rằng cần thành lập một « nền tảng cánh trung, bao gồm đảng Phục Hưng, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa cùng với các dân biểu độc lập LIOT và đảng Xã Hội, đảng Cộng Sản » để có đa số tuyệt đối. Nội các mới sẽ không sợ bị lật đổ và không bị hai cách cực tả và cực hữu bắt chẹt. Theo bà Yaël Braun-Pivet, Pháp cần nhanh chóng có chính phủ mới để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách từ phía các nông gia và nhân viên y tế …

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

PHÁP - CHÍNH PHỦ

Pháp: Nhiều lo ngại sau khi Quốc Hội bất tín nhiệm chính phủ

 

 

 

 

 

Ông Trump muốn dùng sắc lệnh để bỏ Hiến Pháp

Lê Minh Nguyên

9-12-2024

https://baotiengdan.com/2024/12/09/ong-trump-muon-dung-sac-lenh-de-bo-hien-phap/

 

VIDEO : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/Trump-meet-the-press.mp4?_=1

 

Chỉ có độc tài mới làm được điều này, bởi vì trong hệ thống dân chủ pháp trị thì hiến pháp là cao nhất, kế đến mới là luật pháp do Quốc Hội làm ra, dưới luật pháp là sắc lệnh và nghị định…

 

Muốn bỏ hay sửa một điều khoản nào của hiến pháp thì phải cần sự thông qua của 2/3 trong Thượng Viện và Hạ viện, sau đó là 3/4 của 50 tiểu bang.

 

Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn vào ngày 9/7/1868 về:

 

– Quyền công dân: Cấp quyền công dân cho tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ.

 

– Được bình đẳng trong sự bảo vệ: Cấm các tiểu bang từ chối sự bình đẳng bảo vệ của luật pháp đối với bất kỳ ai nằm trong phạm vi quyền hạn của bang.

 

– Công lý của luật pháp (due process): Cấm các tiểu bang tước đoạt quyền sống, quyền tự do hoặc tài sản của bất kỳ ai mà không thông qua quy trình tố tụng của luật pháp.

 

– Mất tư cách cầm quyền: Cấm những cựu viên chức của Confederates (bên thua trong Nội Chiến) giữ chức vụ chính trị và quân sự.

 

– Quyết định số ghế trong Quốc Hội: Quyết định số ghế trong Hạ viện dựa trên tổng số dân.

 

– Các món nợ chiến tranh: Miễn trừ các khoản nợ do chính quyền liên bang và tiểu bang phải gánh chịu trong Nội Chiến.

 

Trong video, ông Trump cho biết sẽ dùng Sắc Lệnh để bỏ Tu Chính Án 14, trục xuất cả gia đình dù có những thành viên hợp pháp nhưng có cha mẹ bất hợp pháp.

 

Ông Trump thường gán ghép di dân là tội phạm, trong khi thực tế với những thống kê cho thấy họ là những người cần cù, chăm chỉ làm những công việc nặng nhọc để xây dựng tương lai cho gia đình. Còn các tổ chức tội phạm là những người sống hợp pháp ở Mỹ và ở Mễ, họ toa rập nhau để buôn bán ma túy và buôn người.

 

Muốn sửa tình trạng di dân bất hợp pháp thì phải có luật di trú mới nhưng ông Trump đã cản trở. Tổng thống không có quyền thay đổi. Nếu từ đây cho tới cuối năm 2026 mà vẫn không có luật di trú mới thì ông Trump hoặc phá luật hiện hành hoặc là con cọp không răng.

 

 

 

 

 

 

Trump lại dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu châu Âu không đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 14:22  -  Sửa đổi ngày: 09/12/2024 - 15:35

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241209-trump-l%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Da-r%C3%BAt-m%E1%BB%B9-kh%E1%BB%8Fi-nato-n%E1%BA%BFu-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3p-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n-cho-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng

 

Trong một cuộc phỏng vấn được phát hôm qua, 08/12/2024, trên kênh truyền hình NBC News, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tái khẳng định một khi lên nắm quyền từ ngày 20/01/2024 ông sẽ thực thi các cam kết cứng rắn. Đặc biệt về mặt quốc phòng, ông Trump cho biết sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO nếu các nước châu Âu không đóng góp tài chính nhiều hơn.

