THẤY GÌ QUA MỘT BÀI
BÁO KỲ DỊ (VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 4/12/2024)
Trong
tình thế “nước sôi lửa bỏng” nhất (xin quý vị hãy để ý dấu ngoặc kép) của cuộc
chiến tranh Ng@ – Ukraine, trong số cả trăm bài báo được #BMZ tung ra, mỗi ngày
hàng chục bài, đột nhiên tôi gặp một bài rất đáng chú ý. “Mỹ và phương Tây đang
muốn rút lui khỏi Ukraine trong danh dự?” – đó là tít của bài báo. Tác giả của
nó được tòa soạn này thông tin: đại tá Nguyễn Minh Tâm – ô là la! Không rõ ông
này là đại tá trong bộ môn gì nhỉ? Tò mò quá – nào vậy chúng ta cùng đọc. Link
bài báo ở đây:
https://dantri.com.vn/.../my-va-phuong-tay-dang-muon-rut...
Đọc
bài báo này, tôi có cảm giác như một bài đáng nhẽ ra tôi phải viết nó, nhưng
bây giờ đã có người khác viết hộ. Đầu tiên, title cấp dưới của nó giật phát thứ
nhất: “Mục-tư-khoa đang nắm đằng chuôi!” và lão tác giả này bắt đầu biện luận.
Dẫn đề bằng cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, làm cả thế giới sợ chết khiếp
vì hiểm họa chiến tranh hạt nhân. Lão tác giả viết:
#trích “Và cũng từ thời điểm
đó, Mỹ ưu tiên cho hình thức chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh mượn tay người
khác. Vì vậy, cuộc chiến hiện nay ở Ukraine không chỉ là cuộc chiến giữa Ng@ và
Ukraine mà sâu xa hơn, đó là cuộc chiến ủy nhiệm của Mỹ - phương Tây nhằm làm
cho Ng@ suy yếu, kiệt quệ. Thậm chí nếu có điều kiện thì Mỹ - phương Tây sẽ “xé
nhỏ” nước Ng@ như đã từng làm tan rã Liên Xô.” #hết_trích
Nếu
mỗi một câu hỏi đặt ra cho tay đại tá vớ vẩn này được ví như một cái tát rơi
răng xuống sàn, thì có thể đếm số răng của hắn từ ngay bây giờ. Năm 1963 mới là
mốc thời gian được tính là người Mỹ can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Việt
Nam bằng cách đưa quân lính vào tham chiến, vậy mà hắn gọi là… ỦY NHIỆM? Bị tâm
thần cũng không đến nỗi ngô ngọng như thế này – vậy ta cần hỏi, này đại tá, cuộc
chiến tranh Việt Nam ai ủy nhiệm cho ai vậy? Nhìn lại đi, Mao Chổi Xể nói:
“Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng!”, còn lãnh đạo nào thì nói “Đánh Mỹ là
đánh cho Liên Xô, Trung Quốc!” hả ngài? Cái răng thứ nhất rụng xuống sàn.
Và
đây, câu hỏi thứ hai. Nếu thằng cha này gọi cuộc chiến của Putox gây ra ở
Ukraine là “ủy nhiệm”, thế định nghĩa chiến tranh ủy nhiệm là gì?
“Một
cuộc chiến tranh giữa các nhóm hoặc các quốc gia nhỏ hơn mà mỗi bên đại diện
cho lợi ích của các cường quốc lớn hơn khác và có thể nhận được sự giúp đỡ và hỗ
trợ từ các quốc gia này” (từ điểm Cambridge)
“Một
cuộc chiến do một cường quốc khởi xướng mà bản thân nó không tham gia”. (từ điển
Oxford)
Chuyện
này tôi đã từng viết vài lần rồi: với những kẻ cuồng Ng@, việc gọi cuộc chiến của
Putox là “chiến tranh ủy nhiệm” là luận điệu, là giọng lưỡi ưa thích. Luận điệu
này luôn được bọn chúng sử dụng để bôi nhọ người Ukraine và lãnh đạo hiện nay của
họ, Chính phủ #Zelenskyy, vì vậy chúng ta thực
chất lại không cần đấu tranh với luận điểm sai trái đó, mà cần đấu tranh với
chính những người đang ủng hộ cuộc kháng chiến của Ukraine nhưng vẫn còn mơ hồ,
nhầm lẫn các khái niệm.
