Wednesday, 15 November 2023

Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ FACEBOOKER QUA VỤ BẮT BỚ ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG (BTV Tiếng Dân, tổng hợp)

 



 

Ý kiến của một số Facebooker qua vụ bắt bớ ông Lưu Bình Nhưỡng

BTV Tiếng Dân, tổng hợp

15/11/2023

https://baotiengdan.com/2023/11/15/y-kien-cua-mot-so-facebooker-qua-vu-bat-bo-ong-luu-binh-nhuong/

 

Nguyễn Thông: Không bất ngờ

 

Ông Nhưỡng (Lưu Bình Nhưỡng) cán bộ cấp cao của thể chế, của hệ thống chính trị đang cai trị xứ này, có dính dáng tới giang hồ, xã hội đen hay không như công an và báo chí mậu dịch thông tin thì tôi không rõ; tự thâm tâm, nghĩ một người như ông Nhưỡng khó mà can tội ấy. Nhưng không tội này sẽ có tội khác, chẳng hạn trốn thuế, giống Hải điếu cày, Trần Vũ Hải. Xứ này đứa nào mà chả… trốn thuế. Càng lắm tiền, đại gia, càng trốn thuế tợn.

 

Cũng đã kha khá lâu, hồi ông Nhưỡng lặn lội về làng Hoành, xã Đồng Tâm đầu năm 2020, tôi có biên mấy chữ trên phây búc, rằng “đương sự” Nhưỡng sớm muộn cũng bị bắt, bởi can tội đứng về phía dân, bênh vực dân, đi ngược lại dòng chủ lưu.

 

Giờ thì đại biểu nhân dân Lưu Bình Nhưỡng đã trở thành bị can Lưu Bình Nhưỡng. Chỉ có điều, không phải ai bị bắt cũng là người xấu. Nhưỡng là trường hợp này.

 

                                                          ***

 

Kim Văn Chính: Loạn chăng?

 

Tôi biết, theo luật pháp Việt Nam, đại biểu Quốc hội do dân bầu và giữ các trọng trách trong Quốc hội, cũng còn có quyền nhất định gọi là “bất khả xâm phạm”.

 

Do vậy, nếu muốn bắt, hoặc tiếp theo là xử án các cựu đại biểu Quốc hội, thì đầu tiên là Quốc hội hoặc cơ quan được ủy quyền là Thường vụ Quốc hội, phải ra quyết định bãi miễn chức vụ dân bầu đại biểu Quốc hội.

 

Mới đây, Công an Thái Bình ngang nhiên bắt giam ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu Quốc hội, và hiện nay ông vẫn giữ chức Phó Ban dân nguyện của Quốc hội dù không còn là đại biểu Quốc hội nữa.

 

1. Nếu ông Nhưỡng thực sự có tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, phải bắt giam ngay từ khi chưa xử án, ta thấy xã hội loạn ở chỗ ông ấy đức cao vọng trọng, chém gió như điên trên Quốc hội, hóa ra chỉ là một anh đạo đức giả.

 

2. Công an Thái Bình quá đà hoặc theo lệnh ai đó đã cường điệu hóa tội danh của ông Nhưỡng, bắt giam không cần thiết, lại đưa rộng lên mặt báo như thế này (trong khi tội của ông chỉ khi tòa án kết luận mới thành tội), thì đất nước cũng loạn ở chỗ, để ngành công an và báo chí có thể hãm hại một người lành như vậy…

 

                                                        ***

 

Dương Quốc Chính: Bảo kê của bảo kê

 

Nhiều người hỏi mình về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt. Mình trả lời nhanh là chắc lý do bị bắt, như nhiều vụ tương tự, không phải là bản chất, đại khái như 2 bao cao su thôi. Lý do thật người ta không thể, không muốn công bố.

 

Còn bình luận về lý do được công bố, mình DỰ ĐOÁN thế này. Ông Nhưỡng dân Thái Bình, nên chắc có mối quan hệ với chú xã hội đen đồng hương kia, chú đó làm bảo kê các mỏ cát.

Chú đó có thể đã mượn danh ông Nhưỡng để đe dọa các doanh nghiệp khác, thậm chí đe cả cơ quan chức năng, chuyện này khá phổ biến ngoài xã hội. Đại khái nó chém: Tao là cháu chú Nhưỡng, chúng mày muốn bay chức về quê chăn gà không?

