BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 11/12/2024
Quan chức chính phủ CSVN ‘tấn công tình dục’ nữ sinh ở New Zealand
2 quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục 2 nữ bồi
bàn ở New Zealand
Bạn thân tiết lộ: ‘Đàm Vĩnh Hưng bây giờ gắn 3 ngón chân
giả bằng silicon’
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế gửi ‘Qùa tặng Yêu thương’ cho
thương phế binh VNCH
Tân Nghị Viên James Mai, dân cử gốc Việt đầu tiên ở
Irvine, tuyên thệ nhậm chức
3 người Việt thiệt mạng, 4 trẻ em bị thương trong tai nạn
giao thông ở Arizona
Elon Musk là người đầu tiên có tài sản trên $400 tỷ
Sự ‘đổ đốn’ của Hành Pháp và Lập Pháp Mỹ bắt đầu lây sang
Tư Pháp
Giá cà phê vọt lên mức cao nhất trong lịch sử, Việt Nam sợ
không đủ Robusta
Israel tấn công Syria 480 lần và chiếm đất, Netanyahu quyết
thay đổi bộ mặt Trung Đông
Facebook, Instagram bị tê liệt do ‘trục trặc kỹ thuật’
Ngoại giao Cambodia: Một biến thái của ‘Ngoại giao tre
pheo’
Trung
Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự quanh Đài Loan
Hàn
Quốc: Văn phòng tổng thống Yoon Suk Yeol bị khám xét
Cảnh sát đột kích văn
phòng tổng thống Hàn Quốc
11
tháng 12 năm 2024
Dân
Syria thắng, Nga và Iran thua
Syria:
Thủ tướng lâm thời cam kết bảo đảm ổn định và yên bình cho đất nước
Tổng
thống Thổ Nhĩ Kỳ “không cho phép” Syria lại bị chia rẽ
Chiến
thắng của phe nổi dậy Syria làm gia tăng mối đe dọa khủng bố Hồi Giáo tại Pháp
Chế
độ độc tài Syria sụp đổ : Cơ hội thay đổi lớn tại Trung Đông
Chính biến chấn động
Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?
11
tháng 12 năm 2024
Báo
cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện
Tổng
thống Pháp Macron hứa bổ nhiệm tân thủ tướng trước ngày 12/12/2024
Quan
chức Mỹ: Nga có thể sắp phóng một tên lửa siêu thanh nữa vào Ukraine
Bộ
Ngoại giao Nga nói Moscow không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề Ukraine
Ukraine
mất đất gần trung tâm chiến lược Pokrovsk
HRW
kêu gọi Việt Nam hủy bỏ điều luật có hại cho Internet
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 11/12/2024 - 13:03 - Sửa đổi ngày: 11/12/2024 - 13:44
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) hôm qua, 10/12/2024, đã ra
thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ một nghị định mới siết chặt việc
quản lý sử dụng mạng Internet và luật An ninh mạng 2018. Văn bản này, mà theo
HRW có thể gây tác động tiêu cực đến quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do
ngôn luận ở Việt Nam, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa ứng dụng Zalo được sử dụng ở Việt Nam. AFP - NHAC NGUYEN
Thông
cáo của HRW nhắc lại, vào tháng 11 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị
định 147, với mục đích kiểm soát việc cung cấp các dịch vụ và thông tin trực
tuyến. Nghị định này mở rộng quyền kiểm soát của chính quyền đối với việc tiếp
cận thông tin trên Internet, viện dẫn các lý do “mơ hồ” như “an ninh quốc gia”,
“trật tự xã hội” và ngăn ngừa những vi phạm về “đạo đức”, “thuần phong mỹ tục”
của Việt Nam. Theo HRW, chính quyền Việt Nam thường xuyên lợi dụng các lý do
này để đàn áp những tiếng nói bất đồng.
Nghị
định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu
của người dùng và cung cấp các thông tin đó khi có yêu cầu từ chính quyền. Đồng
thời, các nền tảng này cũng phải gỡ bỏ mọi nội dung mà chính quyền cho là “vi
phạm pháp luật” trong vòng 24 giờ.
Bà Patricia Gossman, phó giám đốc ban châu Á của
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết : “Nghị định 147 mới ban hành và các
điều luật an ninh mạng khác của Việt Nam không bảo vệ người dân trước những mối
lo về an ninh mạng, mà còn không tôn trọng các quyền cơ bản của con người.”
Nghị
định 147 còn yêu cầu “các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài” phải
xác thực tài khoản của người dùng bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân,
điều này có thể khiến những người bất đồng chính kiến, vốn thường xuyên đăng tải
những bài viết ẩn danh để tránh bị bắt giữ, dễ dàng bị lộ diện.
Bùi
Thanh Sơn - Vương Nghị thúc đẩy kết nối Việt-Trung
11/12/2024
https://www.voatiengviet.com/a/bui-thanh-son-vuong-nghi-thuc-day-ket-noi-viet-trung/7897500.html
Ngoại
trưởng Việt Nam và Trung Quốc đã trao thỏa thuận giữa hai chính phủ về hợp tác
xây dựng ba tuyến đường sắt kết nối hai nước và bày tỏ mong muốn biên giới giữa
hai bên sẽ ổn định, phát triển, truyền thông hai nước đưa tin.
https://gdb.voanews.com/0a6f171f-401b-4b6c-9f1c-40aa33900f0c_w1023_r1_s.png
Hai
vị ngoại trưởng Việt Nam-Trung Quốc gặp gỡ nhau tại Bắc Kinh hôm 10/12
Phó
Thủ tướng, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đang có chuyến công du Bắc Kinh kéo dài bốn
ngày để đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam-Trung Quốc cùng với người đồng cấp Vương Nghị hôm 10/12 tại Nhà
khách Điếu Ngư Đài, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.
Ba
tuyến đường sắt theo khổ tiêu chuẩn mà hai bên trao đổi thỏa thuận xây dựng bao
gồm Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.
Chủ
trương xây dựng các tuyến đường sắt này nằm trong khuôn khổ Ý tưởng Vành
đai-Con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh và đã được nhất trí trong các cuộc gặp
Tô Lâm-Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 8 và Phạm Minh Chính-Lý Cường ở
Hà Nội hồi giữa tháng 10. Khi gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề hội
nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng trước ở Brazil, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
đã kêu gọi nhanh chóng xây dựng ba tuyến đường sắt này.
Cũng
tại phiên họp hôm 10/12, ông Sơn được cho là đã đề nghị với ông Vương về việc
khôi phục tuyến vận tải liên vận đường sắt quốc tế giữa hai nước, vận hành an
toàn Khu cảnh quan Bản Giốc-Đức Thiên, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản
Việt Nam và giúp Việt Nam mở thêm Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Trung Quốc,
theo tường thuật của báo Lao Động.
Về
phần mình, ông Vương nói Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng
cao của Việt Nam, tăng cường hợp tác mua bán điện, khuyến khích doanh nghiệp
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng…, bản tin của
hãng tin Nhà nước ghi.
“Chúng
ta nên thúc đẩy làm sao để đôi bên cùng có lợi và hai bên cùng thắng, xây dựng
chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng xuyên biên giới ổn định và suôn sẻ, đồng thời
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi,” ông Vương Nghị được Nhân dân nhật
báo dẫn lời nói với ông Bùi Thanh Sơn.
Cũng
trong cuộc gặp này, hai bên đã chứng kiến việc thiết lập cơ chế đối thoại chiến
lược ‘3+3’ về ngoại giao, quốc phòng và công an, cũng theo Nhân dân nhật báo.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết phiên họp lần thứ nhất cấp thứ trưởng các bộ này
giữa hai nước đã diễn ra hôm 9/12 để thúc đẩy hợp tác an ninh-quốc phòng chặt
chẽ hơn.
Hai
ngoại trưởng cũng thảo luận về những vấn đề gai góc trong quan hệ hai nước,
trong đó có tranh chấp trên Biển Đông và vấn đề tàu cá, ngư dân, theo Thông tấn
xã Việt Nam.
Hồi
đầu tháng 10, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ bất bình và nói
‘kiên quyết phản đối’ cách hành xử mà họ gọi là ‘thô bạo’ của lực lượng chấp
pháp Trung Quốc trong vụ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân
Quảng Ngãi đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.
Hai
vị ngoại trưởng được cho là đã ‘trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển’ và ‘nhất
trí tiếp tục kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định
ở Biển Đông’. Ông Sơn đề nghị với ông Vương là xử lý các vấn đề tranh chấp trên
biển, trong đó có tàu cá, ngư dân, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ông
Sơn cũng được dẫn lời nói với người đồng cấp Trung Quốc là hai nước cần tôn trọng
chủ quyền, lợi ích hợp pháp của nhau và đặt mình vào vị trí của nhau, theo báo
Lao Động.
Cũng trong ngày 10/12, hai ông Bùi Thanh Sơn và Vương Nghị đã tham dự Lễ kỷ niệm
25 năm ký Hiệp ước Biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên
đất liền Việt Nam-Trung Quốc, hãng tin Nhà nước Việt Nam cho biết.
Ông Sơn đã ca ngợi các sự kiện này là đã giúp ổn định tình hình biên giới trên
bộ giữa hai nước, theo Thông tấn xã Việt Nam, trong khi ông Vương bày tỏ mong
muốn tìm kiếm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được cho tranh chấp ở Biển
Đông, kênh truyền hình CGTN của Trung Quốc đưa tin.
VIDEO
:
Bùi Thanh Sơn-Vương
Nghị thúc đẩy kết nối Việt-Trung
Nhiều người hoài nghi việc Hà Nội kiểm tra nội
bộ, không phát hiện tham nhũng
11/12/2024
Ủy ban Nhân dân Hà Nội mới đây báo cáo với Hội
đồng Nhân dân của thành phố rằng họ tiến hành công tác kiểm tra nội bộ và chưa
phát hiện sai phạm về tham nhũng. Nhiều người dân tỏ ý hoài nghi về kết quả đó.
Tin
tức trên các trang web của đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Giao
Thông, Tài Nguyên và Môi Trường… từ 9-10/12 cho biết ủy ban nhân dân (UBND) của
thủ đô Việt Nam gửi báo cáo hôm 2/12 tới hội đồng nhân dân (HĐND).
Một
phần báo cáo cho thấy trong năm 2024, UBND đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện,
thị xã tăng cường kiểm tra nội bộ, phát huy quy chế dân chủ và công khai các hoạt
động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để phòng ngừa tham nhũng.
“Qua
công tác tự kiểm tra nội bộ của các đơn vị, chưa phát hiện và xử lý vụ việc nào
tại đơn vị có liên quan đến tham nhũng”, báo cáo cho biết, được đài Phát thanh
và Truyền hình Hà Nội, báo Giao Thông, Tài Nguyên và Môi Trường… dẫn lại.
“Tin
này về lý thuyết thì rất là mừng. Nhưng mà thực sự nó có tin đáng tin cậy hay
không thì chuyện này rất khó nói. Tôi tin rằng rất nhiều người không tin cái
tin này”, một người dân Hà Nội nói với VOA và đề nghị không nêu danh tính do
tính nhạy cảm của vấn đề.
Giống
như nhận định của người dân này, trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA, nhiều
người khác tỏ ý không tin tưởng vào bản báo cáo nói trên, bao gồm các ý kiến của
những Facebooker đông người theo dõi như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thùy Dương…
hay qua các cuộc thảo luận trong trang Chân Trời Mới Media.
