BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 10/12/2024
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
nợ thuế $31 triệu, có nguy cơ đóng cửa
Người Việt Online
December
10, 2024 : 5:02 PM
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) – Sắp bị truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền
nợ thuế thuê đất, Thảo Cầm Viên Sài Gòn – một trong tám vườn thú cổ nhất trên
thế giới – có nguy cơ phải đóng cửa vì không đủ kinh phí.
Loan
báo về vấn đề trên với báo đài trong nước hôm 10 Tháng Mười Hai, bà Vũ Thị
Hương Giang, giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cho biết đang “rất lo lắng.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/VN-Thao-cam-vien-dong-cua-1.jpg
Thảo
Cầm Viên một trong những điểm du lịch thu hút du khách tại Sài Gòn. (Hình: Vũ
Phượng/Thanh Niên)
Theo
bà Giang, vốn là doanh nghiệp “không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, chức năng
chính là quản lý vườn thú cổ 160 năm tuổi, chăm sóc nhiều động vật và thực vật
quý hiếm,” Thảo Cầm Viên đang gặp câu chuyện khó về chức năng.
“Lý
do bởi doanh nghiệp cũng không phải doanh nghiệp mà đơn vị bảo tồn cũng không
phải. Chúng tôi hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng chịu tiền thuế đất
mỗi năm hơn trăm tỷ đồng là rất khó,” bà Giang nói.
Giải
thích với báo Người Lao Động rõ hơn về việc nợ thuế, bà Giang cho biết năm
2014, nơi này được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM ký quyết định cho thuê đất với diện
tích 158,117 mét vuông sử dụng vào mục đích công cộng theo chế độ trả tiền hằng
năm, thời hạn 50 năm.
Trong
đó, Thảo Cầm Viên dùng 5,600 mét vuông để kinh doanh và đã đóng tiền sử dụng đất
đầy đủ hàng năm. Phần diện tích còn lại, hoàn toàn sử dụng vào công việc bảo tồn,
nuôi dưỡng thú.
Tuy
nhiện, hôm 22 Tháng Mười Một vừa qua, Chi Cục Thuế Quận 1 đã ra thông báo sẽ thực
hiện cưỡng chế tiền thuế đất kinh doanh “trên toàn bộ diện tích kể trên,” với tổng
số tiền hơn 787 tỷ đồng ($31 triệu). Lý do, công ty Một Thành Viên Thảo Cầm
Viên Sài Gòn nợ thuế quá 90 ngày.
Theo
bà Giang, với mức tiền thuế đất cao như trên sẽ khiến giá vé thăm viếng vườn
thú tăng cao, ảnh hưởng đến trải nghiệm vui chơi của người dân.
Cũng
theo bà Giang, vấn đề quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh quy định thuê đất để giải
quyết gốc rễ vấn đề. Trong khi từ Tháng Năm vừa qua, Ủy Ban Thành Phố đã chủ
trì họp với các đơn vị liên quan để “gỡ vướng cho đơn vị.” Thế nhưng từ đó đến
nay, Thảo Cầm Viên vẫn chưa nhận được hướng dẫn của Sở Tài Nguyên Môi Trường và
kết luận của Ủy Ban Thành Phố.
Nói
với báo Thanh Niên, Tiến Sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, bày tỏ sự ngạc
nhiên.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/VN-Thao-cam-vien-dong-cua-2.jpg
Thảo
Cầm Viên Sài Gòn là nơi bảo tồn hơn 2,000 động vật, 900 loài thực vật. Nơi đây
gắn bó với rất nhiều thế hệ người dân Sài Gòn và Việt Nam. (Hình: Lê Phan/Tuổi
Trẻ)
“Tôi
không hiểu tại sao quan điểm thu thuế Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây là dịch vụ công
đã được xây dựng, hình thành nên từ bao đời nay và được duy trì dựa trên tiền
thuế của người dân thành phố. Tại sao Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM lại không có những
quyết định rõ ràng, dứt khoát mà để tình trạng này bị kéo dài? Đáng lẽ thành phố
cần phải đầu tư mở rộng thêm sở thú cũng như có thêm nhiều công viên, bảo tàng
khác để phục vụ cho người dân, nhất là học sinh các cấp. Đây là hoạt động an
sinh xã hội cần phải được duy trì để phục vụ người dân và cũng là giá trị riêng
của thành phố. Việc Ban Quản Lý Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉ xin nộp tiền thuê đất
dựa trên diện tích có sử dụng kinh doanh là đúng mà không phải nộp trên toàn bộ
diện tích đất sở thú này,” ông Hiến bất bình nói.