Như
tôi thường viết: Ng@ cứ rút quân đi là xong, chẳng ai đánh chúng mày cả. Đi xâm
lược nước khác rồi bôi nhọ, bảo là bị ảnh hưởng đến quyền lợi nên mới đánh, và
đổ cho người khác ủy nhiệm cho nạn nhân đánh mình. Với bọn ủng hộ Putox còn chấp
nhận được, với những người ủng hộ Ukraine mà còn lẩm cẩm chỗ này thì thật là
không thể chấp nhận được.
Tôi
đã viết rồi: cốt lõi của chiến tranh ủy nhiệm, là lợi ích. Mỹ và phương Tây có
lợi ích gì? Chẳng có gì, thậm chí báo chí xứ phía đông nước Lào còn hỉ hả những
bài báo nào là Châu Âu chết đói chết rét vì đang có cuộc chiến tranh với Ng@.
Và thằng nào nói lợi ích bị xâm phạm ở Ukraine? Ng@, chứ còn ai trồng khoai đất
này. Đúng là gái đĩ già mồm, và đại tá Minh Tâm hóa ra cũng có cái mồm cũng của
một con đĩ dài đĩ rạc nào đó. Xưng là đại tá làm gì cho xấu hổ. Nhắc đến lợi
ích, tôi lại nhớ có hồi bọn Dư Luận Viên với mấy lão già dở hơi xì xào: Ukraine
bán hết cả đất nông nghiệp cho Mỹ rồi, nên đất Ukraine bây giờ là đất của Mỹ.
Tôi nghĩ bụng: Putox mà có những thành phần ủng hộ viên ngu cỡ như thế này thì
cũng khốn nạn thân hắn. Đất nước chúng ta đây còn sửa luật dăm lần bẩy lượt,
còn mong tây nó vào đầu tư “mua hết đất” bỏ mẹ đi, nó còn chưa thèm đoái hoài
kia.
Ta
đọc tiếp.
Tiếp
theo, hắn, tức quân đại tá dở hơi này, cố chứng minh rằng ATACMS hay SCALP mà
được bắn vào lãnh thổ Ng@ thì… chẳng có tác dụng gì, vì “quân Ukraine ở Kursk
kiệt quệ” và “quyết định trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống
Joe Biden diễn ra trong thế suy yếu, kiệt quệ của Kiev trên chiến trường”, nên
mấy trăm quả tên lửa này không thay đổi được gì. Này thằng hâm, có 7 quả HIMARS
thôi, nó dùi tăm tắp vào cầu Antonovsky như xâu kim ấy, mà làm cho Ng@ yêu quý
của mày (cho phép tôi mày tao với quân này, dù hắn hơn tôi khá nhiều tuổi) đầu
tiên là không chở xác được về bên kia sông mà chôn, thối inh cả khu vực… sau đó
là chết đói chạy rẽ sóng, và người Ukraine giải phóng thành phố Kherson và cả
vùng hữu ngạn gần như không tốn một viên đạn.
Mục
đích của hắn rất rõ: chứng minh rằng Ukraine đã kiệt quệ, không chỉ ở Kursk mà
còn trên toàn bộ chiến trường. 615.000 quân Ng@ của hắn mạnh như thế, mà từ
5/11 đến nay không đẩy được quân Ukraine ở Kursk về bên kia biên giới, còn ở
Donbas để tiến được vài trăm mét đất, ngày nào cũng nghìn rưởi, hai nghìn “kiện
hàng 200.”
Vì
thế quân dở hơi này loay hoay, lao vào một câu chuyện rất buồn cười: hắn cố động
viên lũ bạn đọc hay “Putox’ supporters” của hắn yên tâm: hắn viết Ng@ đã chuyển
các cơ sở kinh tế quốc phòng sang Viễn Đông như thời… 1942 – ha ha, rõ nực cười.