Họ
viết rằng đó là kết quả của việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay các cán bộ “bảo
vệ lẫn nhau” và “có ai lại đi vạch áo cho người xem lưng”…
Một
số người đặt câu hỏi rằng cán bộ, viên chức làm thế nào lại có nhiều nhà lầu,
xe hơi khi mà các bậc lương cao nhất bao gồm cả trợ cấp của họ chỉ trong khoảng
từ trên 20 triệu đồng đến khoảng 40 triệu đồng/tháng, theo các thông tin được
chính nhà nước công bố.
“Ví
dụ, những người lãnh đạo cao nhất lương cũng không quá 40 triệu đồng/tháng được,
một năm chỉ rơi vào 500 triệu, đấy là rất đàng hoàng. Thế thì làm sao mua được
biệt thự này, biệt thự nọ mà bây giờ người ta đang ở. Đấy là cái thực tế không
thể phủ nhận được. Nhưng mà bây giờ những cái việc bất thường nó thành quá bình
thường rồi”, vẫn người dân muốn ẩn danh nói với VOA.
“Mức
lương của quan chức cao nhất của Hà Nội đi chăng nữa cũng không thể đủ với mức
chi phí và tài sản của các vị, con cái du học nước ngoài, nhà cửa xe cộ như thế,
đấy là bài toán vô lý”, luật sư Hà Huy Sơn đưa ra quan sát với VOA.
Không
có tham nhũng trong bộ máy chính quyền thủ đô “là chuyện lạ”, vẫn lời ông Sơn
và việc thành phố tự đánh giá bị luật sư này xem là “chẳng có căn cứ khách quan
nào”.
Nhiều
người bình luận trên mạng xã hội rằng việc Hà Nội báo cáo không phát hiện tham
nhũng bị xem là “nói dối không ngượng mồm” và điều này có nguyên nhân từ thể chế.
Luật
sư Sơn chia sẻ góc nhìn của ông: “Vì Việt Nam không có đối lập, mức độ phản biện
thấp nên để mà đánh giá các kết luận của chính quyền thì chẳng có cơ quan nào để
đánh giá. Người dân nghe nói cũng đành phải chấp nhận, đành phải chịu thôi”.
Người
dân Hà Nội giấu tên nói về vấn đề này: “Người dân hầu như là không thể phản biện
được. Mọi người mất niềm tin. Đấy là một sự thật”.
Trả
lời câu hỏi liệu công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói
riêng có mang lại kết quả tích cực không, tham nhũng có giảm không, người dân
nêu trên nhận xét: “Nó không giảm đi, không tăng lên nhưng tinh vi hơn”, và sử
dụng lối nói ẩn dụ để chỉ ra mối liên hệ giữa thể chế và tham nhũng: “ Với cái
nền móng như thế này, anh có thay đổi nội thất hay ngoại thất thế nào, căn nhà
vẫn thế thôi vì cái móng có vấn đề”.
Về
phần mình, luật sư Sơn có cảm nhận “tham nhũng vẫn khá phổ biến” và nói thêm:
“Có những vị quan chức nói đại ý những tham nhũng phố biến là tham nhũng vặt.
Người ta thừa nhận một cách gián tiếp rằng tệ nạn tham nhũng tồn tại một cách
hiển nhiên”.
VOA
liên lạc với UBND Hà Nội để tìm hiểu quan điểm của họ về những phản ứng từ công
chúng, nhưng không kết nối được.
Trong
khi chính quyền thành phố không phát hiện tham nhũng qua việc kiểm tra nội bộ,
các báo đài trích dẫn báo cáo cho hay công an Hà Nội trong năm nay đã thụ lý
hơn 170 vụ án và gần 500 bị can là những người bị phát hiện, xử lý vì có liên
quan đến tham nhũng.
Hoạt
động điều tra xác định được rằng số tài sản thiệt hại hoặc bị chiếm đoạt là hơn
95 tỷ đồng và hơn 2.300m2 đất, nhưng mặt khác, tài sản đã được thu hồi, bồi thường
là hơn 70 tỷ đồng, theo báo Giao Thông, Tài Nguyên và Môi Trường.
Hồi
đầu năm nay, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI)
về năm 2023 trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đạt 41/100 điểm và xếp hạng
83/180 toàn cầu, đồng nghĩa bị giảm điểm, tụt hạng so với một năm trước.
Chỉ
số CPI của Việt Nam năm 2022 là 42/100 điểm và đứng thứ 77/180 nước được xếp hạng,
nằm trong số các nước vẫn có nhiều tham nhũng.
Từ nam sinh ưu tú đến
nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare
Madeline Halpert & Mike Wendling
BBC
News
11
tháng 12 2024, 17:58 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yw45nxg40o
Một
thanh niên xuất thân từ gia đình danh giá ở Maryland, từng đứng đầu lớp tại một
trường tư thục danh tiếng và tốt nghiệp từ một trường Ivy League, Luigi
Mangione dường như có mọi thứ.
Đó
là những gì bạn bè anh ta nói.
Họ
đã sốc khi thanh niên 26 tuổi này bị bắt vì nghi giết Giám đốc điều hành
UnitedHealthcare Brian Thompson - người bị bắn chết vào tuần trước tại thành phố
New York. Luật sư của Mangione cho biết anh ta sẽ không nhận tội.
Theo
một thông báo của cơ quan thực thi pháp luật được truyền thông Mỹ dẫn lại,
Mangione được cho là hành động vì sự oán giận đối với những gì mà anh ta gọi là
các công ty bảo hiểm y tế "ký sinh".
Anh
ta từng thuộc một cộng đồng lướt sóng ở bang Hawaii, nhưng phải rời đi do đau
lưng nghiêm trọng, theo lời những người còn nhớ tới anh ta.
Tuy
nhiên, không rõ sức khỏe của Mangione bị ảnh hưởng tới mức nào mà khiến anh ta
có cái nhìn về ngành y tế như vậy.
Anh
ta bị bắt vào thứ Hai 9/12 tại một nhà hàng McDonald's ở thành phố Altoona,
bang Pennsylvania, và bị cho là sở hữu một khẩu súng, đạn, nhiều giấy tờ giả mạo
và tiền mặt.
Cảnh
sát cho hay Mangione cũng có một tài liệu viết tay thể hiện "ác ý" đối
với các công ty Mỹ, trong đó có những đoạn như "thật lòng mà nói, những kẻ
ký sinh trùng này đáng bị trừng phạt".
Các
nhà điều tra cho biết các từ "từ chối", "bảo vệ" và
"làm chứng" được viết trên vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường vụ ám
sát ông Thompson.
Các
nguồn tin thực thi pháp luật cho rằng đây có thể là một ám chỉ đến những chiến
thuật mà các công ty sử dụng để từ chối các yêu cầu thanh toán của bệnh nhân.
Mangione
xuất thân trong một gia đình danh giá ở Baltimore, nổi tiếng với các doanh nghiệp
gồm câu lạc bộ đồng quê, nhà dưỡng lão và một đài phát thanh, theo thông tin từ
báo đài địa phương.
Ông
bà của nghi phạm, Nicholas và Mary Mangione, là những nhà phát triển bất động sản
đã mua Câu lạc bộ đồng quê Turf Valley vào năm 1978 và Câu lạc bộ đồng quê
Hayfields ở Hunt Valley vào năm 1986.
Ngay
sau khi Mangione bị buộc tội, người anh họ - nhà lập pháp Cộng hòa của bang
Maryland Nino Mangione - đã đưa ra một tuyên bố nói rằng gia đình đang "sốc
và đau buồn".
"Chúng
tôi cầu nguyện cho gia đình của Brian Thompson và chúng tôi mong mọi người cầu
nguyện cho tất cả những người liên quan," tuyên bố viết.
Thomas
Maronick, một luật sư bào chữa quen biết các thành viên gia đình nghi phạm, nói
với BBC về sự kinh ngạc của ông trước các cáo buộc:
"Không
ai nghĩ rằng một người hưởng nhiều đặc quyền từ một gia đình nổi tiếng vì đóng
góp rất nhiều cho cộng đồng lại có thể hành động thế này."
Mangione
theo học Trường Gilman, một trường tư thục dành riêng cho nam sinh ở Baltimore.
Anh ta là thủ khoa - danh hiệu thường được trao cho học sinh có thành tích học
tập cao nhất.
Trả
lời CBS News - đối tác của BBC - một người bạn chung lớp với Mangione nói rằng
anh ta "không có kẻ thù nào" và "không phải tự nhiên mà trở
thành thủ khoa được".
Mangione
theo học ở Đại học Pennsylvania, lấy bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học máy tính
cũng như thành lập một câu lạc bộ phát triển trò chơi video, theo nguồn tin từ
nhà trường
Một
người bạn cùng thời với Mangione tại trường thuộc Ivy League này mô tả anh ta
là một người "vô cùng bình thường" và "thông minh".
Mangione
từng làm kỹ sư dữ liệu cho TrueCar, một trang web bán lẻ ô tô mới và đã qua sử
dụng, theo thông tin trên mạng xã hội của anh ta.
Một
người phát ngôn của công ty nói với BBC rằng anh ta đã không làm việc ở đó từ
năm 2023.
11/12/2024
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-yellen-y-dinh-cua-trump-ve-thue-co-the-lam-hong-viec-chong-lam-phat-cua-my-khien-chi-phi-tang/7897036.html
Hôm 10/12,
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói bà lo ngại rằng kế hoạch đánh thuế
nhập khẩu trên diện rộng của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể phá hỏng tiến
bộ về chống lạm phát và tăng chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp,
Reuters đưa tin.
https://gdb.voanews.com/be1f3aa7-4174-49eb-b2ef-51749694c490_w1023_r1_s.jpg
Bộ
trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen.
Bà
Yellen, tại một sự kiện của Hội đồng Giám đốc Điều hành của Wall Street
Journal, cũng nói bà lo ngại về sự bền vững tài chính của Hoa Kỳ và nhận định
Quốc hội cần tìm cách trang trải nếu như có việc gia hạn - dù ở mức độ nào -
các khoản giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp nhỏ của ông Trump có từ năm 2017 và
sắp hết hạn vào năm 2025.
Bà
Yellen cho rằng kế hoạch của ông Trump về áp thuế mới ở mức 60% đối với hàng nhập
khẩu của Trung Quốc và 10% đến 20% đối với hàng hóa từ nơi khác sẽ làm “tăng
giá đáng kể đối với người tiêu dùng Mỹ và tạo ra áp lực về chi phí đối với các
công ty”.
“Vì
vậy, nó sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực
trong nền kinh tế Hoa Kỳ và có thể làm tăng đáng kể chi phí đối với các hộ gia đình”,
bà Yellen nói thêm. “Vì vậy, tôi lo ngại rằng đây là một chiến lược có thể làm
chệch hướng những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được về lạm phát và gây ra những hậu
quả bất lợi cho tăng trưởng”.
Về
bức tranh tài chính của Hoa Kỳ, bà Yellen nói rằng việc gia hạn tất cả các điều
khoản sắp hết hạn của Đạo luật Việc làm và Cắt giảm Thuế năm 2017 sẽ làm thâm hụt
của Hoa Kỳ tăng thêm 5 nghìn tỷ USD trong 10 năm và rằng Quốc hội cần tìm ra
các biện pháp bù đắp để tránh “bùng nổ” về nợ.
Chính
quyền Biden đã mang lại khoản thâm hụt ngân sách 1,83 nghìn tỷ USD cho năm tài
chính 2024 kết thúc vào ngày 30/9, là mức thâm hụt ngân sách lớn nhất ở ngoài
giai đoạn COVID-19, khi chi phí cho lãi vay lần đầu tiên lên tới 1 nghìn tỷ
USD.
“Tôi
lo ngại về tính bền vững tài chính và tôi xin lỗi vì chúng tôi chưa đạt được
nhiều tiến bộ hơn”, bà Yellen nói. “Tôi tin rằng thâm hụt cần phải được giảm xuống,
đặc biệt là hiện nay chúng ta đang ở trong môi trường có lãi suất cao hơn”.
