Trách nhiệm giải
trình của Hội nhà văn Việt Nam
08/12/2024
https://baotiengdan.com/2024/12/08/trach-nhiem-giai-trinh-cua-hoi-nha-van-viet-nam/
Hơn
hai năm rưỡi trước, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thiều, ký
quyết định điều động ông Lương Ngọc An thôi giữ chức vụ Phó Tổng biên tập, Thư
ký Toà soạn báo Văn Nghệ để nhận nhiệm vụ mới.
Thông
báo do ông Thiều ký không nêu rõ ông An được điều động về đâu, trong khi lý do
điều động chỉ được nêu rất chung chung là “trong tình hình mới của Hội Nhà văn
Việt Nam”.
Trước
đó, nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo ông An đã “nhiều lần thao túng, khống chế, bạo
hành, cưỡng bức” bà Phương “như một nô lệ tình dục”.
Chỉ
ba ngày trước, hôm 5/12/2024, cũng chính ông Thiều lại ký quyết định điều động
ông Lương Ngọc An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống.
Như
vậy, sau hơn hai năm rưỡi để cho tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương chìm xuồng,
ông An gần như đã được phục chức, thậm chí đang đứng trước cơ hội thăng chức,
khi mà tổng biên tập đương nhiệm của Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống đã thông
báo ý định nghỉ chức vụ, mở đường cho ông An trở thành tổng biên tập mới.
Thông
báo trên trang web của Hội Nhà văn Việt Nam về việc điều động ông An làm Phó Tổng
biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống không nêu lý do dẫn đến quyết định
này. Có lẽ Hội nhà văn Việt Nam lại đang ở “trong tình hình mới”.
Là
một tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp với kinh phí hoạt động chủ yếu do
nhà nước hỗ trợ, lấy từ tiền thuế của dân (như ông Hữu Thỉnh, người tiền nhiệm
của ông Nguyễn Quang Thiều, đã từng vui mừng loan báo rằng “Nhà nước vẫn nuôi
anh em chúng ta”), Hội Nhà văn Việt Nam bắt buộc phải có trách nhiệm giải trình
trước nhà nước và người dân về hoạt động của họ.
Điều
lệ Hội Nhà văn Việt Nam cũng ghi rõ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội
này, trong đó có “công khai, minh bạch”. Đồng thời, tôn chỉ, mục đích của Hội
Nhà văn Việt Nam được xác định trong Điều lệ là nhằm “xây dựng nền văn học Việt
Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo”.
Do
đó, trước tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương về hành vi nhiều lần cưỡng hiếp của
ông Lương Ngọc An, cùng sự quan tâm rộng rãi của xã hội về vụ việc này, Hội Nhà
văn Việt Nam cần thực hiện trách nhiệm giải trình về quyết định điều động ông
An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống. Dư luận có
quyền được biết quyết định đó có phù hợp với tôn chỉ, mục đích xây dựng nền văn
học Việt Nam “nhân văn” hay không.
Hơn
nữa, Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam cũng quy định nhiều nghĩa vụ của hội viên,
bao gồm “nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội” cũng như “bảo vệ
uy tín của Hội”.
Trong
buổi lễ trao quyết định điều động ông An giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí
Nhà văn & Cuộc sống, ông Nguyễn Quang Thiều còn “bày tỏ niềm tin vào kinh
nghiệm làm báo cùng sự tín nhiệm” mà ông Lương Ngọc An “đã xây dựng trong suốt
hành trình công tác”.
Dư
luận có quyền đặt câu hỏi rằng hành vi cưỡng hiếp của ông An có nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật không, hành vi đó đã “bảo vệ uy tín của Hội” như thế nào, cũng
như ông An đã được “tín nhiệm” ra sao.
Ông
Nguyễn Quang Thiều trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam vào tháng 11/2020.
Chỉ còn chưa đầy một năm nữa, nhiệm kỳ của ông Thiều sẽ kết thúc.
Là
một người bạn của ông Thiều trên Facebook, cũng như đã vài lần gặp và nói chuyện
với ông, tôi hy vọng ông Thiều sẽ thực hiện trách nhiệm giải trình với tư cách
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, trả lời những câu hỏi và băn khoăn của dư luận.
Đồng thời, những hội viên chính trực, có phẩm giá của Hội Nhà văn Việt Nam cũng
cần lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Hội này thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm bảo
vệ tôn chỉ, mục đích cũng như các nguyên tắc tổ chức, hoạt động đã được ghi rõ
trong Điều lệ Hội.
Cá
nhân tôi đánh giá ông Thiều là một người tài năng và hiểu biết. Tôi tin chắc
ông Thiều có thể hùng biện nhiều giờ liên tục về giá trị “nhân văn” cũng như
nguyên tắc “công khai, minh bạch” mà Hội Nhà văn Việt Nam theo đuổi.
Vì
vậy, tôi mong rằng ông Thiều không vi phạm nghĩa vụ của hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, làm mất uy tín của một hội được nuôi bằng tiền thuế của dân, bằng cách né
tránh, từ chối trách nhiệm giải trình về những diễn biến liên quan đến ông
Lương Ngọc An.
Sự
im lặng và vô trách nhiệm sẽ chỉ khiến vụ cưỡng hiếp mà nhà thơ Dạ Thảo Phương
đã can đảm tố cáo trở thành di sản đáng xấu hổ của cá nhân ông Thiều nói riêng
và Hội Nhà văn Việt Nam nói chung mà thôi.
.
No comments:
Post a Comment