Thảo
Cầm Viên Sài Gòn còn được biết đến với tên gọi quen thuộc “Sở Thú,” là một
trong tám vườn thú có lịch sử lâu đời ở khu vực Á Châu và thế giới, đến nay đã
tròn 160 năm. Ban đầu vườn thú được thành lập để nâng cao ý thức người dân và
là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học.
Hiện
tại, Thảo Cầm Viên đang chăm sóc nuôi dưỡng 2,144 con vật của 128 loài. Các
loài động vật nhập ngoại cũng sinh trưởng phát triển tốt như hươu cao cổ, hà
mã, ngựa vằn, sư tử, hổ Belgan…
Tại
đây cũng có hơn 2,500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn. (Tr.N) [qd]
=======================
Tàu Mỹ tuần tra Biển
Đông, thách thức đòi hỏi quá đáng của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan
RFA
2024.12.10
Một
tàu khu trục của Hải quân Mỹ hôm 6/12 đi qua khu vực quần đảo ở Trường Sa trong
hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở vùng nước đang có tranh chấp trong khu vực.
Một
trực thăng HH-60H Sea Hawk đang bay lên từ tàu khu trục USS Preble ở Thái Bình
Dương hôm 13/3/2011 (minh họa)
REUTERS/US Navy/Mass Communication Specialist
3rd Class Alexander Tidd
Thông
cáo báo chí của Hạm đội 7 (Hải quân Mỹ) hôm 6/12 cho biết tàu khu trục USS
Preble (DDG 88) đã kết thúc hoạt động và đi ra khỏi vùng nước nơi có những đòi
hỏi chủ quyền quá đáng, đồng thời sẽ tiếp tục các hoạt động ở khu vực Biển
Đông.
“Hoạt
động tự do hàng hải (FONOP) duy trì quyền, sự tự do và việc sử dụng hợp pháp
vùng biển được công nhận theo luật quốc tế bằng cách thách thức những hạn chế về
quyền đi lại vô hại do các nước Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt” –
Thông cáo báo chí của Hạm đội 7 Mỹ viết.
Theo
thông cáo, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan hiện đều đòi chủ quyền toàn bộ đối
với quần đảo Trường Sa, trong khi Malaysia cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với một
số thực thể tại quần đảo này.
“Trung
Quốc, Việt Nam và Đài Loan, mỗi nước đều cố tình yêu cầu các tàu chiến phải được
phép hoặc thông báo trước, dù vi phạm luật quốc tế, khi thực hiện việc “đi qua
vô hại” ở vùng lãnh hải của họ. Những áp đặt đơn phương này hoặc những đòi hỏi
phải có thông báo trước hoặc phải xin phép từ bất cứ quốc gia đòi chủ quyền nào
là vi phạm pháp luật” – Thông cáo cho biết
Hạm
đội 7 cho biết Malaysia hiện không có những đòi hỏi quá đáng liên quan đến hoạt
động tự do hàng hải của Mỹ.
Trung
Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn ở Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn
mà nước này tự vẽ ra trên biển. Tòa Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết hồi
năm 2016 đã bác bỏ những đòi hỏi này nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết
của tòa.
Hoa
Kỳ không phải là một quốc gia tham gia tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này
nhưng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không ở
vùng biển nơi có các tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa quan trọng của thế giới.
-------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
·
Biển Đông:
Philippines tập trận với các đồng minh sau cuộc đối đầu với Trung Quốc
·
Tàu ngầm Nga nổi lên ở
Biển Đông khiến Tổng thống Philippines lo ngại
·
Chính phủ Việt Nam cần
hành động mạnh hơn để tránh tái diễn vụ Hải cảnh Trung Quốc tấn công ngư dân
·
Tô Lâm thăm đảo Bạch
Long Vĩ, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông
·
Philippines ra luật củng
cố yêu sách ở Biển Đông, Trung Quốc triệu đại sứ phản đối
==========================
Cộng Hòa bắt đầu bị
Elon Musk giở thói 'giang hồ' giống Trump
Đỗ Dzũng & Nguyễn Văn Khanh
December
10, 2024 : 4:00 PM
Cộng
Hòa bắt đầu bị Elon Musk giở thói ‘giang hồ’ giống Trump
Tỷ
phú Elon Musk vừa cảnh cáo bất cứ ai cản đường ông và Tổng Thống Đắc Cử Donald
Trump, chính hiệu kiểu giang hồ.
===============================
Tập Cận Bình cảnh cáo
Mỹ đừng khơi mào lại thương chiến
Người Việt Online
December
10, 2024 : 3:32 PM
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tap-can-binh-canh-cao-my-dung-khoi-mao-lai-thuong-chien/
BẮC
KINH, Trung Quốc (NV) – Ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, hôm Thứ Ba, 10
Tháng Mười Hai, cảnh cáo Mỹ đừng khơi mào lại thương chiến, vì theo ông, “sẽ
không có kẻ thắng,” theo CNN.
Ông
Tập đưa ra lời cảnh cáo khi họp với nhà lãnh đạo một số định chế tài chính toàn
cầu, như Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Cuộc họp diễn ra
sau một ngày chính quyền Trung Quốc công bố điều tra Nvidia, hãng sản xuất chip
điện tử của Mỹ, để chống độc quyền.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/TS-tap-can-binh-1536x974.jpg
Ông
Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. (Hình minh họa: Evaristo Sa/AFP via Getty
Images)
Nhiều
người coi cuộc điều tra này là bước leo thang nghiêm trọng trong cuộc chạy đua
giành ưu thế về trí tuệ nhân tạo (AI). Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều tin rằng ưu thế
về AI rất quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, thậm chí trước khi ông
Donald Trump, tổng thống đắc cử của Mỹ, trở lại Tòa Bạch Ốc.
“Chiến
tranh thuế quan, chiến tranh thương mại, và chiến tranh công nghệ đều đi ngược
lại xu hướng lịch sử và luật kinh tế, và sẽ không có kẻ thắng,” ông Tập phát biểu
tại cuộc họp hôm Thứ Ba, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.
“Cứ
xây ‘sân nhỏ với tường cao’ và ‘chia cắt và phá vỡ hệ thống’ chỉ làm hại người
khác mà chẳng có lợi gì cho bản thân. Từ xưa tới nay, Trung Quốc luôn tin rằng
Trung Quốc có ổn thì thế giới mới có thể ổn. Thế giới có ổn thì Trung Quốc mới
có thể tốt hơn,” ông Tập thêm.
Ông
Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, từng dùng câu “sân nhỏ và rào cao” để
mô tả chiến lược cho phép hầu hết thương mại với Trung Quốc diễn ra bình thường
và chỉ chặn một số mặt hàng có thể dùng trong quân sự, đặc biệt là sản phẩm
công nghệ cao như chip điện tử.
Tuần
trước, chính quyền Tổng Thống Joe Biden mở rộng danh sách những công ty Trung
Quốc bị Mỹ hạn chế xuất cảng thiết bị sản xuất chip cho máy điện toán, nhu liệu
và chip sản xuất bộ nhớ băng thông cao.
Tháng
trước, ông Trump đe dọa tăng thuế 10% đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc nếu
nước này không ngăn chặn ma túy lậu tràn vào Mỹ, nhất là fentanyl.
Hiện
tại, Trung Quốc coi xuất cảng, đặc biệt sang đối tác thương mại lớn như Mỹ, là
động cơ chính thúc đẩy tăng trưởng giữa lúc nhu cầu trong nước đột ngột giảm do
một loạt vấn đề kinh tế. Hôm Thứ Ba, dữ liệu chính thức cho thấy hàng xuất cảng
của Trung Quốc giảm mạnh, và hàng nhập cảng cũng bất ngờ giảm trong Tháng Mười
Một. (Th.Long) [qd]
=============================
Netanyahu ra tòa về vụ
tham nhũng giữa lúc Israel phải tả xung hữu đột khắp nơi
Người Việt Online
December
10, 2024 : 7:07 PM
TEL
AVIV, Israel (NV) –
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười
Hai, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xuất hiện trước phiên tòa xử ông về
tội tham nhũng, một vụ xử án được dự trù sẽ kéo dài nhiều tuần lễ và thu hút sự
chú ý của thế giới về những hiểm họa pháp lý dành cho vị thủ tướng Israel khi
ông đang còn phải đối phó với lệnh bắt giữ quốc tế về các tội ác chiến tranh giữa
lúc cuộc chiến tại Gaza vẫn tiếp diễn, Đài CBS News đưa tin.
Đây
là lần đầu tiên một thủ tướng Israel đương nhiệm ra tòa trong tư cách là một bị
cáo hình sự, một cột mốc đáng hổ thẹn đối với một nhà lãnh đạo luôn ra sức nuôi
dưỡng hình ảnh của một chính khách lão luyện và đáng kính.
Ông
Netanyahu bắt đầu cuộc cung khai trước tòa của mình bằng câu nói “xin chào” với
các thẩm phán. Một thẩm phán cho vị thủ tướng biết rằng ông có những đặc quyền
tương tự như các nhân chứng khác và có thể ngồi hoặc đứng tùy thích.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/GettyImages-2188584698-1536x1024.jpg
Thủ
Tướng Benjamin Netanyahu đến hầu tòa ở Tel Aviv, Israel hôm 10 Tháng Mười Hai,
2024. (Hình: MENAHEM KAHANA/POOL/AFP/Getty Images)
“Tôi
đã chờ đợi giây phút này từ tám năm nay để trình bày sự thật,” ông Netanyahu
nói khi đang đứng trên chiếc bục trong gian phòng xử án đông đúc người tại Tel
Aviv.
Ông
gọi các cáo buộc chống lại ông là “cả một trời vô lý,” và hứa rằng lời trần
tình của ông về mọi chuyện sẽ đánh sập vụ án của phía công tố.
Vị
thủ tướng tỏ ra thoải mái khi bắt đầu trình bày góc nhìn của mình về các sự kiện
và chia sẻ các chi tiết cá nhân về cuộc sống của mình, hy vọng sẽ điều chỉnh nhận
thức của các thẩm phán về cá nhân ông.
Ông
Netanyahu nói rằng mình có hút xì-gà nhưng khó có thể hút cho hết điếu vì khối
lượng công việc của mình, nhưng không thích rượu sâm banh. Bản cáo trạng có lúc
xoay quanh việc ông có được một “đường dây cung cấp” xì-gà và rượu sâm-banh từ
các cộng sự viên giàu có bạc tỷ.
Ông
cũng bị cáo buộc tội đưa ra những quy định có lợi cho các ông trùm truyền thông
để đổi lấy việc họ đưa tin thuận lợi về bản thân và gia đình ông.
Vị
thủ tướng 75 tuổi của Israel phủ nhận hành vi sai trái, nói rằng các cáo buộc
chống lại ông là một cuộc săn lùng phù thủy được dàn dựng dưới tay giới truyền
thông thù địch cùng với một hệ thống pháp luật thiên vị nhằm đạp đổ cuộc chấp
chính lâu dài của ông.
Những
lời khai của ông Netanyahu được thu xếp để trình bày sáu giờ một ngày, ba ngày
một tuần trong ba vài tuần lễ, có nghĩa là việc cung khai trước tòa sẽ chiếm một
phần đáng kể thời gian làm việc của vị thủ tướng. Tình cảnh này đã khiến các
nhà phê bình phải đặt câu hỏi liệu ông Netanyahu có còn đủ sức để điều khiển một
quốc gia bị lôi kéo vào một cuộc chiến trên một mặt trận, ngăn chặn hậu quả của
chiến cuộc từ mặt trận thứ nhì, rồi còn phải canh chừng trước các mối đe dọa tiềm
tàng khác trong khu vực nữa hay không đây. (TTHN)
=====================================
Chế độ của bạo chúa
Assad sụp đổ, Moscow ê mặt
Trúc Phương/Người Việt
December
9, 2024 : 5:11 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/che-do-cua-bao-chua-assad-sup-do-moscow-e-mat/
Cuối
cùng, chế độ độc tài khét tiếng Syria, Bashar Al-Assad, cũng sụp đổ. Tổng Thống
Assad phải trốn sang Moscow. Bashar Al-Assad và cha ông, Hafez Al-Assad, đã cai
trị Syria trong hơn nửa thế kỷ, luôn dùng nắm đấm sắt để đè bẹp người
dân…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/Assad-Binh-Luan-scaled.jpg
Quân
nổi dậy phá bỏ hình ảnh nhà độc tài Bashar al-Assad ở Aleppo sau khi chiếm được
thành phố này hôm 30 Tháng Mười Một, 2024. (Hình: Mohammed Al-Rifai/AFP via
Getty Images)
Một
di sản đầy máu
Robert
Ford, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Syria, nhận xét: “Ông ấy sẽ đi vào lịch sử với hình
ảnh là một nhà độc tài tàn bạo đẩy đất nước vào cuộc nội chiến đẫm máu và với mức
độ tàn phá khủng khiếp. Đây mãi là di sản của ông ấy.”
Nắm
quyền từ năm 2000, di sản Bashar Al-Assad là một nền chính trị độc tài luôn trấn
áp tất cả đối thủ chính trị lẫn người dân và biến toàn bộ Syria thành địa ngục.
Sau gần 14 năm nội chiến, hàng trăm ngàn người Syria đã thiệt mạng, đa số là
thường dân, chủ yếu do quân đội Syria gây ra. Mỹ và Liên Hiệp Quốc từng cáo buộc
Bashar Al-Assad sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng trăm người, thậm chí có thể
hơn 1,000 nạn nhân, bị thiệt mạng vào năm 2013. Hàng triệu người Syria phải chạy
trốn ra nước ngoài; và gần một nửa trong 23 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa…
Bashar
Al-Assad là con (cố) Tổng Thống Hafez Al-Assad. Trong nhiều thập niên, gia tộc
Assad duy trì sự cân bằng chính trị lẫn ngoại giao tại một quốc gia bị chia cắt
bởi nhiều nhóm phiến quân và còn đối đầu và chịu áp lực từ các thế lực bên
ngoài trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.
Là
một quốc gia nhỏ, nghèo nhưng đóng vai trò trung tâm trong các cuộc xung đột
liên kết của khu vực, Syria trở thành nơi cung cấp vũ khí cho Hezbollah và đưa ảnh
hưởng của Iran lên đến biên giới Israel. Syria cũng là kho tích trữ vũ khí hóa
học.
Sinh
ngày 11 Tháng Chín, 1965, Bashar Al-Assad được ăn học tại một những trường
trung học nổi tiếng nhất Syria (Al Hurriyeh) nơi vừa dạy bằng tiếng Arab vừa bằng
tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1982, Bashar Al-Assad học y khoa tại
Ðại Học Damascus và sau đó đến Anh tiếp tục nghiên cứu.
Bashar
Al-Assad “lên ngôi” cai trị Syria trong tình huống khá bất đắc dĩ. Trước khi chết
(năm 2000), Tổng Thống Hafez Al-Assad – mệnh danh “Sư Tử Trung Đông” – dự tính
trao quyền cho Bassel al-Assad (anh của Bashar Al-Assad) nhưng việc này bất
thành vì Bassel al-Assad tử nạn trong một tai nạn xe hơi (năm 1994).
Chỉ
mới năm tuổi khi người cha (Hafez Al-Assad) lên nắm quyền từ một cuộc đảo
chính, Bashar Al-Assad hoàn toàn không có kinh nghiệm chính trường. Để chuẩn bị
nắm quyền, Bashar Al-Assad được bố đưa vào quân đội. Sau cái chết của “Sư Tử
Trung Đông” Hafez Al-Assad năm 2000, Quốc Hội Syria sửa Hiến Pháp để cho phép một
người dưới 40 tuổi trở thành tổng thống. Assad lúc đó mới 34 tuổi. Bashar
Al-Assad nhậm chức tổng thống thông qua cuộc “bầu cử” mà trên lá phiếu chỉ có mỗi
tên ông, với 99.74% phiếu bầu.
Thoạt
đầu Bashar Al-Assad xây dựng hình ảnh cá nhân như một nguyên thủ dốc sức cho việc
hiện đại hóa quốc gia. Ông là nhà lãnh đạo trẻ nhất khu vực thời điểm đó. Thông
thạo máy tính và nói tiếng Anh lưu loát, Bashar Al-Assad hứa thay đổi thể chế,
điều chỉnh lại nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và cho phép tự do hóa chính trị.
Năm
đầu tiên Bashar Al-Assad nhậm chức được gọi là “Mùa Xuân Damascus,” khi chính
phủ mở cửa cho hoạt động chính trị tự do và khuấy động sự hình thành xã hội dân
sự. Damascus mở sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên. Năm 2011, tạp chí Vogue mô
tả vợ ông là một phụ nữ quyến rũ và sành điệu, “một bông hồng giữa sa mạc.”
Cùng
năm đó, một cuộc nổi loạn lan rộng khắp thế giới Ả Rập. Nhà lãnh đạo Tunisia chạy
trốn ra nước ngoài. Ai Cập bị cuốn vào cuộc cách mạng lật đổ Tổng Thống Hosni
Mubarak. Tại Damascus, khi tân Đại Sứ Mỹ Robert Ford đến trình quốc thư và hỏi:
“Một luồng gió nóng đang thổi từ Bắc Phi. Ông có lo lắng về việc nó sẽ tràn đến
đây?” Bashar Al-Assad trả lời: “Người dân yêu tôi. Chúng tôi đang lãnh đạo cuộc
chiến chống lại Israel.”
Tuy
nhiên, Tháng Ba, 2011, hàng loạt cuộc biểu tình bắt đầu tràn ngập đường phố
Damascus, Aleppo cũng như các thành phố khác khắp Syria. Lực lượng an ninh của
Bashar Al-Assad không ngần ngại xả súng vào đám đông. Khi các cuộc biểu tình
bùng lên thành cuộc nổi loạn có vũ trang và cuối cùng trở thành cuộc nội chiến,
Bashar Al-Assad thẳng tay sử dụng khí chlorine và sarin, bắt cóc hàng ngàn nhà
hoạt động đối lập và sử dụng “bom thùng” (barrel bomb – thùng thuốc nổ thả từ
máy bay và trực thăng xuống các khu vực do phiến quân kiểm soát). Lực lượng của
Assad vây hãm các thị trấn nổi loạn chặt chẽ đến mức người dân phải ăn cỏ để sống,
theo World Food Program.
Sau
hai năm, Bashar Al-Assad giành lại được khoảng hai phần ba Syria, sau những chiến
dịch quân sự đẫm máu được hỗ trợ bởi sức mạnh Không Quân của Nga và các lực lượng
chiến binh từ Iran và những tay súng Hezbollah từ Lebanon.
Khi
cuộc nội chiến ở giai đoạn tạm lắng, một số nhà lãnh đạo khu vực bắt đầu gặp
Assad, chấm dứt nhiều năm Syria bị cô lập khi nhiều cường quốc Trung Đông xa
lánh Bashar Al-Assad. Sheikh Mohamed bin Zayed, nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất bay đến Damascus năm 2021, mở ra kỷ nguyên mới
trong quan hệ đối ngoại với Syria. Saudi Arabia cũng nối lại quan hệ. Jordan
tái mở cửa biên giới và nối lại các chuyến bay đến Damascus.
Bashar
Al-Assad dường như chiến thắng, với hậu quả toàn bộ đất nước Syria bị tan vỡ.
Kinh tế nát bét như đống gạch vụn. Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy chưa bao giờ
buông súng hẳn. Cuối cùng, cái chết của chế độ Bashar Al-Assad chỉ diễn ra
trong vòng chưa đầy hai tuần.
Ngày
27 Tháng Mười Một, quân nổi dậy thực hiện cuộc tấn công dữ dội ở Tây Bắc Syria;
rồi chiếm Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, vào ngày 29 Tháng Mười Một, và
sau đó là Hama ở phía Nam vào ngày 5 Tháng Mười Hai. Hai ngày sau, họ đến Homs,
thành phố lớn thứ ba Syria. Đến tối ngày 7 Tháng Mười Hai, các lực lượng nổi dậy
đã đến vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Damascus…
Moscow
“ê ẩm mặt mày”
Sự
sụp đổ của Bashar Al-Assad làm suy yếu đáng kể vị thế của Nga ở Trung Đông cũng
như của Iran. Moscow và Tehran đã cùng cứu chế độ Syria khỏi sự sụp đổ vào năm
2015, khi Bashar Al-Assad gần như bị tiêu diệt. Các lực lượng dân quân Shiite
do Iran chỉ huy, được hỗ trợ bởi chiến dịch ném bom của Nga, đã giúp Bashar
Al-Assad giành lại được Aleppo. Tuy nhiên, bị sa lầy trong cuộc chiến Ukraine,
Moscow thời gian gần đây gần như buông tay khỏi Syria. Trong khi đó, Hezbollah
cũng bị tàn phá bởi cuộc chiến với Israel. Iran, vốn đang khốn khổ với cuộc
xung đột Trung Đông, cũng bắt đầu ngó lơ Bashar Al-Assad.
Với
Nga, cuộc can thiệp năm 2015 để giải cứu chế độ Assad từng được tuyên truyền là
một chiến thắng địa chính trị lớn nhằm thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc thống
trị duy nhất ở Trung Đông. Năm 2017, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã đến căn cứ
Không Quân Hmeimim của Nga ở Syria và tuyên bố rằng “sứ mạng hoàn thành.”
Để
đổi lấy sự hỗ trợ quân sự, chính quyền Syria trao cho Nga hợp đồng thuê 49 năm
căn cứ Không Quân ở Hmeimim và căn cứ Hải Quân ở Tartous. Nga bắt đầu củng cố
được chỗ đứng quan trọng ở phía Đông Địa Trung Hải. Các căn cứ này trở thành
trung tâm quan trọng để chuyển các nhà thầu quân sự vào và ra khỏi Châu Phi. Một
câu hỏi quan trọng đối với Moscow bây giờ: Điều gì sẽ xảy ra với các căn cứ của
Nga hiện nay?
Blogger
người Nga, “Rybar” (chuyên viết về chiến tranh, vốn rất gần gũi với Bộ Quốc
Phòng Nga và có hơn 1.3 triệu người theo dõi trên kênh Telegram của mình) nói rằng
tình hình quanh các căn cứ Nga trên đất Syria đang gây lo ngại, bất kể đường lối
của Moscow là gì. “Sự hiện diện của quân đội Nga tại khu vực Trung Đông đang bị
đe dọa,” “Rybar” nhận định (dẫn lại từ Reuters).
Bất
luận thế nào, ảnh hưởng địa chính trị của Nga trong khu vực đang bị đe dọa.
Putin đang trả giá cho sự chống lưng Bashar Al-Assad. Trong cuộc xung đột ngày
càng mở rộng với phương Tây nói chung, Putin đã cố gắng định vị ông là một nhà
lãnh đạo quyết đoán, đáng tin cậy của một liên minh toàn cầu chống lại cái mà
ông gọi là chính sách bá quyền của Mỹ.
Chỉ
vài năm trước, Syria đã nổi lên như biểu tượng lớn nhất cho sự trỗi dậy của Nga
trên trường thế giới. Các cuộc không kích đẫm máu của Nga tiêu diệt các nhóm đối
lập ở Syria đã gửi đi thông điệp rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ lực áp đảo để bảo
vệ đồng minh và khẳng định lợi ích của mình. Ngược lại, Mỹ ngày càng bị coi là
thế lực không đáng tin cậy trong khu vực và lui dần khỏi sân khấu chính trị
Trung Đông.
Giờ
đây, sự sụp đổ của Bashar Al-Assad đang giáng một đòn nghiêm trọng vào tham vọng
trở thành cường quốc của Nga. Sự kiện Assad bị lật đổ không chỉ là một đòn đánh
vào uy tín của Nga mà còn là một thất bại chiến lược của Moscow.
Phillip
Smyth, chuyên gia về Trung Đông, nhận định (dẫn lại từ Wall Street Journal):
“Cuộc phiêu lưu quân sự của Putin ở Syria được thiết kế để chứng minh rằng Nga
là một cường quốc và thể hiện ảnh hưởng của mình ra thế giới bên ngoài. Mất
Syria là một cú tát rất mạnh vào mặt Putin.”
Có
thể những ngày sắp tới, Moscow sẽ tìm cách “nói chuyện” với lực lượng phiến
quân nhưng chắc chắn việc Bashar Al-Assad bị lật đổ là thất bại ê chề nhất đối
với cá nhân Putin.
============================
Cảnh sát đột kích văn
phòng tổng thống Hàn Quốc
============================
'Bông hồng sa mạc'
Asma al-Assad là ai?
10
tháng 12 năm 2024
============================
Sự sụp đổ chấn động của
Assad: Syria đối mặt với bước ngoặt trời long đất lở
10
tháng 12 năm 2024
============================
Nhà tù Saydnaya: Soi
'lò sát nhân' của chính quyền Assad
10
tháng 12 năm 2024
=========================
Nga trả giá đắt với
chiến thuật 'cối xay thịt' ở Ukraine
Paul Adams
Phóng
viên Ngoại giao
Kyiv
10
tháng 12 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c7088zk0n59o
Khi
năm 2024 sắp kết thúc và mùa đông đến, quân đội Nga vẫn tiếp tục đẩy lùi quân
Ukraine.
Tổng
cộng, Nga đã chiếm và chiếm lại khoảng 2.350 km2 lãnh thổ ở miền đông Ukraine
và khu vực Kursk ở miền tây của Nga.
Nhưng
cái giá khủng khiếp phải trả là sinh mạng.
Bộ Quốc
phòng Anh nói rằng số thương vong trong tháng 11 của Nga đã lên đến 45.680, con
số lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2/2022.
Theo
ước tính mới nhất của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Anh, lính Nga bị loại khỏi
vòng chiến đấu trung bình 1.523 người mỗi ngày, cả chết lẫn bị thương.
Chỉ
riêng ngày 28/11, Nga đã mất hơn 2.000 người, đây là lần đầu tiên điều này xảy
ra.
"Chúng
tôi đang chứng kiến Nga ngày một giành được lợi thế," một quan chức giấu
tên nói. "Nhưng phải trả giá rất đắt".
Các
quan chức cho biết số liệu thương vong dựa trên các nguồn tài liệu mở, đôi khi
được tham chiếu chéo với dữ liệu mật.
Nhìn
chung, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, ước
tính Nga đã thiệt hại khoảng 125.800 binh lính trong suốt các cuộc tấn công vào
mùa thu.
ISW cho biết
chiến thuật "cối xay thịt" của Nga đồng nghĩa với việc Moscow cứ mỗi
km vuông lãnh thổ chiếm được họ phải trả giá hơn 50 binh lính.
Về
hỏa lực, các binh sĩ Ukraine vẫn đang bị lép vế trên chiến trường mặc dù Kyiv
nhiều lần kêu gọi các đồng minh phương Tây khẩn trương tăng cường viện trợ quân
sự
CÁC
VÙNG DO QUÂN ĐỘI NGA KIỂM SOÁT Ở UKRAINE
Ukraine
không cho phép công bố số liệu thương vong của quân đội nước này, vì vậy không
có ước tính chính thức nào vài tháng qua.
Bộ
Quốc phòng Nga nói rằng hơn 38.000 binh lính Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến
đấu (tử trận và bị thương) chỉ riêng ở Kursk - một con số không thể xác minh được.
Yuriy
Butusov, một phóng viên chiến tranh Ukraine có nhiều mối quan hệ nhưng gây nhiều
tranh cãi, cho biết 70.000 binh lính Ukraine đã bị thiệt mạng kể từ tháng
2/2022, và 35.000 người khác mất tích.
Đầu
tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phủ nhận tin tức từ truyền
thông Hoa Kỳ đưa tin có tới 80.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng, nói rằng
"ít hơn nhiều".
Dù
vậy, ông không đưa ra con số của riêng mình.
Nhưng
xét về tổng thể, số liệu thương vong của Nga và Ukraine cho thấy cường độ giao
tranh khủng khiếp đang diễn ra ở Kursk và các khu vực phía đông của Ukraine.
Các
quan chức phương Tây nhận định không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ thay
đổi.
Một
quan chức cho biết quân Nga rất có khả năng sẽ tiếp tục cố gắng phân tán lực lượng
Ukraine bằng cách sử dụng quân số áp đảo tại các vị trí phòng thủ để đạt được
các lợi thế chiến thuật.
Tốc
độ tiến quân của Nga đã gia tăng trong những tuần gần đây (dù vẫn không thể so
sánh với tốc độ nhanh chóng trong những tháng đầu của cuộc chiến), chỉ bị kìm
hãm bởi sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ hỏa lực pháo binh giữa hai bên.
Trước
đây, Nga có thể bắn tới 13 quả đạn pháo trong khi Ukraine chỉ có thể bắn trả 1
quả, nhưng hiện tại tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 1,5:1.
Sự
thay đổi đáng kể này một phần được giải thích là do việc sản xuất trong nước
tăng lên, cũng như Ukraine tổ chức tấn công vào các kho chứa đạn dược của Nga
và Triều Tiên.
Nhưng
pháo binh, dù quan trọng, không còn đóng vai trò quyết định như vậy nữa.
"Tin
xấu là việc sử dụng bom lượn của Nga đã tăng mạnh," một quan chức phương
Tây cho biết, "gây ra những tác động tàn khốc ở tiền tuyến".
Việc
Nga sử dụng bom lượn – loại bom được thả từ các chiến đấu cơ bay sâu vào không
phận do Nga kiểm soát – đã tăng gấp 10 lần trong năm qua, quan chức này cho biết.
Bom
lượn và máy bay không người lái (drone) đã thay đổi cuộc chiến khi mỗi bên đua
nhau đổi mới sáng tạo.
"Chúng
ta đang ở điểm mà chiến tranh drone đã làm cho bộ binh trở nên vô dụng, nếu
không muốn nói là lỗi thời," Serhiy, một chiến binh tiền tuyến, chia sẻ với
tôi qua WhatsApp.
Về
mặt nhân lực, cả Ukraine và Nga đều tiếp tục gặp khó khăn, nhưng lý do khác thì
nhau.
Ukraine
không muốn giảm độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống dưới 25, còn Nga vẫn có thể thay
thế những tổn thất của mình, dù Tổng thống Vladimir Putin khá miễn cưỡng và cần
cân nhắc khi tiến hành một đợt động viên mới.
Lạm
phát tăng cao, bệnh viện quá tải và các vấn đề về chi trả bồi thường cho các
gia đình có người thân qua đời đều là những yếu tố đóng góp vào khó khăn về
nhân lực.
Ở
một số vùng của Nga, tiền thưởng dành cho những người tình nguyện sẵn sàng tham
gia chiến tranh ở Ukraine đã tăng lên tới ba triệu rúp (khoảng 30.000 USD).
"Tôi
không nói rằng nền kinh tế Nga đang bên bờ vực sụp đổ," vị quan chức này
cho biết. "Tôi chỉ muốn nói rằng áp lực vẫn tiếp tục gia tăng ở đó."
Với
cơn địa chấn ở Syria, các quan chức cho biết vẫn còn quá sớm để biết những sự
kiện ở đó sẽ có tác động như thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine.
No comments:
Post a Comment