Một cường quốc quân sự thứ hai thế giới, gây chiến với một nước đứng thứ bốn
mươi mấy; có diện tích gấp nhiều lần người ta, có dân số tối thiểu gấp 3 lần…
và nay phải lặp lại quá trình sơ tán như năm 1941! Ca ngợi kiểu này khác gì
trát shit vào mặt Putox đâu. Hắn tiếp tục lải nhải về việc, mặc dù “nền khoa học
công nghệ của Ng@ hầu như dẫm chân tại chỗ trong gần 20 năm” nhưng “chỉ trong
vòng 20 năm vừa qua, bằng việc lựa chọn chiến lược đúng đắn để tự lực, tự cường
bằng cách huy động các nguồn lực con người, tài chính, nguyên liệu, vật tư
trong nước, Ng@ đã hiện đại hóa nền quốc phòng của họ theo kịp với sự phát triển
của thế giới và sở hữu một số loại vũ khí mới với các tính năng chưa từng có”
vì thế hắn đe dọa: “Ng@ đã âm thầm phát triển công nghệ để như một con gấu vừa
thức dậy sau giấc ngủ đông và có trong tay những “đồ chơi” nằm ngoài sức tưởng
tượng của người Mỹ - phương Tây…”
Chắc
hắn đang muốn nói đến cái của khỉ V-2 Oreshnik hôm nọ.
Điều
thú vị nhất của bài báo này, như tôi đã viết “nhẽ ra tôi phải là người viết ra
nó” vì cả cái bài này, chỉ cần thay Ng@ bằng Ukraine là xong. Ở Kursk, Ng@ đang
thất thế, chỉ hao binh tổn tướng mà không tiêu diệt nổi chủ lực, đầu não gì đó
của người Ukraine. Trên chiến trường miền đông Ukraine nói chung, để đổi được
vài chục mét đất mỗi ngày chúng nướng cả nghìn rưởi, 200 mạng lính. Nói về xe
pháo, chúng kiệt quệ. Một ngày bắn hạ hàng trăm drone của Ng@, là người
Ukraine. Một ngày thả hàng trăm drone vào Ng@ và Ng@ không có khả năng bắn hạ,
là người Ukraine. Tất cả cứ suy ngược lại là xong.
Những
nội dung này tôi mới nghe một ông già chỉ mở Youtube lên là nghe “Bão lửa”
tuyên truyền, kinh lắm. Hỏi sao Ng@ của ông mạnh thế mà đánh mãi không thắng,
thì “phải đánh nhau với cả Mỹ và phương Tây.” “Sao bảo Mỹ và phương Tây thối
nát lắm mà bây giờ chúng nó mạnh thế ạ?” – lão già tịt mít.
Bố
tiên sư lũ hâm. Các lý thuyết về vòng bi và quần thủng đít, bọn này không biết
đâu. Cứ tưởng Ng@ của chúng là bố tướng.
----------------
Chúng
ta có thể rút ra được gì ở một bài báo tưởng chừng như vô bổ như bài này? Thật
ra khi đọc 1 bài dạng thế này, tôi thấy cực kỳ bổ ích vì nó thường đi theo truyền
thông Ng@, và nó thể hiện rất rõ cách thức suy nghĩ, tư duy, và cách tiếp cận vấn
đề của chúng hiện nay. Thời gian qua là thời gian chúng ta thấy rộ lên, đến mức
đau đầu, chóng mặt… những thông tin dạng như Ukraine kiệt quệ, muốn dâng đất đổi
lấy hòa bình… Thậm chí còn bóp méo những phát biểu của một số lãnh đạo Ukraine,
kể cả Tổng thống Zelenskyy để cố lái dư luận theo hướng đó. Về phần mình, Tổng
thống Ukraine #Zelenskyy đã nói thẳng thắn về
sự thật những gì ông trình bày. Đương nhiên là không bao giờ có chuyện dâng đất
để đổi lấy hòa bình, và gần như chắc chắn 100% đây là một chiến dịch thông tin,
dạng tâm lý chiến của Ng@ tung ra một cách có chủ đích.