 

HÌNH :

Tổng thống đắc cử Donald Trump lên sân khấu phát biểu tại FOX Nation Patriot Awards ngày 05/12/2024, Greenvale, New York, Hoa Kỳ. AP - Heather Khalifa

 

Donald Trump nhấn mạnh : « Nếu họ trả các hóa đơn, và nếu họ đối xử với chúng ta một cách công bằng, câu trả lời là tôi sẽ ở lại NATO ».Ông Trump khẳng định, trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ có thể rút khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tổng thống đắc cử Mỹ tự tin khẳng định: Chỉ với thái độ cứng rắn của ông, các nước châu Âu đã phải đóng góp thêm hàng trăm tỉ đô la. 

 

Vẫn theo ông Trump, Ukraina chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho việc nhận được ít trợ giúp quân sự hơn từ Washington so với thời tổng thống tiền nhiệm. Cuộc phỏng vấn được thâu trước cuộc hội đàm giữa Trump với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Paris hôm thứ Bảy 07/12. Sau cuộc gặp này, ba bên cho biết đã có các thảo luận nhằm « chấm dứt sớm nhất có thể » và « một cách công bằng » cuộc chiến tại Ukraina. 

 

Nhập cư là một chủ đề chính khác trong cuộc trả lời phỏng vấn NBC News công bố hôm qua. Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định sẽ nỗ lực để trục xuất toàn bộ người nhập cư không giấy tờ hợp lệ khỏi nước Mỹ, cho dù đây là điều « rất khó thực hiện », đồng thời nhấn mạnh, ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên « sẽ hủy bỏ quyền nơi sinh », tức người sinh ra trên đất Mỹ đều có quốc tịch Mỹ. Theo ông Trump, đây là một « điều kỳ quặc ». 

 

Theo AFP, về cam kết làm sao để giá cả bớt đắt đỏ hơn, tổng thống đắc cử của đảng Cộng Hòa nhắc lại ông là người « kiên định » chủ trương tăng thuế nhập khẩu, và điều này không ảnh hưởng gì đến người Mỹ, nhưng « không bảo đảm » là giá cả hàng hóa sẽ không tăng do thuế nhập khẩu tăng. Trump đã dự định tăng 25% thuế với hàng nhập từ Canada và Mêhicô, hai đối tác chính của Mỹ, vốn được bảo vệ bởi một hiệp định mậu dịch tự do. Tổng thống đắc cử cũng đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập từ Trung Quốc.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

HOA KỲ - NATO

Trump đắc cử tổng thống Mỹ và những hệ quả đối với NATO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế hoạch của Trump về cuộc chiến ở Ukraine: Nhượng đất, từ bỏ gia nhập NATO

BBC News Tiếng Việt

5 tháng 12 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly2w445ewro

 

Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đưa ra các đề xuất để có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

 

Theo phân tích của Reuters đối với tuyên bố của các cố vấn này cũng như các cuộc phỏng vấn của những người thân cận của ông Trump, các đề xuất này có thể buộc Ukraine phải nhượng lại một phần đất khá lớn cho Nga.

 

Những đề xuất của ba cố vấn chủ chốt, bao gồm cả đặc phái viên Nga-Ukraine sắp tới của ông Trump - tướng Lục quân ba sao đã nghỉ hưu Keith Kellogg - có một số điểm chung, chẳng hạn như từ chối yêu cầu gia nhập NATO của Ukraine.

 

Các cố vấn của ông Trump sẽ tìm cách ép Moscow và Kyiv đàm phán bằng chiến lược cây gậy và củ cà rốt (phạt và thưởng), trong đó nếu Ukraine không đồng ý đàm phán thì Mỹ sẽ cắt viện trợ quân sự, còn nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối thì sẽ tăng viện trợ cho Kyiv.

 

Tổng thống đắc cử Donald Trump nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần ba năm trong vòng 24 giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1/2025, thậm chí có thể sớm hơn, nhưng vẫn chưa nói ông sẽ làm như thế nào.

 

Các nhà phân tích và cựu quan chức an ninh quốc gia của Mỹ bày tỏ hoài nghi chuyện ông Trump có thể thực hiện tuyên bố đó vì tính phức tạp của cuộc xung đột.

 

Tuy nhiên, xét tổng thể, các tuyên bố từ cố vấn phần nào cho thấy tiềm năng trong kế hoạch hòa bình của ông Trump.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực và lãnh thổ mất ngày một nhiều, đã bóng gió nói rằng ông có thể sẵn sàng đàm phán.

 

Mặc dù vẫn giữ ý định gia nhập NATO, tuy nhiên, trong tuần này, ông Zelensky nói rằng Ukraine phải tìm giải pháp ngoại giao để giành lại một số vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

 

Nhưng ông Trump có thể nhận thấy ông Putin không muốn tham gia vì Nga đã đẩy người Ukraine ở thế yếu, nên có thể đạt được nhiều hơn bằng cách tiếp tục chiếm thêm lãnh thổ, theo các nhà phân tích và cựu quan chức Mỹ,

 

"Putin đang không vội", Eugene Rumer, cựu chuyên gia phân tích tình báo hàng đầu của Mỹ về Nga hiện đang làm việc cho tổ chức Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định.

 

Ông Rumer nói rằng nhà lãnh đạo Nga dường như không muốn từ bỏ các điều kiện của mình để đổi lấy một lệnh ngừng bắn và đàm phán, bao gồm cả việc Ukraine từ bỏ việc gia nhập NATO và giao nộp bốn tỉnh mà ông Putin tuyên bố là một phần của Nga nhưng không kiểm soát hoàn toàn - một yêu cầu mà Kyiv bác bỏ.

 

Ông Rumer dự báo Tổng thống Putin có thể sẽ chờ thời, chiếm đóng nhiều lãnh thổ hơn và chờ xem ông Trump có thể đưa ra điều kiện nhượng bộ gì để đưa ông vào bàn đàm phán.

 

Reuters đưa tin vào tháng Năm rằng ông Putin sẵn sàng ngưng chiến bằng một lệnh ngừng bắn nếu các phần lãnh thổ Nga chiếm khi đó được công nhận, nhưng sẽ tiếp tục chiến đấu nếu Kyiv và phương Tây không đồng tình.

 

Nga đã kiểm soát toàn bộ Crimea, sau khi đơn phương chiếm giữ vùng đất này từ Ukraine hồi năm 2014 và rồi từ đó chiếm khoảng 80% vùng Donbas - bao gồm thành phố tỉnh Donetsk và tỉnh Luhansk - cũng như hơn 70% tỉnh Zaporizhzhia và tỉnh Kherson, và một phần nhỏ của các tỉnh Mykolaiv, Kharkiv.

 

Hơn cả một kế hoạch

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/adbd/live/121b6310-b22a-11ef-a2ca-e99d0c9a24e3.jpg.webp

Lính Ukraine bắn pháo về phía quân Nga tại tỉnh Donetsk

 

Tính đến tuần trước, ông Trump vẫn chưa triệu tập một đội ngũ chủ chốt để vạch ra kế hoạch hòa bình. Thay vào đó, một số cố vấn đã trao đổi ý tưởng với nhau tại các diễn đàn công khai và đôi khi trao đổi với ông Trump, theo lời bốn cố vấn giấu tên nói với Reuters.

 

Rốt cuộc thì một thỏa thuận hòa bình có thể sẽ phụ thuộc vào sự tham gia trực tiếp giữa các ông Trump, Putin và Zelensky, các cố vấn đánh giá.

 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng "không thể bình luận về các tuyên bố riêng lẻ nếu không biết kế hoạch tổng thể".

 

Người phát ngôn của ông Trump, Karoline Leavitt nhấn mạnh tổng thống đắc cử đã nói ông "sẽ làm những gì cần thiết để khôi phục hòa bình và tái thiết sức mạnh và khả năng răn đe của Mỹ trên trường thế giới".

 

Một đại diện của ông Trump đã không trả lời ngay câu hỏi tiếp theo về việc liệu tổng thống đắc cử vẫn có kế hoạch giải quyết xung đột trong vòng một ngày sau khi nhậm chức hay không.

 

Chính phủ Ukraine không lập tức phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

 

Một cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Trump tham gia vào quá trình chuyển giao cho biết có ba đề xuất chính: phác thảo của tướng Kellogg, một đề xuất từ ​​Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và một đề xuất khác do Richard Grenell, cựu quyền giám đốc tình báo của ông Trump, đưa ra.

 

Kế hoạch của ông Kellogg, do cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Fred Fleitz soạn và trình lên ông Trump vào đầu năm nay, đề nghị đóng băng các chiến tuyến hiện này.

 

Cả ông Kellogg và ông Fleitz đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Kế hoạch của họ được Reuters đưa tin đầu tiên.

 

Theo các đề xuất, ông Trump sẽ cung cấp thêm vũ khí của Mỹ cho Kyiv chỉ khi họ đồng ý đàm phán hòa bình, đồng thời cảnh báo Moscow rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ cho Ukraine nếu Nga từ chối đàm phán. Việc gia nhập NATO của Ukraine sẽ bị trì hoãn.

 

Ukraine cũng sẽ được Mỹ cung cấp các biện pháp đảm bảo an ninh, có thể bao gồm việc tăng cường nguồn cung cấp vũ khí sau khi đạt được thỏa thuận.

 

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Sáu với Times Radio - một đài phát thanh của Anh - Sebastian Gorka, một trong những cố vấn sắp tới của ông Trump, cho hay vị tổng thống đắc cử đã nói với mình rằng ông sẽ buộc Putin phải đàm phán bằng cách đe dọa sẽ chuyển vũ khí đến Ukraine với quy mô chưa từng có nếu ông Putin từ chối.

 

Khi Reuters gọi điện thoại để phỏng vấn, ông Gorka nói hãng tin này là "tin rác" và từ chối giải thích thêm.

 

Phó Tổng thống đắc cử JD Vance - vị thượng nghị sĩ Mỹ đã phản đối viện trợ cho Ukraine - đưa ra một kế hoạch riêng hồi tháng Chín.

 

Ông nói với người dẫn chương trình podcast Shawn Ryan của Mỹ rằng một thỏa thuận có khả năng sẽ bao gồm một khu phi quân sự tại các chiến tuyến hiện tại, nơi sẽ được "phòng thủ nghiêm ngặt" để ngăn chặn các cuộc xâm nhập tiếp theo của Nga. Đề xuất của ông cũng phủ nhận tư cách thành viên NATO của Kyiv.

 

Các đại diện của Vance đã ngăn ông bình luận và ông vẫn chưa đưa ra thêm thông tin chi tiết.

 

Grenell, cựu đại sứ của ông Trump tại Đức, ủng hộ việc thành lập "các khu tự trị" ở miền đông Ukraine trong một cuộc phỏng vấn bàn tròn của Bloomberg hồi tháng Bảy nhưng không giải thích thêm. Ông cũng cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO không nằm trong lợi ích của Mỹ.

 

Grenell không trả lời yêu cầu bình luận, và vẫn chưa có vị trí trong chính quyền mới dù vẫn được ông Trump tham vấn về các vấn đề của châu Âu, theo lời một cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của ông Trump chia sẻ với Reuters.

 

Vị cố vấn này cho biết Grenell là một trong số ít người tham dự cuộc họp vào tháng Chín tại New York giữa ông Trump và ông Zelensky.

 

Có thể bị đảo ngược

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a00e/live/bdfbf610-b232-11ef-aff0-072ce821b6ab.png.webp

Ông Trump và ông Zelensky gặp nhau ở New York vào tháng 9/2024

 

Một số đề xuất trong bản kế hoạch này có thể bị ông Zelensky phản đối vì ông đã đưa việc gia nhập NATO vào "Kế hoạch Chiến thắng" của riêng mình. Các đồng minh châu Âu và một số nhà lập pháp Mỹ cũng có thể phản đối những đề xuất đó, theo các nhà phân tích và cựu quan chức an ninh quốc gia Mỹ.

 

Tuần trước, ngoại trưởng Ukraine đã gửi một lá thư cho các đối tác NATO, thúc giục - các bên đưa ra lời mời gia nhập tại cuộc họp của các ngoại trưởng vào ngày 3/12.

 

Một số đồng minh châu Âu đã bày tỏ mong muốn tăng cường viện trợ cho Ukraine và Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang tiếp tục viện trợ vũ khí. Điều đó có thể khiến ông Trump mất đi một số đòn bẩy để thúc Kyiv bước vào bàn đàm phán.

 

Kế hoạch Kellogg, xoay quanh việc tăng viện trợ cho Ukraine nếu Putin không ngồi vào bàn đàm phán, có thể gặp phải sự phản đối tại Quốc hội khi một số đồng minh thân cận nhất của ông Trump tại đây phản đối viện trợ quân sự bổ sung cho quốc gia Đông Âu này.

 

Rumer, cựu sĩ quan tình báo Mỹ, bình luận:

 

"Tôi cho rằng vẫn chưa có bất kỳ ai đưa ra được bất kỳ bản kế hoạch thực tế nào để chấm dứt chuyện này."

 

-----------------

TIN LIÊN QUAN

 

Quân Ukraine kiệt quệ trên đất Nga nhận lệnh bám trụ chờ ông Trump

4 tháng 12 năm 2024

·         

Ông Trump dọa đánh thuế 100% nếu BRICS tìm cách thay thế đồng đô la

2 tháng 12 năm 2024

·         

Hoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan

30 tháng 11 năm 2024

·         

Putin sẽ làm gì tiếp theo?

23 tháng 11 năm 2024

·         

Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga

22 tháng 11 năm 2024

·         

Kim Jong-un thúc giục Triều Tiên cải thiện năng lực quân sự, sẵn sàng cho chiến tranh

19 tháng 11 năm 2024

 

 

 

 

 

 

Rumani: Căng thẳng gia tăng sau khi bầu cử tổng thống bị hủy bỏ

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 09/12/2024 - 12:23

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241209-rumani-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-gia-t%C4%83ng-sau-khi-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-b%E1%BB%8B-h%E1%BB%A7y-b%E1%BB%8F

 

Tình hình Rumani có dấu hiệu căng thẳng. Hôm qua, 08/12/2024, ứng cử viên cực hữu Calin Georgescu, về đầu trong vòng một bầu cử tổng thống, đã kêu gọi biểu tình phản đối quyết định hủy bầu cử của Tòa Bảo Hiến. Bên cạnh đó, một nhóm người có vũ trang bị bắt tại thủ đô Bucarest.

 

HÌNH :

Calin Georgescu, ứng viên tổng thống độc lập giành chiến thắng trong vòng đầu, bắt tay những người ủng hộ bên ngoài một phòng phiếu sau khi Tòa Bảo Hiến hủy bầu cử tổng thống, Mogosoaia, Rumani, ngày 08/12/2024. AP - Vadim Ghirda

 

Thông tín viên Marine Leduc tại Bucarest cho biết thêm thông tin :

 

"Ngày Chủ nhật, ông Calin Georgescu đã đến trước một điểm bỏ phiếu ở gần Bucarest để phản đối việc hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống. Ông tố cáo một cuộc đảo chính và kêu gọi người dân Rumani biểu tình. Một số người đã hưởng ứng lời kêu gọi, đặc biệt là từ cộng đồng người Rumani hải ngoại. 

 

Nhưng đặc biệt là vụ bắt giữ một nhóm 21 người vũ trang đã gây náo động đất nước. Theo báo chí Rumani, những người đó đã đến Bucarest mang theo súng đạn, dao, mã tấu cùng một số tiền lớn. Họ đã đặt khách sạn ở trung tâm thủ đô và nhằm mục đích phá các cuộc biểu tình chống Georgescu.

 

Một danh sách tên các chính khách và nhà báo bị đe dọa cũng được tìm thấy. Trong số bị bắt giam có người cầm đầu Horatiu Potra. Nhân vật từng là lính lê dương nước ngoài này đã tuyển mộ vài trăm người Rumani làm bảo vệ an ninh tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuần trước, một số quân của ông ta từ Congo trở về đã thấy xuất hiện bên cạnh Calin Georgescu." 