 

Nếu chú Nhưỡng không tham gia trực tiếp, không xác nhận chuyện đó thì coi như thằng kia giang hồ mõm (bọn này mới đông). Nhưng CÓ LẼ anh Nhưỡng cũng đã từng tham gia xác nhận mối quan hệ kia. Đại khái tham gia bữa nhậu chung, rồi cũng làm gì đó hay nói gì đó để BẢO KÊ CHO BẢO KÊ, mà bị lưu lại bằng chứng.

 

Thường các quan chức cũng hay có những mối quan hệ kiểu này, có thể là thằng em, thằng cháu làm công tác xã hội thật, nhiều khi chỉ là quan hệ xã hội bình thường thôi, giúp nhau vô tư, tiền nong không được bao nhiêu. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bị lưu lại làm bằng chứng hoặc bị bẫy về mối quan hệ không được trong sáng này.

 

Bẫy bằng xã hội đen cũng như bẫy bằng gái thôi. Có thể chỉ là quan hệ ngoài luồng trên mức tình cảm chút. Nếu là cha căng chú kiết thì chả ai quan tâm, nhưng nếu là đang bị soi, tìm cớ để đánh, thì sẽ là cơ hội tốt.

 

Mình chỉ dự đoán câu chuyện bên trên, vì thực tế CA thường không bao giờ bịa tội danh đâu, đều đúng hoặc gần đúng cả, chẳng qua nó không phải là lý do thực tế dẫn tới bắt bớ.

 

                                                           ***

 

Trương Nhân Tuấn: Đọc tin trên báo thấy là ông nghị Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Thật hay không, vụ “cưỡng đoạt tài sản”, chỉ có trời và công an biết. Điều tôi biết chắc chắn là, có một tổ chức chính trị, không chỉ “cưỡng đoạt tài sản” của toàn dân, tổ chức này còn tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân, chiếm đoạt mọi quyền sống tối thiểu của người dân.

 

Tổ chức này gây tội ác mà lấy hết “trúc nam sơn” làm bút cũng không đủ để viết hết tội ác mà tổ chức đã gây ra. Vậy mà không một thế lực nào dám đụng đến tổ chức này hết cả. Tổ chức đó là tổ chức nào?

 

                                                           ***

 

Trần Thanh Cảnh: Củng cố thêm nhận định, trong hoàn cảnh hiện nay, các quan chức ai cũng có thể vào lò, bất cứ lúc nào!

 

                                                             ***

 

Võ Xuân Sơn: Thông tin lờ mờ

Sáng ra, đọc ngay được thông tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, vì tội cưỡng đoạt tài sản. Hơi bất ngờ một chút, vì ngay lúc đó không nhớ rõ ông ấy còn là Đại biểu Quốc hội hay không.

 

Thế rồi sau đó, đọc được vài bài viết, thể hiện sự buồn bã vì ông ấy bị bắt. Nhưng rồi lại đọc được những bài viết hả hê với việc ông ấy bị bắt. Những người không có thông tin như tôi, chắc cũng chẳng biết thông tin đúng là gì. Đã từ lâu, những tội trạng được công bố khi bắt những người nổi tiếng không làm cho người ta tin. Hầu hết đều nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ.

 

Mà thôi, cũng đâu có gì để mà bàn luận. Công lí và niềm tin ở xã hội này là những thứ mà chúng ta chỉ nghe nói, tưởng tượng ra, chứ khi nhìn, sờ thấy nó thì bộ mặt nó thật là kinh khủng khiếp. Trong xã hội ngày nay, điều còn có thể làm cho chúng ta tin tưởng nhất, khốn nạn thay, đó lại chính là cảm tính. Chúng ta chỉ có thể tin vào cái cảm tính, do trực giác mang lại.

 

Mà cái cảm tính nó sẽ không biết xoay theo chiều nào, khi bản thân người, vật, sự việc… không có màu sắc rõ ràng. Khi nó lờ nhờ, đen không ra đen, trắng chẳng ra trắng, hay còn gọi là “sọc dưa”, thì không thể biết nó là cái gì, nó như thế nào.