Câu
hỏi đặt ra là: tại sao chúng lại cần chiến dịch thông tin đó? Dễ thấy, nếu
chúng thực sự chiến thắng và người Ukraine thực sự kiệt quệ như chúng đang mô tả,
thì chẳng cần cái chiến dịch này, đánh nhau thẳng một mạch cho đến khi đạt được
mục đích thì thôi. Nhưng đây không – rõ ràng là Putox đang rất MÓT một điều gì
đó. Một cái gì có thể gọi là chiến thắng, sau đó là đàm phán, và rút khỏi cuộc
chiến, hạ cánh an toàn. Nhưng tại sao nó lại diễn ra vào thời điểm này, tức là
còn khoảng một tháng rưỡi trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ?
Theo
ý kiến cá nhân của tôi, tôi cho rằng không thể tìm ra một lý do duy nhất và cơ
bản nào, mà điều này xuất phát từ một phức hợp nhiều yếu tố trong tâm lý và tư
duy của Putox: có tỉnh táo, khôn ranh, có hoang tưởng, u mê. Cũng một phần do
suốt mấy chục năm tuyên truyền chúng cũng có xu hướng tin vào chính những cái
tuyên truyền đó của mình.
Trong
cái phức hợp đó sẽ nổi lên một số điểm cơ bản hơn các điểm khác. Ví dụ, Putox
nhận thức được tính rủi ro của việc ông Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ đối với
số phận cuộc chiến của hắn. Xuất phát từ tính phi nghĩa của cuộc chiến, nó làm
cho ông Trump dù có là người quái gở đến mấy (nếu có) thì cũng không dám đi quá
giới hạn đến chỗ công nhận việc xâm lược Ukraine, chiếm đất của Ukraine, vi phạm
nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia… dù khả năng đó là cũng có thể
có.
Có
một điều chắc chắn là khi quay lại Nhà Trắng, một trong những việc ông Trump phải
làm trong vòng 100 ngày nắm quyền đầu tiên, là tìm cách chấm dứt chiến tranh, bắt
đầu bằng một lệnh ngừng bắn, đó là kỹ thuật của bất cứ quá trình đàm phán đi đến
hòa bình nào của một cuộc chiến. Quá trình đàm phán sẽ đi đến một thỏa hiệp, chủ
yếu là giới tuyến phân định khu vực do hai bên sẽ chiếm giữ và các điều kiện đi
kèm với nó. Bản thân một lệnh ngừng bắn muốn có được cũng phải qua quá trình:
trung gian – tiếp xúc – bàn thảo – thỏa thuận – ký kết (cho tạm ngừng bắn)… sau
đó lại trung gian – tiếp xúc – bàn thảo – thỏa thuận – ký kết nhưng là cho Hiệp
định hòa bình. Cũng có thể không có ngừng bắn, mà bắn nhau cho đến khi ký kết
được Hiệp ước hòa bình, nhưng trường hợp này không nhiều.
Bây
giờ chúng ta xem xét tình huống xấu nhất. Như đã bàn, tình huống xấu nhất là Mỹ
không tiếp tục viện trợ cho Ukraine nữa, nhưng còn tình huống xấu hơn là ông
Trump tìm các dỡ bỏ các lệnh cấm vận, trừng phạt lên Ng@, tức là thể hiện thái
độ ủng hộ Ng@ hết mức có thể. Tuy nhiên tình huống này thường phải xảy ra khi
phía Ukraine tỏ ra hết sức khó khăn, khó chịu… và khăng khăng với những điều kiện
“trên trời,” tức là không khả thi. Điều này thực sự với người bình thường thì
không sao, nhưng với ông Trump là người thường xuyên có những phát ngôn khá thiếu
chuẩn mực, thậm chí coi thường chủ quyền quốc gia của Ukraine, đúng là đáng lo
ngại thật. Nhưng ngược lại cũng ông này ở một hoàn cảnh cụ thể nào đó, hoàn
toàn có thể hành động cũng rất… vượt ra ngoài khuôn khổ, chuẩn mực. Vì vậy #Zelenskyy phải hết sức khôn
ngoan khéo léo để tranh thủ được ông Trump sao cho có lợi nhất.
Ngược
lại, bản thân ông Trump cũng là người thích thể hiện, nên càng ít có khả năng để
bản thân mình rơi vào tình thế “bị coi là thằng ngốc” hoặc “quá ngu dốt” nếu
khăng khăng ép Ukraine vào những điều kiện quá thiếu công bằng, làm như vậy sẽ
mang tiếng muôn đời, bản thân các cố vấn của ông ấy cũng sẽ phải có ý kiến này
khác… Do vậy, chẳng hạn với Ukraine “toàn vẹn lãnh thổ” là tiên quyết, thì ông
Trump sẽ đưa ra một đường giới tuyến nào đó để yêu cầu Ng@ rút quân về sau đường
đó; nhưng cũng không phải là rút hẳn về sau biên giới Ukraine – Ng@ (biên giới
1991). Giới tuyến tháng Hai năm 2022 cũng sẽ là một nội dung sẽ được xem xét,
và đi kèm có thể có nhiều khu vực khác, khu vực này sẽ về bên này và khu vực
khác sẽ về bên kia.
Để
xoa dịu Putox (nếu hắn còn tại vị đến thời điểm cuộc đàm phán diễn ra) một số
điều kiện có thể được Trump đưa ra, chẳng hạn không ủng hộ Ukraine gia nhập
NATO (điều này chỉ trong một thời gian nhất định, miễn là nó không bị đưa vào
Hiệp ước hòa bình thì có thể thay đổi khi ông Trump không còn là Tổng thống nữa)…
và điều quan trọng là việc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận và trừng phạt, sẽ tồn tại
trước mắt Putox dưới dạng lời hứa, hoặc cam kết: ký kết đi, nhượng bộ cái này
cái kia đi, nhận được lợi ích này lợi ích kia đi, và thực hiện đi… khi đó mới đến
quá trình dỡ bỏ. Hiện nay sức ép của Mỹ lên Ng@, chỉ có các lệnh trừng phạt nên
dù là cái khả năng xấu nhất ấy có đến, thì cũng phải cả năm nữa, mà như thế thì
nước Ng@ của Putox đã quỳ nát hai đầu gối rồi.
Điều
đáng sợ nhất với Putox, chính là việc tình thế bị đẩy đến chỗ xấu cho Ukraine,
mà hóa ra là xấu cho cả hai bên: với những điều kiện mà Trump đưa ra quá bất
công, bất bình đẳng và người Ukraine không thể đồng ý, đương nhiên ông Trump phải
có hành động đáp trả, và đáp trả duy nhất là cắt viện trợ, chứ không phải là dỡ
bỏ cấm vận (vì làm như vậy là ủng hộ Ng@ Putox, và đồng nghĩa với ủng hộ chiến
tranh, chưa phải lúc dỡ bỏ cấm vận, chuyện này chỉ đến khi thỏa thuận hòa bình
đã ký và đã thực hiện được một giai đoạn nào đó)… Khi tình huống xấu nhất đó xảy
ra, năng lực quân sự của người Ukraine đến đâu, chắc chắn bọn Ng@ này nếu không
biết rõ, thì cũng đoán được 7, 8 phần 10. Ai chứ chúng thừa biết cái giá đang
phải trả là như thế nào để đang cố chứng tỏ, cố lên gân rằng ta đây là CÒN MẠNH.
Về
đối nội, chúng ta có thể khẳng định được rằng, cực kỳ lung lay. Ai chứ bọn
Kadyrov sẽ nổi loạn đầu tiên nếu có chuyện gì bất thường trong nội bộ. Các biểu
hiện của nền kinh tế chạy theo sản xuất quốc phòng theo kiểu phát triển nóng
nhưng lại méo mó, phụ thuộc tuyệt đối vào nền sản xuất của Trung Quốc về các mặt
hàng tiêu dùng, đã đến lúc chín muồi cho sự sụp đổ.
Hơn
lúc nào hết, Putox đang hi vọng cho một sự thay đổi, nổi loạn, lật đổ trong nội
bộ Ukraine. Vì thế hắn tăng cường chiến tranh thông tin, để dân chúng Ukraine
tin rằng sức mạnh của Ng@ là vô biên, tốt nhất là lật đổ Zelenskyy để có hòa
bình. Cuộc chiến tranh thông tin này cũng hướng tới châu Âu để làm sao cho họ dừng
lại các hành động ủng hộ Ukraine. Thông tin không đủ sức nặng thì… bắn kèm thêm
tên lửa tầm trung (tầm trung đểu). Hi vọng đó của hắn không hão huyền lắm, vì hắn
đang mong rằng đã đến lúc bẻ gãy ý chí của cá nhân Zelenskyy và một số cá nhân
khác trong hàng ngũ lãnh đạo của Kyiv, dẫn đến diễn biến bên trong. Hi vọng này
chỉ có thể không hão huyền nếu như nó xảy ra thật, nhưng phải trước khi ông
Trump nắm quyền Tổng thống, khi đó thì tất cả các tình huống giả định trên đây,
không cần thiết phải xảy ra nữa. Khi đó ông Trump và Putox chỉ cần ngồi với
nhau và ghi nhận những kết quả đó, trên cơ sở một chính quyền Kyiv MỚI, vậy là
tất cả kết thúc tốt đẹp với Putox.
Nhưng
chúng cũng hết sức rõ một điều: hao tổn chiến tranh đang quá lớn, mà rõ ràng là
kết quả không có nhiều, không đủ để ép người Ukraine chịu thua, hay thừa nhận
thất bại. Chiến thắng của chúng chỉ bằng mồm, hay chỉ ở trên mặt báo mà thôi,
và chỉ cần ai đó hỏi một câu: thế sao mãi không thắng? – là câm tịt ngay. Cái
khó là ở chỗ đó.
Hơn
ai hết, chỉ người Ukraine hiểu rõ mình đang có những gì. Và bây giờ theo tôi
quan sát, vẫn là thời gian của “đánh tiêu hao” khi mà chúng vẫn phải cố, thì
chúng ta chiều thôi, thì đánh! Tôi nhận thấy hoàn toàn chưa cần thiết phản
công. Tình huống thượng sách, là bắc giữ Kursk, nam mở đường ra biển, Putox
thua đứt. Tình huống trung sách: bắc giữ Kursk, nam giữ được đất mất thêm vài
làng (còn một tháng rưỡi nữa chứ mấy). Tình huống hạ sách: bắc giữ Kursk, nam mất
thêm một vài “thành phố” nhỏ nhỏ hoặc vừa vừa.
Cả
ba tình huống, tôi không thấy có tình huống vỡ trận nặng nề nào. Riêng với
Kursk, với ATACMS thì tôi đã viết: Ng@ không có cửa chiếm lại được.
Người
Ukraine hiểu Putox sẽ không bao giờ nhượng bộ, vì thế sẽ không bao giờ đàm phán
có kết quả được với hắn. Chỉ có thể có kết quả, có hòa bình khi không có Putox.
Đó chính là quân bài Kursk của người Ukraine. Nếu đến khi ông Trump đề nghị ngừng
bắn mà vẫn chưa chiếm lại được Kursk, Putox chắc chắn sẽ mất mạng, và người
Ukraine sẽ đàm phán với thằng nào đó lên thay, họ sẽ THẮNG với tình thế đó.
Vậy
là, có thể chúng ta sẽ không thấy người Ukraine phản công (không cần thiết)
nhưng khoảng sau khi ông Trump quay lại Nhà Trắng một thời gian sẽ có những diễn
biến lớn để có điều kiện thuận lợi hơn, chứ không nên sớm hơn; trong thời gian
đó người Ukraine sẽ phải tập trung chống những trận tấn công mới của bọn Ng@.
Mà nếu đã như vậy thì không có hi vọng số kiện hàng 200 hàng ngày đi xuống.
Chúng sẽ tiếp tục nướng cho đến khi có những sự kiện lớn làm thay đổi hẳn tình
hình.
Và
cầu Kerch như vậy, không cần phá. Và chúng ta có thể kết luận hộ cho “thằng” đại
tá Minh Tâm này: Ng@ Putox muốn rút lui khỏi Ukraine trong danh dự! Thế mới là
đúng, chứ Mỹ và Phương Tây họ có cần gì cuộc chiến này mà phải can dự, để bây
giờ cần phải… rút ra.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1216044456150276&set=pcb.1216044586150263
https://www.facebook.com/photo?fbid=1216044532816935&set=pcb.1216044586150263
No comments:
Post a Comment