 

Vòng 2 cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày Chủ nhật 08/12 để chọn giữa ông Calin Georgescu, ứng viên cực hữu thân Nga và đối thủ là bà Elena Lasconi, thân châu Âu. Nhưng ngày 06/12, Tòa Bảo Hiến Rumani đã quyết định hủy cuộc bầu cử vì nghi ngờ Nga can thiệp. Đây là sự việc cực kỳ hiếm thấy ở một nước Đông Âu thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và của NATO,  đồng thời là láng giềng thân cận của Ukraina.

 

------------------------------

Các nội dung liên quan

 

RUMANI - HỦY BẦU CỬ TỔNG THỐNG

Rumani: Tòa Bảo Hiến hủy kết quả bầu tổng thống vòng 1 do TikTok « thao túng » bầu cử

 

RUMANI - BẦU CỬ TỔNG THỐNG

Vòng một bầu cử tổng thống Rumani: Ứng cử viên thân Nga bất ngờ về đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NỘI CHIẾN SYRIA: TRIỀU ĐẠI ASSAD SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO?

BBC News Tiếng Việt

337K views 21 hours ago

https://www.youtube.com/watch?v=5H7cyAmz2IU

 

 

 

Đinh Quang Anh Thái | Quân nổi dậy chiếm Damascus, nhà độc tài Bashar al-Assad trốn sang Nga

Tự Lực Bookstore

Dec 9, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=t3jfXNJTXhA

 

 

Ngạo mạn và cứng đầu làm Assad bị lật đổ tại Syria

SBTNOfficial   

Đỗ Dzũng & Mai Phi Long

9/12/2024

https://www.youtube.com/watch?v=HagWwQdpFDw

 

Hơn 50 năm độc tài chấm dứt, nhưng Syria vẫn chưa hết bất ổn

SBTNOfficial

9/12/2024

https://www.youtube.com/watch?v=n-PIDjMDfxA

 

 

9Dec | Tin tức & bình luận đầu tuần: Mon, Dec 09

NGO PHONG TODAY

9/12/2024

https://www.youtube.com/watch?v=y5qBW70AA_w

7,802 views Dec 9, 2024

Bao gồm các nội dung sau:

·        Quan điểm của Joe Biden và Donald Trump trước sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria, và những diễn biến liên quan

·        Israel trong vai “ngư ông đắc lợi” đầu tiên sau cơn địa chấn chính trị ở Syria

·        Phát biểu mới nhất của McConnell cho thấy ông có thể trở thành một đối trọng với chính quyền 47 trong các vấn đề an ninh quốc gia

·        Stephen Miller phác thảo cách chính quyền mới sẽ ưu tiên trục xuất hàng loạt

·        Một loạt khoảnh khắc mà người Mỹ cần ghi nhớ khi Trump trả lời phỏng vấn mới nhất trên "Meet the Press".

·        Jim Jordan khẳng định ông đắc cử 47 không phải loại: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm."

 

 

 

Ông Trump đi thăm Nhà thờ Đức Bà. | GIẢI THÍCH THỜI SỰ

Hồn Việt TV

496 views 11 hours ago

New

 

 

 

Trump có thể chấm dứt cuộc chiến Nga-Uk trong 24 giờ như đã hứa kg? Trump có rút quân Mỹ khỏi Syria?

Nguoi Viet Channel

1.5K views 7 hours ago

New

 

 

TT đắc cử D.Trump say chiến thắng và nguy hiểm hơn | CHÀO BÌNH MINH (12/09/2024)

Hồn Việt TV

1.1K views Streamed 20 hours ago

New

 

 

Kinh ngạc khi ông Trump dùng hình chụp chung với bà Jill Biden .Để q/c bán nước hoa lễ Giáng Sinh.

HOANGBACH CHANNEL (HBC)

487 views 5 hours ago

New

 

 

Nội các " WEIRD " của ông Trump thành lập có lợi hay thảm họa cho nước Mỹ ?

Nguoi Viet Channel

4.7K views 2 days ago

New

 

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats