Lo
lắng chệch hướng XHCN, ông Tô Lâm nói không giải thể Ban Kinh tế Trung ương
RFA
2024.12.09
Tổng
bí thư Tô Lâm hôm 9/12 khẳng định Ban Kinh tế trung ương phải tồn tại để đảm bảo
Việt Nam không vướng vào nguy cơ tụt hậu và chệch hướng phát triển chủ nghĩa xã
hội.
Tổng
bí thư Tô Lâm phát biểu tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2024 (minh họa) - (AFP)
Phát
biểu này của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam được đưa ra vào khi Đảng và
Chính phủ đang tiến hành sáp nhập các ban, cơ quan để tinh giản đội ngũ. Ít nhất
có ba ban của Đảng mới đây đã được đề xuất phải dừng hoạt động để sáp nhập bao
gồm: Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, Ban Cán
sự Đảng,
Theo
truyền thông Nhà nước, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương ở
Hà Nội, ông Tô Lâm nhấn mạnh “Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu rất
quan trọng của Đảng, chịu trách nhiệm tham mưu, hoạch địch đường lối phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.”
Ông
Tô Lâm cũng nói đến hai nguy cơ gắn liền với trách nhiệm của Ban Kinh tế Trung
ương là nguy cơ tụt hậu và nguy cơ chệch hướng.
“Nguy
cơ tụt hậu và chệch hướng luôn thường trực trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, đường lối và chiến lược phát triển của Đảng phải như thế nào để đẩy lùi
các nguy cơ này là do vai trò tham mưu của Ban Kinh tế Trung ương.”
“Với
chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng như vậy thì Ban Kinh tế Trung ương
không thể không tồn tại.” – ông Tô Lâm nhấn mạnh.
Định
hướng phát triển chủ nghĩa xã hội được ông Tô Lâm khẳng định là “đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người mà không được làm mất bình đẳng, đảm bảo cân đối
hài hòa và tính toàn diện của sự phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau.”
Ban
Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương được thành lập vào năm 2012, thuộc
sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Trong đó Ban Nội chính chuyên về công tác phòng chống
tham nhũng, lãng phí.
Ban
Kinh tế Trung ương trước dó đã từng tồn tại từ năm 1982 nhưng vào năm 2007 được
hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng cùng Ban Nội chính Trung ương.
Việc
thành lập lại hai ban này vào năm 2012 dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
được các chuyên gia đánh giá là nhằm phục vụ công cuộc chống tham nhũng được
ông Trọng phát động và thực thi đường lối Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện đất
nước sau một thời gian Đảng để Chính phủ tập trung phát triển kinh tế đất nước.
Người
đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương đầu tiên vào năm 2012 khi ban này thành lập là
ông Vương Đình Huệ - người sau này là Chủ tịch Quốc hội và vừa mới đây bị Bộ
Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm trong quản lý.
Một
số những trưởng ban khác của Ban Kinh tế Trung ương cũng bị kỷ luật và phải nghỉ
hưu như ông Nguyễn Văn Bình, Trần Tuấn Anh.
Trưởng
ban hiện tại là nguyên Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, người vừa nhậm chức mới
vào tháng 8 năm nay.
--------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
·
TBT
Tô Lâm: Không chỉ dừng lại ở xử lý kỷ luật ông Vương Đình Huệ
·
Tô
Lâm thăm đảo Bạch Long Vĩ, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông
·
Tướng
quân đội Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
·
Ông
Tô Lâm: "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn!"
·
Người
Việt tại Pháp biểu tình phản đối ông Tô Lâm trước Công trường Salvador Allende
No comments:
Post a Comment