Bà
Yellen cho biết bà đã trao đổi với người được ông Trump lựa chọn làm bộ trưởng
tài chính, là Scott Bessent, một giám đốc quỹ mạo hiểm, và thảo luận về các
trách nhiệm rộng lớn của Bộ Tài chính, bao gồm cả chính sách kinh tế và thuế
cũng như các liên minh quốc tế.
Bà
cho hay bà đã nói với ông Bessent rằng công tác phân tích và chính sách của bộ
liên quan đến thị trường nợ gồm trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 28 nghìn tỷ USD
giúp nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ hoạt động tốt hơn.
Về
Cục Dự trữ Liên bang (Fed), bà Yellen nói bà là “người ủng hộ mạnh mẽ việc
thành lập một cục Fed độc lập, phi đảng phái và phi chính trị”.
Bà
Yellen nói ông Trump cứ thoải mái bình luận về chính sách của Fed, nhưng các
chính quyền gần đây của đảng Dân chủ đã hạn chế làm như vậy, đồng thời Fed đã
trở nên cởi mở hơn, chủ động đi trước và đưa ra những định hướng, lý giải về
chính sách của mình, điều này đã giúp các chính sách của Fed tránh xa sự ảnh hưởng
chính trị.
“Tôi
nghĩ thật sai lầm khi quá dính líu vào việc bình luận về Fed và chắc chắn càng
sai lầm khi thực hiện các bước đi nhằm làm tổn hại đến tính độc lập của cơ quan
này”, bà nói. “Tôi tin rằng việc đó có xu hướng làm suy yếu niềm tin của thị
trường tài chính và trên hết là của người Mỹ đối với một tổ chức quan trọng”.
Thách thức Trung Hoa
của Chính quyền Trump
Rush Doshi | Foreign Affairs
DCVOnline dịch thuật
Posted
on December 11, 2024
https://dcvonline.net/2024/12/11/thach-thuc-trung-hoa-cua-chinh-quyen-trump/
Việc
xây dựng lại sức mạnh của Mỹ cần có sự ủng hộ trong và ngoài nước – và của
chính Trump
HÌNH : https://archive.is/rNC5X/2b2caf785908979c459687a88898e46ef3decddc.webp
Dự
đoán chính sách Trung Hoa của chính quyền Trump sắp tới – và phản ứng có thể xẩy
ra của Trung Hoa – chỉ là trò đoán mò. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, cách
ứng xử mang tính giao dịch của Donald Trump thường khác với cách đối phó mang
tính cạnh tranh của nhóm nhân viên của ông. Những xung lực tương phản đó sẽ xác
định nhiệm kỳ thứ hai của ông ấy. Nhưng bất chấp sự không chắc chắn xung quanh
cách ứng xử của chính quyền Trump, thách thức trọng tâm mà họ phải đối phó vẫn
rõ ràng là định vị Hoa Kỳ để vượt qua Trung Hoa khi cánh cửa quan trọng trong
cuộc cạnh tranh bắt đầu khép lại.
Thời
kỳ đầu của chính quyền Biden, giới chức cao cấp đã cùng nhau đọc thông tin tình
báo và kết luận rằng những năm 2020 sẽ là thời kỳ suy tàn mang tính quyết định
của nước Mỹ cạnh tranh với Trung Hoa. Nếu không có hành động khắc phục, Hoa Kỳ
phải đối diện với nguy cơ ngày càng bị Trung Hoa vượt mặt về mặt kỹ thuật, phụ
thuộc vào nước này về mặt kinh tế và bị đánh bại về mặt quân sự ở Biển Đông hoặc
Eo biển Đài Loan.
Đội
ngũ mới của Trump sẽ đưa nước Mỹ vượt qua nửa sau của mười năm quyết định. Có rất
nhiều việc phải làm. Những người được lựa chọn vào nhóm an ninh quốc gia của
Trump, đặc biệt là Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia, Marco Rubio, ngoại trưởng,
và Elise Stefanik, đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, hiểu rõ nhiệm vụ phía trước và có
quan điểm thống nhất với sự đồng thuận ngày càng tăng của lưỡng đảng về sự cần
thiết phải vượt qua Trung Hoa. Trở ngại đáng kể nhất của họ trong việc thực hiện
cách ứng xử cạnh tranh có thể là thiên hướng đàm phán, ưa giao dịch và thích xu
nịnh của Trump đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều này đôi khi làm suy yếu những
cách ứng xử cứng rắn hơn của nhân viên ông, gồm cả việc mở rộng kiểm soát xuất
cảng và lên tiếng bảo vệ quyền con người. quyền, trong số những biện pháp khác,
lần đầu tiên.
Nếu
toán nhân viên mới của Trump có thể vượt qua thử thách đó, họ sẽ có cơ hội nâng
cao vị thế cạnh tranh của Mỹ. Việc thu hẹp khoảng cách trong mười năm quyết định
có thể đòi hỏi phải xây dựng dựa trên công việc của Tổng thống Joe Biden, giống
như nhóm Biden đã xây dựng dựa trên công việc của chính quyền Trump. Chính quyền
Biden tập trung vào việc xây dựng lại sức mạnh của Mỹ bằng cách tập trung vào nền
tảng trong nước và mối quan hệ ở nước ngoài, một cách ứng xử được tóm tắt trong
khẩu hiệu “đầu tư, liên kết, cạnh tranh”. Công thức đó cũng có thể là một cách
để thực hiện tầm nhìn của chính quyền Trump về “hòa bình qua sức mạnh”. Nhưng
việc xây dựng lại quyền lực của Mỹ cũng sẽ đòi hỏi chính quyền Trump phải thực
hiện những nỗ lực mới, phụ thuộc vào sự ủng hộ của lưỡng đảng trong quốc hội và
sự đồng tình của dân chúng Mỹ.
SỨC
MẠNH BẮT ĐẦU TỪ TRONG NƯỚC
Một
số câu hỏi cấp bách nhất về Chính sách Trung Hoa của Hoa Kỳ đặt ra những câu hỏi
về chính sách đối nội tạo cơ sở cho sức mạnh của Mỹ. Nhưng nền tảng của sức mạnh
đó đã bị suy giảm, đặc biệt kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Chính
quyền sẽ cần phải thực hiện những cải cách cơ cấu quan trọng để khắc phục những
điểm yếu này.
Hoa
Kỳ cần củng cố cơ sở kỹ nghệ quốc phòng để nhanh chóng làm nản lòng Trung Hoa
và nếu cần sẽ đánh bại nước này trong một cuộc xung đột có thể xẩy ra. Hiện tại,
Hoa Kỳ sẽ dùng hết đạn dược trong vòng một tuần nếu giao tranh kéo dài và sẽ phải
vất vả để đóng lại những tàu nổi thay cho những tầu bị đánh chìm, với công suất
đóng tàu quốc gia kém hơn một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất của Trung
Hoa. Chính quyền Trump phải tập trung để có thể đạt được tiến bộ theo hai mốc
thời gian: vấn đề hai năm về việc phát triển thêm những hệ thống không người
lái và phi đạn hành trình và đạn đạo ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương, cũng như vấn
đề hồi sinh Hoa Kỳ trong 5 đến 10 năm. Ngành kỹ nghệ đóng tàu đã suy giảm trong
nhiều chục năm mà không có lãnh vực thương mại phù hợp để có thể sống được.
Washington
cũng cần bảo vệ những cơ sở hạ tầng quan trọng tránh khỏi cuộc tấn công mạng.
Trung Hoa đã gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng mà hàng triệu người Mỹ
dựa vào, gồm hệ thống nước và khí đốt, giao thông và viễn thông, nhằm mục đích
kích động hỗn loạn, gieo rắc hoảng loạn và giảm bớt ý chí của Hoa Kỳ khi có
xung đột. Khi đầu tư vào khả năng tấn công, chính quyền Trump cũng sẽ cần tăng
cường khả năng phòng thủ của Mỹ bằng sự kết hợp của những biện pháp quản lý, luật
mới buộc những công ty phải chịu trách nhiệm về những hoạt động phòng thủ mạng
sơ đẳng và những nỗ lực kỹ thuật mới có thể làm phức tạp việc những kẻ xấu có
thể xâm nhập vào hệ thống mạng Hoa Kỳ.
----------------------
Hoa
Kỳ cần củng cố cơ sở kỹ nghệ quốc phòng để nhanh chóng ngăn chặn Trung Hoa và nếu
cần sẽ đánh bại nước này trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
-------------------------
Cuối
cùng, Hoa Kỳ cần đầu tư để tái kỹ nghệ hóa và dẫn đầu về kỹ thuật. Trung Hoa đã
chiếm hơn 30% sản xuất toàn cầu, có thể đổi mới thành công, ngày càng dẫn đầu
trong những lãnh vực của tương lai và đang chuyển hướng lượng vốn khổng lồ sang
sản xuất khi thị trường nhà ở trì trệ. Kết quả là một “cú sốc Trung Hoa” lần thứ
hai ” giống như việc tràn ngập thị trường ở Mỹ với hàng hóa Trung Hoa giá rẻ
vào đầu thế kỷ này, sẽ đe dọa tương lai của Hoa Kỳ như một cường quốc kỹ nghệ
và khiến nước này phụ thuộc vào Trung Hoa nhiều hơn là Trung Hoa phụ thuộc vào
Hoa Kỳ.
Giải
quyết vấn đề này không chỉ đòi hỏi áp dụng thuế nhập cảng mà còn phải dùng đến
những chính sách kỹ nghệ để kích thích sản xuất và kỹ nghệ kỹ thuật cao cũng
như sự phối hợp với những đồng minh và bạn cùng phe. Những biện pháp trừng phạt
nhắm vào những đồng minh, chẳng hạn như thuế nhập cảng, sẽ làm phức tạp khả
năng của Hoa Kỳ trong việc giành được những đồng minh trong nỗ lực bảo vệ trước
năng lực dư thừa của Trung Hoa.
Để
đẩy mạnh nghị trình quốc nội này, chính quyền Trump không thể chỉ dựa vào những
cơ quan hành pháp. Nó sẽ cần sự hỗ trợ đáng kể của quốc hội lưỡng đảng. Chính
quyền Biden đã giải quyết một số sáng kiến quốc nội lớn theo cách
này, gồm cả việc thông qua dự luật cơ sở hạ tầng cũng như Đạo
luật Khoa học và CHIPS, và chính quyền Trump cũng có thể làm điều tương tự.
Chính
quyền Trump cũng sẽ cần huy động công chúng Mỹ. Kể từ vụ tấn công 11/9 năm
2001, mọi tổng thống Mỹ đều có bài phát với quốc dân biểu từ Phòng Bầu dục về một
số khía cạnh của chính sách Trung Đông. Không ai đã làm như vậy về những khía cạnh
đối với Trung Hoa. Trump có thể xét đến việc có một bài phát biểu trước cả nước
về chính sách Trung Hoa, nhưng cách ông định hình bản chất của cuộc cạnh tranh
với Trung Hoa sẽ quan trọng hơn việc liệu ông có đưa ra một bài phát biểu như vậy
hay không. Với giọng điệu rõ ràng nhưng không mị dân, nhấn mạnh cạnh tranh
nhưng không nhất thiết phải đối đầu và liên kết trực tiếp cạnh tranh với Trung
Hoa với lợi ích của người Mỹ, Trump có thể tập hợp công chúng, xã hội dân sự,
giới học thuật và khu vực doanh nghiệp Mỹ ủng hộ những nỗ lực của chính quyền.
SỨC
MẠNH Ở CON SỐ
Thách
thức của Trung Hoa một phần là về kích cỡ. Trung Hoa có dân số gấp bốn lần Hoa
Kỳ. Đây là quốc gia kỹ nghệ hàng đầu thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất
của hơn 100 quốc gia. Để Hoa Kỳ có thể cạnh tranh, Mỹ cần đạt được tầm cỡ của
riêng mình. Con đường tốt nhất để cạnh tranh với kích cỡ của Trung Hoa là họp
tác với những đồng minh và đối tác.
Sức
mạnh của Mỹ đến từ mạng lưới liên minh và đối tác phong phú của nước này. Ngoài
việc khắc phục những vấn đề cơ cấu trong nước, chính quyền Trump sẽ cần tăng cường
phối hợp với những nước thân thiện trong hai lãnh vực chính: kinh tế, kỹ thuật
và an ninh.
Để
tránh cú sốc thứ hai về Trung Hoa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái
kỹ nghệ hóa, chính quyền Mỹ sẽ cần tập hợp thị trường của những đồng minh và đối
tác và liên kết với họ về những cách giải quyết thuế nhập cảng và quy định để bảo
vệ ngành kỹ nghệ phương Tây. Và để duy trì vị trí dẫn đầu về kỹ thuật, Hoa Kỳ sẽ
cần hợp tác kiểm soát xuất cảng để ngăn chặn kỹ thuật nhậy cảm rơi vào tay
Trung Hoa.
Để
ngăn chặn sự xâm lược của Trung Hoa ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, chính
quyền Trump nên phát huy những thành công hợp tác của chính quyền Biden trong
khu vực, trong đó gồm cả AUKUS, một quan hệ đối tác an ninh ba bên để cung cấp
tàu ngầm hạch tâm cho Australia; Quad, liên kết Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ và Nhật
Bản; và nỗ lực đa dạng hóa dấu chân của quân đội Hoa Kỳ trên khắp Australia, Nhật
Bản, Papua New Guinea, Philippines và những nơi khác. Biện pháp thứ hai làm giảm
bớt rủi ro mà những hệ thống phi đạn của Trung Hoa gây ra cho quân đội Mỹ gần
Trung Hoa và cho phép Hoa Kỳ hoạt động linh hoạt và kiên cường hơn. Việc Răn đe
cũng cần cung cấp cho những đồng minh và đối tác những khả năng không đối xứng
bằng việc bán vũ khí và bằng cách định vị vị thế của Mỹ trên đất của họ, như
Hoa Kỳ gần đây đã làm bằng cách đặt hệ thống phi đạn Typhon ở Philippines, nhằm
tạo ra cái giá phải trả cho hành động gây hấn của Trung Hoa. Và cuối cùng, gần
như chắc chắn sẽ đòi hỏi Mỹ phải làm việc với những đồng minh và đối tác để
tăng cái giá phải trả về kinh tế và chính trị cho chủ nghĩa phiêu lưu của Trung
Hoa ở châu Á, kể cả việc thông qua những biện pháp trừng phạt và tuyên bố phối
hợp nhằm đáp lại hoạt động quân sự của Trung Hoa. Không có việc nào trong số
nhưng dự án này có thể thực hiện được nếu Hoa Kỳ hành động một mình.
Liệu
chính quyền Trump có thể đạt được sự hợp tác trong những ưu tiên này hay không
phụ thuộc vào cách họ ứng xử với đồng minh và đối tác. Giới lãnh đạo châu Âu,
vì lý do chính đáng, lo ngại rằng Trump sẽ đánh thuế nhập cảng vào nền kinh tế
của những nước châu Âu, cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine, gây áp lực buộc
châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng và có thể theo đuổi hình thức giảm căng thẳng
Mỹ–Nga với hy vọng làm tăng sự can hệ của Mỹ có thể làm suy yếu mối quan hệ
Trung Hoa–Nga. Giớ chức chính quyền Hoa Kỳ nên sử dụng đòn bẩy của mình đối với
những nước châu Âu để mang lại sự tái tổ chức rộng rãi hơn trong mối quan hệ
xuyên Đại Tây Dương, bảo đảm châu Âu sẽ tăng cường phòng thủ, tăng cường hỗ trợ
cho Ukraine và áp đặt những biện pháp kinh tế và kỹ thuật cứng rắn hơn đối với
Trung Hoa, chẳng hạn như kiểm soát xuất cảng, phối hợp với Hoa Kỳ. Cách ứng xử
này sẽ khôn ngoan hơn việc tđua ra những nhượng bộ ngắn hạn ngay lập tức và hào
nhoáng, có thể gây thiệt hại cho những liên minh mà không sắp xếp lại chúng một
cách có ý nghĩa. Tương tự, ở châu Á, lời đe dọa rút quân của Mỹ, trong nhiệm kỳ
đầu tiên của Trump, ra khỏi những nước đồng minh, đòi đồng minh trả thêm tiền
cho những căn cứ Mỹ, hoặc bãi bỏ các cam kết phòng thủ của Mỹ đều dựa trên đòn
bẩy hiện tại của Mỹ. Nhưng họ quên tính tới thực tế là những đồng minh của Mỹ
trong khu vực phải quan tâm đến tình hình chính trị trong nước của họ, trong đó
cử tri thường phản ứng tiêu cực trước áp lực của dư luận từ phía Mỹ. Một cách ứng
xử tinh tế là liệt kê chúng vào chiến lược Trung Hoa của chính quyền sẽ hiệu quả
hơn.
ĐE
DỌA, THÁU CÁY VÀ LỜI HỨA
Về
phần Bắc Kinh, họ đã thực hiện những bước chuẩn bị cho chính quyền sắp tới. Họ
quan ngại sâu sắc về những lời đe dọa của Trump sẽ đánh thuế nhập cảng 60% lên
hàng hóa Trung Hoa và đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng trả đũa bằng thuế nhập cảng
hàng của Mỹ, kiểm soát xuất cảng và những biện pháp trừng phạt của riêng họ,
cũng như những biện pháp trừng phạt đối với với những công ty Hoa Kỳ hoạt động ở
Trung Hoa. Nếu giới chức chính phủ Trung Hoa tin rằng việc trả đũa sẽ kích động
sự leo thang hơn nữa của Trump, họ có thể sẽ kiềm chế, phản ảnh hành động của họ
trong cuộc chiến thương mại ở nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Tuy nhiên, nếu họ
tin rằng hành động trả đũa đó có thể khiến chính quyền Trump phải lùi bước vì
lo ngại lạm phát gia tăng hoặc rủi ro đối với những công ty chủ chốt của Mỹ,
thì rất có thể họ sẽ phản ứng mạnh, thậm chí có thể tìm cách leo thang để giảm
căng thẳng, một chiến thuật Bắc Kinh đã xét đến trong việc nhắm mục tiêu vào
Micron, một công ty sản xuất chất bán dẫn của Mỹ và việc sử dụng những biện
pháp kiểm soát xuất cảng gần đây đối với những nguyên tố đất hiếm để đáp lại lệnh
trừng phạt kiểm soát xuất cảng của Mỹ. Nhưng có thể có trường hợp thứ ba: nếu
Trump đánh thuế 60% ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình và tỏ ra hạn chế
quan tâm đến đàm phán, và Trung Hoa đi đến kết luận những rủi ro cho nền kinh tế
(và danh tiếng của Tập) là hiện có và không thể chấp nhận được, thì Bắc Kinh có
thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả một cách mạnh mẽ, bất chấp
phản ứng dự kiến của Mỹ.
Không
rõ liệu mối đe dọa thuế nhập cảng của chính quyền Trump có phải là một chiến
thuật đàm phán nhằm đạt được sự thay đổi về thái độ của Trung Hoa hay không, một
quan điểm không thể thương lượng của Mỹ là chính sách nhằm đạt được sự tách rời
hoặc kết hợp cả hai. Đối với Bắc Kinh, kết quả tốt nhất có thể có là hy vọng
vào điều thứ nhất và qua sự kết hợp giữa trả đũa và ngoại giao cá nhân, cổ động
cho một cuộc mặc cả có thể gồm những biện pháp thương mại, kỹ thuật và thậm chí
là chống ma túy. Để tăng xác suất xẩy ra kết quả như vậy, ban đầu Bắc Kinh có
thể trả đũa những công ty có quan hệ chặt chẽ với Trump, gồm cả Tesla của Elon
Musk, nhằm khuyến khích giảm căng thẳng. Giới chức chính phủ Trung Hoa cũng có
thể tìm cách tách Trump khỏi toán nhân viên cứng rắn hơn của ông và lợi dụng lợi
ích cá nhân trực tiếp của ông, như họ đã làm trong những cuộc đàm phán sau khi
bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Chiến
lược của họ dẫn đến việc Trump hạ thấp tầm quan trọng của cuộc đàn áp của Trung
Hoa đối với người biểu tình ở Hong Kong, bày tỏ sự ủng hộ đối với những trại
giam giữ ở Tân Cương, đề nghị dỡ bỏ kiểm soát xuất cảng đối với Huawei và ZTE,
và thậm chí chấp nhận một thỏa thuận thương mại không đề cập đến những hoạt động
chính sách kỹ nghệ của Trung Hoa. Với quá khứ này, có thể Bắc Kinh sẽ đề nghị với
Trump bằng cách nhử mồi với một món hời lớn, trong đó việc kiểm soát xuất cảng
chất bán dẫn và những biện pháp khác sẽ là chính sách bất khả thương lượng của
Mỹ, có thể bao kể cả Hoa Kỳ Chính sách của Đài Loan, sẽ được đàm phán trực tiếp
với Bắc Kinh nên đặc biệt gây quan tâm cho toán nhân viên có khuynh hướng cạnh
tranh hơn của chính quyền Trump. Cần phải từ chối một đề nghị như vậy.
Con
đường khôn ngoanh nhất phía trước đối với chính quyền Trump về thuế nhập cảng
có thể là “luộc ếch” bằng cách tăng dần độ nóng—hoặc đe dọa tăng—thuế nhập cảng,
thay vì đánh thuế tất cả ngay lập tức. Cách ‘luộc ếch’ này sẽ làm phức tạp khả
năng của Bắc Kinh trong việc đáp trả mạnh mẽ và cáo buộc Mỹ là lực lượng gây rối
duy nhất trong hệ thống thương mại. Nó sẽ mua được thoifi gian cho Hoa Kỳ và những
công ty nước ngoài có thể điều chỉnh. Và nó có thể cho phép Hoa Kỳ đạt được những
nhượng bộ có ý nghĩa từ Bắc Kinh bằng cách cho giới lãnh đạo Trung Hoa một môi
trường chính trị để hướng tới một thỏa thuận thay vì ngay lập tức dồn họ vào
chân tường và buộc họ phải trả đũa.
Ngoài
cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh sẽ tìm cách chứng minh họ là nước lãnh đạo toàn
cầu và miêu tả Hoa Kỳ là một quốc gia đang suy thoái. Bẩy năm trước, để đáp lại
cuộc bầu cử đầu tiên của Trump, ông Tập đã cố gắng coi Trung Hoa là người bảo vệ
toàn cầu hóa tại Davos, tuyên bố rằng “bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt dòng vốn,
kỹ thuật, sản phẩm, ngành kỹ nghệ và con người giữa những nền kinh tế. . . “đi
ngược lại với khuynh hướng lịch sử.” Một cuộc chiến thương mại mang đến một cơ
hội khác như vậy. Nhưng lần này, ngoài việc khẳng định vai trò bảo vệ hệ thống
kinh tế toàn cầu, Tập Cận Bình có thể đặt mục tiêu coi Trung Hoa là bên trung
gian hòa giải cho những cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông và châu Âu, dù có
vô lý đến mức nào.
------------------------
Về
phần Bắc Kinh, họ đã thực hiện những bước chuẩn bị cho chính quyền sắp tới.
-----------------------
Bắc
Kinh cũng tin rằng căng thẳng với chính quyền Trump sẽ cần việc phải hàn gắn
hàng rào với những cường quốc khác. Nước này đã tăng cường qan hệ ngoại giao với
châu Âu và Nhật Bản, đồng thời theo đuổi thỏa thuận giảm căng thẳng biên giới với
Ấn Độ. Trung Hoa đang nỗ lực cải thiện quan hệ với những đồng minh và đối tác của
Mỹ, không chỉ đơn giản là giảm áp lực cho chính họ mà còn cung cấp một giải
pháp thay thế mà những quốc gia này có thể hướng tới nếu họ coi cách đối xử của
Washington là mang tính trừng phạt quá mức. Bắc Kinh coi mạng lưới liên minh của
Hoa Kỳ là lợi thế chính của Washington trong cạnh tranh địa chính trị, và họ hy
vọng rằng chính quyền Trump thứ hai nếu làm thiệt hại đến những mối quan hệ đối
tác đó – như chính quyền đầu tiên đã làm – có thể tạo ra sơ hở. Do đó, Trump
không nên lọt bẫy Bắc Kinh theo cách này.
Chính
quyền Trump sẽ cấu trúc ngoại giao song phương với Trung Hoa như thế nào vẫn là
một câu hỏi mở. Những đường dây liên lạc hiệu quả nhất là thông qua Toà Bạch Ốc,
giống như thời chính quyền Biden, nơi ngoại giao cấp lãnh đạo và kênh giữa Cố vấn
an ninh quốc gia Hoa Kỳ và giám đốc ủy ban đối ngoại của Trung Hoa đóng vai trò
quan trọng không chỉ trong việc quản lý cạnh tranh mà còn trong việc truyền đạt
những lằnranh đỏ. Chính quyền Trump có thể hưởng lợi bằng cách mở lại giây kiên
lạc cấp Cơ quan An ninh Quốc gia do chính quyền Biden phát triển. Tuy nhiên,
chính sách ngoại giao cấp lãnh đạo, do khuynh hướng ứng biến và đi tìm thỏa thuận
đã biết của Trump, có thể khiến việc duy trì một cách đôi xử cạnh tranh thực sự
trở nên khó khăn hơn.
Ngoài
vấn đề ngoại giao song phương và thuế nhập cảng, chính quyền Trump sẽ giải quyết
chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Trung Hoa. Eo biển Đài Loan, sau một thời
gian ngắn giảm căng thẳng, ngày càng căng thẳng hơn do Bắc Kinh không tin tưởng
vào ban lãnh đạo mới của Đài Loan và những cuộc tập trận quân sự ngày càng quan
trọng của nước này xung quanh Đài Loan. Trung Hoa liên tục quấy rối những tàu
Philippines, gồm cả những va chạm ở Bãi cạn Thomas thứ hai khiến một số thủy thủ
Philippines bị thương và có nguy cơ gây ra những lệnh trừng phạt của Mỹ do cam
kết quốc phòng đã đẩy Biển Đông đến bờ vực khủng hoảng. Trung Hoa cũng đang hỗ
trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine theo những cách trắng trợn hơn, cung cấp cho
Nga nguyên liệu cho cơ sở kỹ nghệ quốc phòng và, theo những cơ quan tình báo
châu Âu, hỗ trợ sát thương.
Đối
với nhóm an ninh quốc gia sắp tới, việc giải quyết những hành động khiêu khích
của Trung Hoa ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương đồng thời giải quyết những xung đột
ở Trung Đông và Châu Âu sẽ là một thách thức. Chính quyền Mỹ nên chống lại lực
hấp dẫn của những xung đột đó và ưu tiên phục hồi những nguồn lực của Mỹ. An
ninh quốc gia không chỉ là chính sách đối ngoại. Nhóm của Trump nên nhớ rằng mấu
chốt của sự suy giảm mang tính quyết định này không chỉ nằm ở những gì Hoa Kỳ
làm ở nước ngoài. Những gì họ làm ở quốc nội để cải thiện vị thế cạnh tranh của
mình có thể còn quan trọng hơn.
Tác
giả
| RUSH DOSHI là Giám đốc Sáng kiến về Chiến lược Trung Hoa tại Hội đồng Quan hệ
Đối ngoại và là Giáo sư phụ tá tại Trường Dịch vụ Đối ngoại Edmund A. Walsh thuộc
Đại học Georgetown. Trước đây ông từng giữ chức Phó Giám đốc cao cấp về Trung
Hoa và Đài Loan Vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Biden.
© 2024 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: The Trump
Administration’s China Challenge Rebuilding American Strength Will Take Buy–In
at Home and Abroad—and From Trump Himself |Rush Doshi | Foreign Affairs |
November 29, 2024
Chính biến chấn động
Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?
Mallory Moench
BBC
News
11
tháng 12 2024, 16:50 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdr0xe1l7jeo
Nhóm
vũ trang nổi dậy Syria đã đạt bước tiến đáng kinh ngạc, đặt dấu chấm hết đối với
chế độ cai trị kéo dài hàng thập kỷ của Bashar al-Assad, khi đánh chiếm thủ đô
và buộc tổng thống phải chạy khỏi đất nước vào ngày 8/12.
Cuộc
lật đổ diễn ra sau cuộc nội chiến kéo dài 13 năm, bắt đầu sau khi Assad tiến
hành đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ, vốn đã khiến hơn nửa triệu người
thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa, kéo các cường quốc
trên thế giới cùng lực lượng ủy nhiệm vào cuộc.
Thế
giới hiện đang theo dõi để xem cục diện chính trị của Syria sẽ thay đổi như thế
nào sau khi chế độ cai trị kéo dài nửa thế kỷ của gia đình Assad chấm dứt.
Những
bên có lợi ích gắn liền với cuộc xung đột và tương lai của đất nước bao gồm, một
bên là Nga và Iran – những nước ủng hộ Assad – và bên kia là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ,
những nước hỗ trợ các nhóm phiến quân khác nhau.
Ở
đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các quốc gia này, cùng với Israel, đã và sẽ đóng
vai trò như thế nào ở Syria.
·
Abu Mohammed
al-Jolani: Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai?
9 tháng 12 năm 2024
·
Quân nổi dậy Syria
chiếm thủ đô, Tổng thống Assad chạy trốn ra ngoài
8 tháng 12 năm 2024
·
Nhà tù Saydnaya: Soi
'lò sát nhân' của chính quyền Assad
10 tháng 12 năm 2024
Cảnh sát đột kích văn
phòng tổng thống Hàn Quốc
BBC News Tiếng Việt
11
tháng 12 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1kejgjwml8o
Cảnh
sát Hàn Quốc đang đột kích văn phòng tổng thống để điều tra theo sau vụ việc Tổng
thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào tuần trước.
Tổng
thống Yoon Suk-yeol
Tổng
thống Yoon và các đồng minh của ông hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc nổi
loạn. Lệnh cấm đi lại đã được áp dụng
đối với một số người trong số họ
Cựu
bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, người chịu trách nhiệm về thiết quân luật, đã
tìm cách tự tử khi bị giam giữ, theo lời một quan chức Bộ Tư pháp nói với Quốc
hội.
Ông
Kim Yong-hyun cố tự sát vào đêm 10/12 nhưng đã từ bỏ ý định sau khi bị phát hiện.
Bộ Tư pháp cho biết ông "hiện không có vấn đề nào về sức khỏe". Cựu Bộ
trưởng Kim được cho là đã đề xuất quyết định ban bố thiết quân luật với tổng thống.
Tổng
thống Yoon đã xin lỗi về hành động của mình nhưng không từ chức theo yêu cầu từ
chính giới và dân chúng.
Cuối
tuần trước, một nỗ lực luận tội tổng thống đã thất bại, sau khi phần lớn thành
viên trong chính đảng cầm quyền từ chối bỏ phiếu chống lại ông Yoon.
Các
thành viên phe đối lập dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu luận tội khác vào
cuối tuần này.
Theo
hãng tin Yonhap, ông Yoon không có mặt tại văn phòng khi cuộc đột
kích diễn ra vào sáng nay 11/12.
Ngoài
văn phòng tổng thống, cảnh sát Hàn Quốc cũng đã đột kích vào các văn phòng của
Cảnh sát Thủ đô Seoul và Cảnh sát Bảo vệ Quốc hội.
Chủ
tịch Quốc hội cũng như chính trị gia đối lập Woon Woo-shik cho biết ông đã viện
dẫn thẩm quyền của mình để tiến hành một cuộc điều tra của quốc hội đối với ông
Yoon, theo Yonhap.
Đây
là một trong số nhiều cuộc điều tra do nhiều nhánh của chính phủ tiến hành về
việc ban bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon.
Một
cuộc điều tra của Quốc hội là cần thiết để họ có thể lấy được lời khai từ ông
Yoon, ông Woon nói, đồng thời cho biết thêm rằng một ủy ban đặc biệt sẽ được
thành lập để tiến hành cuộc điều tra này.
Người
đứng đầu Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) Oh
Dong-woon cho biết văn phòng của ông sẽ tìm cách bắt giữ Tổng thống Yoon nếu đủ
điều kiện.
Sáng
11/12, ông Oh cũng nói trong một cuộc họp của Ủy ban Lập pháp Quốc hội rằng
nhóm của ông đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc.
Ai
lãnh đạo Hàn Quốc lúc này?
Kể
từ vụ hỗn loạn hôm 3/12, không rõ thực sự ông Yoon còn bao nhiêu quyền lực.
Người
đứng đầu đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, đã nói rằng Tổng thống Yoon sẽ
không còn tham gia vào các vấn đề nhà nước cho đến khi việc ông rời cương vị được
sắp xếp, và nói thêm rằng Thủ tướng Han Duck-soo sẽ quản lý các vấn đề của
chính phủ trong thời gian chờ.
Chi
tiết về "lộ trình" rời khỏi chiếc ghế quyền lực mà đảng cầm quyền sắp
xếp dành cho ông Yoon dự kiến sẽ
được công bố vào ngày 14/12.
Tuy
nhiên, theo Bộ Quốc phòng, Tổng thống Yoon vẫn nắm quyền chỉ huy các lực lượng
vũ trang. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố chính sách đối
ngoại nào, bao gồm bất kỳ mối đe dọa nào có thể xảy ra từ Triều Tiên, về mặt lý
thuyết, ông Yoon vẫn có thể đưa ra các quyết định để điều hành đất nước.
Bản
thân ông Yoon chỉ xuất hiện trước công chúng một lần kể từ lúc ban bố thiết
quân luật bất thành của mình.
Trong
tuyên bố công khai vào ngày 7/12, vị tổng thống Hàn Quốc
đã lên tiếng xin lỗi vì đã ban bố thiết quân luật.
------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Hàn Quốc ra lệnh cấm
xuất cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol
9
tháng 12 năm 2024
.
Tổng thống Hàn Quốc
thoát luận tội, 'sẽ sớm từ chức'
7
tháng 12 năm 2024
.
Tổng thống Hàn Quốc
xin lỗi vì ban bố thiết quân luật
7
tháng 12 năm 2024
Trump muốn 'be bờ,'
nhưng khó né được Syria
Dec
10, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=qlw1PIXb_yM
‘Ánh sáng và sợi chỉ’
– diễn từ Nobel của Han Kang
Đỗ Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Anh trên trang web của giải Nobel
Hiếu Tân hiệu đính.
11
Tháng Mười Hai, 2024
https://vanviet.info/tu-lieu/anh-sang-va-soi-chi-dien-tu-nobel-cua-han-kang/
(Bài
diễn từ có tên Ánh sáng và sợi chỉ [Light and Thread] của Han Kang phát
biểu bằng tiếng Hàn tại Viện Hàn lâm Thụy Điển ở thành phố
Stockholm hôm 7/12).
Tháng
1 năm ngoái, khi dọn kho để chuyển nhà, tôi tìm thấy một hộp giày cũ. Tôi mở hộp,
tìm thấy vài cuốn nhật ký thời thơ ấu. Trong đống nhật ký, có một xấp giấy mỏng,
trên ghi bằng bút chì Một tập thơ. Cuốn sách mỏng này gồm năm tờ giấy
A5 gấp đôi và đóng bằng kim bấm. Tôi đã thêm hai đường ngoằn ngoèo dưới tiêu đề,
một đường đi lên sáu bậc về bên trái, đường kia đi xuống bảy bậc hướng sang phải.
Đó có phải là một kiểu minh họa bìa? Hay chỉ đơn giản là một hình vẽ nguệch ngoạc?
Mặt sau xấp giấy ghi năm 1979 và tên tôi. Bên trong có tổng cộng tám bài thơ viết
bằng nét bút chì gọn gàng giống như ở bìa trước và sau. Cuối mỗi bài thơ ghi một
ngày khác nhau, theo thứ tự thời gian. Những dòng chữ của tôi khi lên tám rất
ngây thơ và thiếu trau chuốt, nhưng một bài thơ viết vào tháng 4 đã thu hút sự
chú ý của tôi. Nó mở đầu với những câu sau:
Tình
yêu ở đâu?
Nó nằm trong lồng ngực đập thình thịch của tôi.
Tình yêu là gì?
Nó là sợi chỉ vàng kết nối trái tim của chúng ta
Trong
chớp mắt, tôi quay ngược về bốn mươi năm trước, nhờ kỷ niệm về buổi chiều tôi
loay hoay đóng cuốn sổ thơ. Cây bút chì ngắn của tôi đậy bằng nắp bút bi, bụi từ
cục gôm, chiếc kẹp giấy lớn tôi lén lấy từ phòng của cha. Tôi nhớ là sau khi biết
gia đình mình sắp chuyển đến Seoul, tôi có động lực thu thập những bài thơ viết
rải rác trên những mẩu giấy nhỏ, hoặc bên lề sổ tay, vở bài tập và hoặc giữa
các đoạn nhật ký, gom chúng lại thành một quyển duy nhất. Tôi cũng hồi tưởng lại
cảm giác không muốn cho ai xem “tập thơ” của mình khi nó hoàn thành.
Trước
khi đặt xấp nhật ký và tập thơ nhỏ trở về chỗ cũ và đóng nắp hộp lại, tôi đã chụp
ảnh bài thơ đó bằng điện thoại. Bởi vì tôi cảm nhận được tính liên tục giữa những
từ mà tôi đã viết vào thời thơ ấu với con người tôi hiện tại. Trong lồng ngực
tôi, trong trái tim đập thình thịch của tôi. Giữa trái tim của chúng ta. Sợi chỉ
vàng nối kết – một sợi chỉ phát sáng.
https://vanviet.info/wp-content/uploads/2024/12/s1-Copy-600x400.png
Han
Kang ở buổi phát biểu nhận Nobel Văn học 2024. Ảnh: Anna Svanberg
***
14
năm sau, với việc xuất bản bài thơ và truyện ngắn đầu tiên, tôi trở thành nhà
văn. Sau năm năm nữa, cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên mà tôi viết trong ba năm được
phát hành. Từ đó đến nay, quá trình làm thơ, viết truyện ngắn luôn cuốn hút
tôi, nhưng viết tiểu thuyết luôn có hấp lực đặc biệt. Mỗi cuốn tiểu thuyết dài
tiêu tốn của tôi từ một đến bảy năm để hoàn thành, chúng khiến tôi đánh đổi
đáng kể cuộc sống cá nhân của mình. Đây cũng chính là điều thu hút tôi vào công
việc này. Suy ngẫm về những câu hỏi mình cho là cần thiết và cấp bách, tôi đắm
chìm sâu sắc đến nỗi chấp nhận sự đánh đổi.
Mỗi
khi sáng tác tiểu thuyết, tôi chịu đựng những câu hỏi, tôi sống trong chúng.
Lúc đi đến cùng những câu hỏi này không đồng nghĩa với đã tìm ra câu trả lời,
mà là lúc tôi chạm đến điểm cuối của quá trình viết. Lúc ấy, tôi không còn là
tôi khi bắt đầu, và từ trạng thái đã thay đổi đó, tôi tái khởi đầu. Những câu hỏi
tiếp theo xuất hiện, như trong một chuỗi mắt xích, hoặc như những quân cờ
domino, chồng chéo và nối tiếp nhau, thúc đẩy tôi tiếp tục viết điều gì mới.
Khi
viết cuốn tiểu thuyết thứ ba Người ăn chay, từ năm 2003 đến 2005,
tôi đã đối mặt với những câu hỏi đau đớn: Một người có thể hoàn toàn ngây thơ
không? Chúng ta có thể từ chối bạo lực đến mức nào? Điều gì sẽ xảy ra với cá
nhân từ chối thuộc về giống loài gọi là con người?
https://vanviet.info/wp-content/uploads/2024/12/S2-Copy-367x580.jpg
Cuốn
Người Ăn Chay bản tiếng Việt, xuất bản năm 2011. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
Lựa
chọn không ăn thịt để từ chối bạo lực, và cuối cùng từ chối mọi đồ ăn, thức uống,
ngoại trừ nước, với niềm tin rằng mình đã biến thành cây, Yeong-hye, nhân vật
chính trong Người ăn chay, thấy mình ở trong tình huống mỉa mai:
Càng muốn tự cứu mình thì càng nhanh chóng hướng đến cái chết. Yeong-hye và chị
gái In-hye của cô, thực tế cả hai đều là nhân vật chính, gào thét vô thanh
trong những cơn ác mộng và sự đổ vỡ, nhưng cuối cùng họ vẫn bên nhau. Tôi để cảnh
cuối cùng diễn ra trong chiếc xe cứu thương, với hy vọng Yeong-hye vẫn còn sống
trong thế giới của câu chuyện. Chiếc xe lao nhanh xuống con đường núi dưới những
tán lá xanh rực rỡ, trong khi người chị đăm đăm nhìn ra ngoài cửa sổ. Có lẽ cô
đang chờ đợi một phản ứng, hoặc cô đang phản kháng. Toàn bộ tiểu thuyết nằm
trong trạng thái nghi vấn. Nhìn chằm chằm và thách thức. Chờ đợi một câu trả
lời.
Mực
và Máu (Ink
and Blood), cuốn tiểu thuyết sau Người ăn chay, tiếp tục những
câu hỏi này. Từ chối cuộc sống và thế giới này để từ chối bạo lực là sự bất khả
thi. Rốt cuộc, chúng ta không thể biến thành những cái cây. Vậy chúng ta tiếp tục
bằng cách nào? Trong cuốn tiểu thuyết thể loại kỳ bí này, những câu văn in thường
và in nghiêng xô đẩy, xung đột nhau, khi nhân vật chính – người lâu nay vật lộn
với bóng đen Thần Chết – mạo hiểm mạng sống của mình để chứng minh rằng cái chết
đột ngột của bạn cô không thể là tự tử. Khi tôi viết cảnh kết thúc, mô tả cô ấy
lê lết trên sàn để bò ra khỏi cái chết và sự hủy diệt, tôi đã tự hỏi những câu
này: Lẽ nào chúng ta không được sống sót đến cùng sao? Lẽ nào đời ta không là
minh chứng cho chân lý hay sao?
Với
cuốn tiểu thuyết thứ năm, Những bài học Hy Lạp (Greek
Lessons), tôi thậm chí còn đẩy xa hơn nữa. Nếu chúng ta phải sống trong thế
giới này, những khoảnh khắc nào làm cho điều đó khả thi? Một phụ nữ mất tiếng
nói và một người đàn ông mất dần thị giác đang đi trong lặng lẽ và bóng tối
khi những ngả đường đơn độc của họ giao nhau. Tôi tập trung miêu tả những khoảnh
khắc xúc giác trong câu chuyện này. Cuốn tiểu thuyết diễn tiến với tốc độ chậm
của riêng nó, xuyên qua tĩnh lặng và bóng tối, cho đến khi bàn tay của người
phụ nữ với tới và viết vài từ trên lòng bàn tay của người đàn ông. Trong giây
phút rực sáng thành vĩnh hằng, hai nhân vật bộc lộ những khía cạnh ôn hòa của
chính họ. Câu hỏi tôi muốn đặt ra ở đây là: Phải chăng bằng cách quan tâm đến
những khía cạnh dịu dàng nhất của nhân loại, bằng cách vuốt ve sự ấm áp không
thể chối cãi tồn tại ở đó, rốt cuộc chúng ta có thể tiếp tục sống trong thế giới
hữu hạn và đầy bạo lực này?
Khi
chạm đến tận cùng câu hỏi này, tôi bắt đầu nghĩ về cuốn sách tiếp theo. Đó là
vào mùa xuân năm 2012, không lâu sau khi Những bài học Hy Lạp xuất
bản. Tôi tự nhủ sẽ viết một cuốn tiểu thuyết tiến thêm một bước nữa về phía ánh
sáng và sự ấm áp. Ngập tràn tác phẩm này là cảm giác sáng choang, trong suốt.
Tôi nhanh chóng tìm ra tên sách và viết được hai mươi trang bản thảo đầu tiên,
rồi buộc phải dừng lại. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó bên trong ngăn cản tôi
viết cuốn tiểu thuyết này.
Cho
đến lúc đó, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc viết về Gwangju.
Tôi
mới chín tuổi khi gia đình rời Gwangju vào tháng 1/1980, khoảng bốn tháng trước
khi các cuộc thảm sát bắt đầu. Khi tôi tình cờ nhìn thấy gáy sách lộn ngược của Sách
ảnh Gwangju trên kệ vài năm sau, và xem qua lúc không có người lớn nào
xung quanh, tôi đã mười hai tuổi. Cuốn sách chứa những bức ảnh của thường dân,
sinh viên Gwangju bị giết bằng gậy, lưỡi lê và súng khi chống lại lực lượng
quân sự vừa thực hiện đảo chính. Được những người sống sót và gia đình người chết
xuất bản, phân phối bí mật, cuốn sách làm chứng cho sự thật vào thời điểm mà sự
thật còn bị bóp méo, xuyên tạc do truyền thông bị đàn áp khốc liệt. Là một
đứa trẻ, tôi chưa hiểu hết ý nghĩa chính trị của những hình ảnh đó, nhưng những
khuôn mặt dập nát trong sách đã in hằn trong tâm trí tôi câu hỏi cơ bản về con
người: Đây có phải là hành động của một con người đối với con người hay không?
Và sau đó, nhìn thấy một bức ảnh chụp hàng người vô tận chờ hiến máu bên ngoài
bệnh viện đại học, tôi lại tự hỏi: Đây có phải là hành động của một con người đối
với con người hay không? Hai câu hỏi này trông thì giống nhau, nhưng chúng xung
khắc và dường như không thể hòa giải. Sự thiếu tương thích của chúng là một nút
thắt mà tôi không thể tháo gỡ.
Vì
vậy, vào một ngày xuân năm 2012, khi thử viết một cuốn tiểu thuyết tươi sáng,
ngợi ca cuộc sống, tôi một lần nữa phải đối mặt với vấn đề chưa được giải quyết
này. Tôi đã mất cảm giác tin tưởng sâu sắc vào con người từ lâu. Vậy làm sao
tôi có thể vỗ về thế giới? Tôi nhận ra rằng mình phải đối mặt với câu đố không
lời đáp này nếu muốn tiến về phía trước. Tôi hiểu rằng viết là cách duy nhất để
vượt qua nó.
Tôi
dùng phần lớn thời gian của năm đó để phác thảo tiểu thuyết, hình dung sự kiện
tháng 5/1980 ở Gwangju sẽ tạo thành một lớp nghĩa trong cuốn sách. Vào tháng
12, tôi đến thăm nghĩa trang ở Mangwol-dong. Lúc đó đã quá trưa, một ngày sau
trận tuyết lớn. Sau đó, khi ánh sáng mờ dần, tôi bước ra khỏi nghĩa trang băng
giá với bàn tay đặt lên ngực, cạnh trái tim. Tôi tự nhủ rằng cuốn tiểu thuyết
tiếp theo này sẽ nhìn trực diện vào Gwangju, thay vì dành cho nó một lớp nghĩa
duy nhất. Tìm được một cuốn sách thu thập hơn 900 lời chứng, tôi dành chín giờ
mỗi ngày trong suốt một tháng để đọc từng câu chuyện trong đó. Rồi tôi đọc ngấu
nghiến không chỉ về Gwangju mà còn về các trường hợp bạo lực nhà nước khác.
Nhìn xa hơn và quay ngược về quá khứ, tôi đọc về những cuộc thảm sát mà con người
liên tục gây ra khắp thế giới trong suốt chiều dài lịch sử.
Trong
quá trình nghiên cứu chuẩn bị cho cuốn tiểu thuyết, có hai câu hỏi thường xuyên
hiện lên trong tâm trí tôi. Ở độ tuổi 20, tôi đã viết những dòng này lên trang
đầu tiên của mỗi cuốn nhật ký mới:
Hiện
tại có thể giúp quá khứ không?
Người
sống có thể cứu người chết không?
Càng
đọc, tôi càng nhận ra rằng đây là những câu hỏi không thể trả lời. Thông qua sự
chạm trán dai dẳng với những khía cạnh đen tối nhất của nhân loại, tôi cảm thấy
những tàn dư của niềm tin vào con người – vốn đã gãy đổ từ lâu trong tôi – nay
vỡ vụn hoàn toàn. Tôi gần như từ bỏ cuốn tiểu thuyết. Rồi tôi đọc được những
trang nhật ký của một giáo viên trẻ dạy trường buổi tối. Park Yong-jun, một
thanh niên nhút nhát, trầm tính, đã tham gia vào “cộng đồng tuyệt đối” của những
công dân tự trị hình thành ở Gwangju trong 10 ngày nổi dậy vào tháng 5/1980.
Anh ấy bị bắn chết tại tòa nhà Hiệp hội Nữ Thanh niên Cơ đốc (Young Women’s
Christian Association) gần trụ sở hành chính tỉnh. Anh đã chọn ở lại, dù biết rằng
binh lính sẽ tấn công lần nữa vào sáng sớm. Trong đêm cuối cùng đó, anh viết
vào nhật ký: “Chúa ơi, tại sao lương tâm con lại đau khổ và cắn rứt như vậy?
Con muốn được sống”.
Khi
đọc những câu này, tôi thấy ngay đường đi của cuốn tiểu thuyết, sáng rõ như ban
ngày. Và hai câu hỏi của tôi phải đảo ngược.
Quá
khứ có thể giúp hiện tại không?
Người
chết có thể cứu người sống không?
Về
sau, khi đang viết Bản chất của người (Human Acts), vào những khoảnh khắc nhất
định, tôi nhận thấy rằng quá khứ thực sự đang giúp hiện tại, và người chết đang
cứu người sống. Thỉnh thoảng tôi lại ghé thăm nghĩa trang ấy, chẳng hiểu sao
lúc nào trời cũng trong xanh chứ không còn lạnh giá. Tôi sẽ nhắm mắt lại, để những
tia nắng màu cam tràn vào mí mắt tôi. Tôi cảm thấy đó là ánh sáng của sự sống.
Tôi cảm thấy ánh sáng và không khí bao bọc tôi trong ấm áp khôn tả.
Những
câu hỏi còn đọng lại lâu trong tôi sau khi tôi nhìn thấy cuốn sách ảnh đó là:
Con người sao lại bạo lực đến vậy? Và tại sao đồng thời, con người có thể
chống lại bạo lực có sức mạnh áp đảo đến vậy? Thuộc về giống loài có
tên là loài người có nghĩa là gì? Để băng qua “con đường không-thể-qua” nối
khoảng không giữa hai vách đứng của nỗi sợ của con người và phẩm giá con người,
tôi cần sự trợ giúp của người chết. Cũng như trong cuốn tiểu thuyết này, Bản
chất của người, cậu bé Dong-ho kéo tay mẹ để thúc giục bà đi về hướng mặt
trời.
Tất
nhiên, tôi không thể đảo ngược những gì đã xảy ra với người chết, thân nhân họ
hay người sống sót. Những gì tôi có thể làm là truyền cho họ cảm giác, cảm xúc,
và sự sống đang đập trong cơ thể tôi. Mong muốn thắp nến ở đoạn đầu và cuối cuốn
tiểu thuyết, tôi đã đặt cảnh thứ nhất trong nhà thi đấu địa phương, là nơi
quàn những thi thể của người chết và nơi tiến hành tang lễ. Ở đó, chúng ta chứng
kiến cậu bé mười lăm tuổi Dong-ho phủ những tấm vải trắng lên các thi thể và
thắp nến. Cậu nhìn đăm đăm vào cái lõi xanh nhạt của từng ngọn lửa.
Tên
tiếng Hàn của tiếu thuyết này là Sonyeon-i onda. Từ cuối cùng
“onda” là thì hiện tại của động từ “oda”, có nghĩa là “đến”. Ngay khoảnh khắc
thiếu niên sonyeon được gọi bằng ngôi thứ hai là “em”, dù thân mật hay không, cậu
ấy lập tức tỉnh dậy trong ánh sáng mờ ảo và bước về phía hiện tại. Những bước
chân của cậu ấy là của một linh hồn. Cậu ấy càng lúc càng đến gần và biến
thành cái bây giờ. Khi thời gian và không gian trong đó cái ác của con người
và phẩm giá con người tồn tại song song trong đối cực được gọi là Gwangju,
thì cái tên đó không còn là danh từ riêng chỉ một thành phố duy nhất, mà trở
thành một danh từ chung. Đó là điều tôi học được khi viết cuốn sách này. Nó xảy
đến với chúng ta – hết lần này đến lần khác, xuyên qua thời gian, không gian –
và luôn ở thì hiện tại. Thậm chí là bây giờ.
***
Khi
cuốn sách hoàn thành và xuất bản vào mùa xuân năm 2014, nỗi đau mà nó gây ra
nơi độc giả khiến tôi ngạc nhiên. Tôi phải dành thời gian suy nghĩ xem nỗi đau
tôi cảm thấy trong quá trình sáng tác và những khổ sầu độc giả bày tỏ với tôi
có liên quan với nhau thế nào. Có gì đằng sau nỗi thống khổ ấy? Phải chăng do
chúng ta muốn đặt niềm tin vào nhân loại, và khi niềm tin ấy bị lung lay, ta cảm
thấy như chính bản thân đang bị phá hủy? Phải chăng chúng ta muốn yêu nhân loại,
và đây là nỗi đau mà chúng ta cảm thấy khi tình yêu ấy bị đập tan tành? Phải
chăng Tình yêu sinh ra nỗi đau, và nỗi đau là bằng chứng của tình yêu?
Tháng
6 cùng năm, tôi mơ thấy mình đang đi qua một cánh đồng bao la trong tuyết rơi
lác đác. Hàng nghìn hàng vạn gốc cây đen rải rác khắp cánh đồng, sau mỗi gốc
cây là một gò mả. Có chỗ tôi bước xuống nước, và khi nhìn lại tôi thấy biển
đang tràn vào từ rìa cánh đồng, mà trước đó tôi nhầm là đường chân trời. Tại
sao lại có mộ ở một nơi như thế này? Tôi tự hỏi. Chẳng phải tất cả xương cốt
trong những gò mả thấp gần biển đã bị cuốn trôi rồi sao? Ít nhất, tôi có nên
di dời xương cốt lên các gò cao hơn, ngay bây giờ, trước khi quá muộn? Nhưng
làm cách nào? Tôi thậm chí không có cái xẻng nào. Nước đã lên đến mắt cá chân
tôi. Tôi tỉnh dậy, nhìn ra cửa sổ thấy vẫn còn tối, trực giác cho tôi biết rằng
giấc mơ này đang nói với tôi điều gì đó quan trọng. Sau khi ghi lại giấc mơ,
tôi nghĩ rằng đây có thể là khởi đầu cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình.
Tuy
nhiên, tôi chưa có ý tưởng rõ ràng về hướng đi. Tôi bắt tay vào cuốn sách mới,
loại bỏ dần những cách mở đầu của một số câu chuyện tiềm năng mà tôi tưởng tượng
sau giấc mơ. Cuối cùng, vào tháng 12/2017, tôi thuê phòng trên đảo Jeju và dành
khoảng hai năm tiếp theo đi về giữa Jeju và Seoul. Dạo bước trong rừng, dọc
theo biển, trên con đường làng, cảm nhận thời tiết cực đoan của Jeju vào mỗi
khoảnh khắc – gió, ánh sáng, tuyết và mưa – tôi dần hình dung rõ nét phác thảo
của cuốn tiểu thuyết. Tương tự khi viết Bản chất của người, lần này
tôi cũng đọc lời chứng của người sống sót sau những cuộc thảm sát, nghiền ngẫm
tài liệu, rồi sau đó, với cách tiếp cận kiềm chế nhất có thể mà không quay lưng
lại với những chi tiết tàn nhẫn gần như không thể diễn tả bằng lời, tôi đã viết
nên Không lời từ biệt (We Do Not Part). Cuốn sách được
xuất bản gần bảy năm sau giấc mơ về những gốc cây đen và nước biển tràn bờ.
https://vanviet.info/wp-content/uploads/2024/12/S3-Copy-600x379.jpg
Bìa Bản
chất của người bản tiếng Việt, sách 350 trang. Ảnh: Nhã Nam
Trong
cuốn sổ tay tôi dùng trong quá trình sáng tác ấy, tôi đã ghi chú thế này:
Cuộc
sống tìm cách sống. Cuộc sống ấm áp.
Chết
là trở nên lạnh lẽo. Có tuyết phủ lên mặt thay vì tan chảy.
Giết
là làm lạnh.
Con
người trong lịch sử và con người trong vũ trụ.
Gió
và các dòng hải lưu. Dòng tuần hoàn của nước và không khí kết nối toàn thế giới.
Chúng ta được kết nối. Tôi cầu nguyện cho chúng ta được kết nối.
Tiểu
thuyết này chia thành ba phần. Nếu phần đầu là hành trình theo chiều ngang,
theo chân người kể chuyện Kyungha từ Seoul đến nhà của người bạn Inseon ở vùng
cao nguyên Jeju, xuyên qua tuyết rơi dày đặc để tìm đến chỗ chú chim nhỏ mà cô
được giao nhiệm vụ cứu sống, thì phần thứ hai theo con đường thẳng đứng dẫn
Kyungha và Inseon đến một trong những đêm đen tối nhất của nhân loại – vào mùa
đông năm 1948, khi thường dân trên đảo Jeju bị thảm sát – và lặn sâu xuống đáy
đại dương. Trong phần thứ ba, cũng là phần cuối, hai người cùng thắp lên ngọn nến
dưới đáy biển.
Mặc
dù diễn tiến tiểu thuyết xoay quanh hai người bạn, tương tự cách họ thay phiên
nhau giữ ngọn nến, nhân vật chính thực sự, đồng thời là người liên hệ với cả
Kyungha và Inseon, là Jeongsim – mẹ của Inseon. Bà sống sót sau chuỗi thảm sát
trên đảo Jeju, đã chiến đấu để giành lại dù chỉ một mảnh xương của người thân
yêu, để bà có thể làm một đám tang tử tế. Bà, người không chịu ngừng than khóc.
Bà chịu đựng nỗi đau và đứng lên chống lại sự lãng quên. Bà, người không nói lời
từ biệt. Khi viết về cuộc đời bà, người bao năm tháng luôn sục sôi, đẫm đầy
cùng một nỗi đau và tình yêu, tôi nghĩ mình đặt ra những câu hỏi sau: Chúng ta
có thể yêu đến mức nào? Đâu là giới hạn của chúng ta? Chúng ta phải yêu đến mức
nào để duy trì được nhân tính đến tận cùng?
https://vanviet.info/wp-content/uploads/2024/12/S4-Copy-600x400.jpg
Nhà
văn Han Kang trong buổi họp báo của Viện Hàn lâm Thụy Điển hôm 6/12. Ảnh: Reuters
***
Ba
năm sau khi phát hành ấn bản tiếng Hàn của Không lời từ biệt, tôi vẫn
chưa hoàn thành cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình. Còn cuốn sách tôi hình
dung sẽ theo sau nó thì chờ đợi tôi mòn mỏi từ lâu. Đó là cuốn tiểu thuyết liên
kết với Sách Trắng (The White Book), tác phẩm tôi viết
ra từ mong muốn cho người chị ruột – đã qua đời hai giờ sau khi chào đời – mượn
tạm cuộc sống của mình trong giây lát, và cũng để săm soi vào những thành tố
làm nên chúng ta mà không gì phá hủy nổi, dù trời long đất lở. Như mọi khi, thật
khó dự đoán khi nào sẽ hoàn thành tác phẩm, nhưng tôi vẫn miệt mài viết, dù chậm.
Tôi sẽ vượt qua những cuốn sách đã viết để đi tiếp. Cho đến khi tôi ngoái lại
nhìn và thấy chúng không còn trong tầm mắt mình nữa. Xa nhất có thể mà đời tôi
cho phép.
Khi
rời xa tôi, các tác phẩm tiếp tục đời sống độc lập và đi theo số phận riêng của
chúng. Cũng như hai chị em ở cạnh nhau mãi mãi trong chiếc xe cứu thương, khi
ngọn lửa xanh rực cháy bên ngoài cửa kính. Cũng như người phụ nữ sắp lấy lại giọng
nói, dùng ngón tay mình viết vào lòng bàn tay của người đàn ông – trong tĩnh
lặng, trong bóng tối. Cũng như chị ruột tôi, đã qua đời chỉ sau hai giờ đến với
thế giới này, và người mẹ trẻ măng của tôi ôm con van cầu: “Đừng chết, xin đừng
chết” cho đến phút cuối cùng. Những linh hồn đó sẽ đi xa đến đâu – những linh hồn
tụ lại thành vầng sáng màu cam rực rỡ sau mí mắt nhắm của tôi, bao bọc tôi
trong ánh sáng ấm áp khôn tả? Những ngọn nến sẽ rọi xa đến đâu – những ngọn nến
được thắp lên tại hiện trường mỗi vụ giết chóc, trong thời gian và không gian bị
tàn phá bởi bạo lực không thể tưởng tượng được, ngọn nến trên tay những con người
thề không bao giờ nói lời từ biệt? Phải chăng chúng sẽ lướt đi từ sợi bấc này
sang sợi bấc khác, từ trái tim này sang trái tim kia, trên một sợi chỉ vàng?
Trong
cuốn sổ nhỏ tôi tìm thấy ở hộp giày cũ vào tháng 1 năm ngoái, tôi của quá khứ,
viết vào tháng 4/1979, đã tự hỏi mình:
Tình
yêu ở đâu?
Tình
yêu là gì?
Còn
đến mùa thu năm 2021, khi Không lời từ biệt xuất bản, tôi xem
hai vấn đề sau đây là cốt lõi:
Tại
sao thế giới đầy bạo lực và đớn đau?
Mà
vẫn có thể đẹp tươi đến vậy?
Suốt
thời gian dài, tôi tin rằng cuộc đấu tranh bên trong căng thẳng giữa những
câu này là lực đẩy đằng sau sự nghiệp viết lách của mình. Từ cuốn tiểu thuyết đầu
tiên đến cuốn mới nhất, những câu hỏi neo giữ trong tâm trí tiếp tục thay đổi
và phát triển, nhưng chỉ có hai câu này là bất biến. Nhưng hai, ba năm trước,
tôi bắt đầu nghi ngờ. Có thật sự là tôi chỉ bắt đầu tự hỏi mình về tình yêu – về
nỗi đau kết nối chúng ta – sau khi Bản chất của người ra mắt bản
tiếng Hàn vào mùa xuân năm 2014 không? Từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên đến cuốn mới
nhất, chẳng phải lớp sâu nhất của các truy vấn của tôi đều luôn hướng về tình
yêu hay sao? Phải chăng tình yêu thực sự là âm điệu cổ xưa và căn bản nhất
trong cuộc đời tôi?
Tình
yêu nằm ở một nơi riêng tư được gọi là “trái tim của tôi”, đứa trẻ đã viết vào
tháng 4/1979. (Nó nằm trong lồng ngực đập thình thịch của tôi). Và về
tình yêu là gì, đây là câu trả lời của cô bé. (Nó là
sợi chỉ vàng kết nối trái tim của chúng ta).
Tôi
huy động toàn bộ cơ thể mình khi viết. Tôi sử dụng tất cả giác quan để nhìn,
nghe, ngửi, nếm, trải nghiệm sự dịu dàng, ấm áp, lạnh lẽo, đớn đau; để nhận thấy
tim mình đập nhanh và cơ thể cần thức ăn nước uống; để đi và chạy; để cảm nhận
gió, mưa, tuyết trên da; để nắm giữ những bàn tay. Tôi cố gắng truyền những cảm
giác sống động mà tôi – một sinh vật phàm trần với dòng máu nóng chảy trong cơ
thể – cảm nhận được, vào câu chữ của mình. Như thể truyền đi một luồng điện. Và
khi biết luồng điện này đã được truyền đến độc giả, tôi kinh ngạc và xúc động.
Trong những khoảnh khắc này, tôi lần nữa trải nghiệm sợi chỉ ngôn ngữ kết nối
chúng ta, mối liên quan giữa những câu hỏi của tôi với của độc giả, thông qua
luồng điện sống động ấy. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những ai đã kết
nối với tôi qua sợi chỉ đó, cũng như những ai sẽ đến tham gia kết nối trong
tương lai.
Nga lên tiếng về tình
hình Syria sau khi cho Tổng thống Assad tị nạn
Dân Trí Online
Thứ
tư, 11/12/2024 - 20:35
(Dân
trí) - Nga xác nhận đang liên lạc với chính quyền mới ở Syria sau khi chính quyền
Tổng thống Bashar Assad bị lật đổ.
Tổng
thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Reuters).
"Tất
nhiên, chúng tôi không thể né tránh việc liên lạc với những người kiểm soát
tình hình trên thực địa vì chúng tôi có cơ sở và nhân lực của mình ở đó",
người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo hôm 11/12.
Khi
được hỏi về số lượng quân nhân Nga vẫn đồn trú tại Syria, người phát ngôn Điện
Kremlin đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể, cho biết rằng thông tin như vậy
chỉ có thể do các quan chức quân sự cung cấp.
Nga
có hai cơ sở chính tại Syria, gồm căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân
Khmeimim. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Nga tiếp cận Địa
Trung Hải và châu Phi.
Cơ
quan tình báo Ukraine hôm 10/12 cho biết Nga có kế hoạch sơ tán căn cứ
Khmeimim, đồng thời quân đội Nga đã bắt đầu tháo dỡ thiết bị tại căn cứ Tartus.
Moscow chưa lên tiếng về thông tin này.
"Chúng
tôi đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến ở Syria. Chúng tôi duy trì liên lạc với
những người đang kiểm soát tình hình hiện tại. Điều này rất quan trọng vì nước
này là nơi đặt các căn cứ và phái bộ ngoại giao của chúng tôi", người phát
ngôn Điện Kremlin lưu ý.
Ông
Peskov nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến sự an toàn của các cơ sở của Nga tại
Syria là vô cùng quan trọng và là ưu tiên hàng đầu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục
theo dõi tình hình, chắc chắn sẽ hành động dựa trên thực địa", ông nói
thêm.
Ông
Peskov khẳng định Nga đang duy trì đối thoại với tất cả các quốc gia Trung
Đông, đồng thời cảnh báo các cuộc không kích gần đây của Israel xung quanh Cao
nguyên Golan và các vùng đệm có thể làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã bất ổn
ở Syria.
Ông
Peskov cũng bày tỏ mong muốn ổn định nhanh chóng trong khu vực và các bước hướng
tới một giải pháp hợp pháp cho cuộc xung đột.
"Đã
có thời điểm Nga giúp Syria đối phó với khủng bố và giúp ổn định tình hình vốn
đe dọa toàn bộ khu vực. Nga đã nỗ lực đáng kể để đạt được mục tiêu đó. Nga đã
hoàn thành nhiệm vụ của mình", ông Peskov nhấn mạnh.
"Sau
đó, chính quyền Assad đã nắm quyền ở nước này, nỗ lực đảm bảo sự phát triển,
nhưng thật không may, tình hình đã đến mức như vậy", ông Peskov nói, đồng
thời cho biết "bây giờ, chúng ta cần hành động dựa trên thực địa".
Khi
được hỏi liệu sự thay đổi chính phủ ở Syria sẽ tác động như thế nào đến ảnh hưởng
địa chính trị của Nga ở Trung Đông, người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh rằng
"Nga vẫn duy trì đối thoại với tất cả các quốc gia trong khu vực".
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục theo cách này", ông Peskov nói.
Người
phát ngôn Điện Kremlin đầu tuần này xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cấp
quy chế tị nạn cho Tổng thống Assad và gia đình vì lý do nhân đạo.
"Việc
từ bỏ tiến trình thực hiện nghĩa vụ của người đứng đầu nhà nước là quyết định
cá nhân của ông Assad", ông Peskov cho biết.
Mikhail
Ulyanov, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga, cho hay quyết định cấp cơ chế tị nạn
cho ông Assad phản ánh cam kết của Nga với các đồng minh trong thời điểm đầy thử
thách. "Nga không phản bội bạn bè của mình trong những tình huống khó
khăn", ông nói.
Thứ
trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng xác nhận ông Assad đã được đưa đến
Nga "theo cách an toàn, bí mật nhất có thể" sau khi chính quyền của
ông sụp đổ.
Chính
quyền của ông Assad sụp đổ nhanh chóng chỉ sau 10 ngày lực lượng đối lập Hayat
Tahrir-al-Sham (HTS) và đồng minh mở chiến dịch tấn công quy mô lớn. Ông Assad
và gia đình đã lên máy bay rời khỏi đất nước trước khi phe đối lập tràn vào
dinh tổng thống.
Theo
Tass
-----------------------
Dòng
sự kiện: Phe nổi dậy lật đổ
chính quyền Syria
Thế cờ của các bên
sau khi chính phủ Syria sụp đổ
5
giờ
Chính quyền Assad sụp
đổ, Syria bước vào kỷ nguyên mới
6
giờ trước
Thực hư việc Nga vội
rút quân khỏi Syria khi chính quyền Assad bị lật đổ
9
giờ trước
Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc
rút quân của Nga khỏi Syria
11
giờ trước
Sự sụp đổ chóng vánh
của chế độ Assad và nguy cơ Syria chìm trong hỗn loạn
12
giờ trước
Đọc
thêm
No comments:
Post a Comment