 

                                                             ***

 

Thái Hạo: Lướt Facebook, vừa bấm hủy kết bạn với vài người trong danh sách bạn bè khi tình cờ thấy họ hả hê với tin ông Nhưỡng bị bắt. Tôi không rõ thực hư, nhưng đã chán những kẻ mà gặp ai cũng chửi. Không muốn nhìn thấy nữa những người đã mất hết niềm tin vào con người và cuộc sống, ai chưa bị hủy kb thì xin tự rời đi cho.

 

                                                           ***

 

Chu Mộng Long: LƯU BÌNH NHƯỠNG DÍNH VÀO XÃ HỘI ĐEN

 

Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội nhiều khoá, bị bắt về tội cưỡng đoạt tài sản.

 

Theo thông tin báo chí, việc bắt ông Nhưỡng là kết quả mở rộng điều tra vụ án Cường quắt. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Băng nhóm xã hội đen Cường quắt “sở hữu trái phép” các bãi cát để bảo kê, ăn chặn hàng chục tỉ đồng của các doanh nghiệp khai thác cát.

 

Thật khó hiểu khi một quan chức của Quốc hội dính vào xã hội đen. Ẩn số nằm ở cái gọi là “sở hữu trái phép” kia chăng? Lưu ý, theo báo chí và thông tin từ Bộ Công an, các doanh nghiệp bị cưỡng đoạt tài sản, tức bị hại, trong vụ án này không phải là “cát tặc” mà là khai thác hợp pháp theo giấy phép của UBND Tỉnh.

 

Một băng nhóm xã hội đen lộng hành, có sức mạnh cao hơn chính quyền địa phương thì chỉ có thể nấp dưới bóng ông trùm bảo kê ở trung ương. Lưu Bình Nhưỡng là ông trùm này? Ông giúp cho đám xã hội đen có cái “quyền sở hữu” các bãi cát ở Thái Bình?

 

Dư luận rất cảm tính khi dựa vào mấy phát ngôn “vì dân” của nhân vật nổi tiếng nào đó rồi phán đoán rằng vụ án chẳng qua là đấu đá nội bộ hay trả thù. Theo dõi Lưu Bình Nhưỡng, tôi thấy các phát ngôn của ông có “vì dân”, nhưng không có phát ngôn nào gây “thù ghét” đối với chính quyền. Vì ông là người có chức quyền. Dân ta dễ rơi vào bẫy dân túy thật!

 

Triết gia M. Foucault nói: “Đừng tin vào ngôn ngữ!” Cá nhân tôi không tin vào phát ngôn của ông nào, dù đó là Lưu Bình Nhưỡng hay Nguyễn Minh Thuyết… Đặc biệt phát ngôn của thập loại giáo sư, tiến sĩ thì càng không tin!

 

                                                           ***

 

 Dương Quốc Chính: Dự là bộ cổng này là quà tặng của thằng cháu bảo kê kia tặng chú. Nên được coi là tang vật vụ án. Đại khái chú giúp cháu, xong rồi chú xây nhà, cháu cám ơn bằng bộ cổng gỗ quý, giá trị độ dăm chục, trăm củ. Có bằng chứng đây rồi, là thành đồng phạm với thằng kia thôi.

 

CA không làm mấy chuyện ất ơ đâu, đều có mục đích cả. Chuyện CA đi đo cánh cổng thấy nhảm mà không nhảm đâu.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-102-213x420.jpg

 

                                                            ***

 

Trần Thanh Cảnh: Điểm báo cả trong và ngoài nước cũng chẳng biết gì hơn. Thực sự hoang mang…

 

Cơ mà khám xét tìm thấy vàng, đô la, kim cương, đá quý hoặc khối lượng tiền mặt nhiều chẳng nói. Đằng này là…hai cánh cổng! Nhẽ cổng nhà ông này bằng gỗ sưa nguyên khối?

 

Càng thấy lạ!

 

Không hiểu nổi…

 

                                                             ***

 

Phạm Lưu Vũ: Nếu việc bắt bớ này là có thật, thì có mùi hèn hạ, tương tự vụ mấy bao cao su của Cù Huy Hà Vũ. Tôi tin Lưu Bình Nhưỡng.

__________

 

 

Bài liên quan: Công an khám xét ngôi nhà liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng ở Thái Bình (VNE).

 

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats