Nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã từ giã cõi nhân gian
Huỳnh Duy Lộc -
Saigon Nhỏ
29 tháng 11, 2023
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/nha-van-nhac-si-nguyen-dinh-toan-da-tu-gia-coi-nhan-gian/
Ông Nguyễn Đình Toàn (ảnh: Uyên Nguyên)
Tin
từ thân nhân nhà văn Nguyễn Đình Toàn cho hay ông vừa từ trần vào lúc 7 giờ 15
phút tối 28 Tháng Mười Một 2023 ở tuổi 87.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 Tháng Chín 1936 tại Bồ Đề, Gia
Lâm, ngoại thành Hà Nội. Theo lời họa sĩ Tạ Tỵ, “Gia Lâm bên kia bờ Hồng Hà, nối
liền với Hà Nội bằng nhịp cầu Long Biên vươn dài ngang dòng nước đỏ phù sa”.
Ông di cư vào Nam năm 1954, viết văn, làm thơ, viết kịch, cộng tác với tạp chí
Văn của ông Nguyễn Đình Vượng và tạp chí Văn Học của ông Phan Kim Thịnh.
Từ đầu thập niên 1960, ông đã gây chú ý với tập thơ “Mật đắng” và cuốn
tiểu thuyết “Chị em Hải” (1962) như ghi nhận của Tạ Tỵ:
“Nguyễn Đình Toàn mở đầu nghiệp văn của mình bằng tác phẩm ‘Chị em Hải’
đăng từng kỳ rên nhật báo Tự Do và cũng do cơ sở này xuất bản. Tác phẩm ra đời,
đưa ngay nhà văn vào hẳn khung trời văn nghệ và được dư luận liệt vào thế hệ ‘đợt
sóng mới’ của văn chương Việt Nam”.
Sau “Chị em Hải” là những tiểu thuyết như “Những kẻ đứng bên lề”
(1964), “Con đường” (1967), “Ngày tháng” (1968), “Phía ngoài” (1969), “Giờ ra
chơi” (1970), “Đêm hè” (1970), “Đêm lãng quên” (1970), “Không một ai” (1971),
“Đám cháy” (1971).
Ông được công chúng biết đến khi phụ trách một chương trình ca nhạc
trên Đài phát thanh Sài Gòn và khi đặt lời cho ca khúc “Tình khúc thứ nhất” của
nhạc sĩ Vũ Thành An vào năm 1965.
Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, ông chịu chung số phận với nhiều văn nghệ sĩ
miền Nam, sách của ông bị cho là “đồi trụy”, bị tịch thu và bản thân ông bị bắt
hai lần, đi cải tạo gần sáu năm. Ông sang Mỹ định cư từ cuối năm 1998, cùng với
vợ phụ trách chương trình “Đọc sách” cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và viết cho
mục Văn học nghệ thuật trên tuần báo Việt Tide của nhà văn Nhật Tiến cho
tới khi nghỉ hưu.
Mãi đến khi ông đã định cư ở hải ngoại và tiếp tục hoạt động sáng tác,
công chúng mới biết đến những sáng tác âm nhạc của ông và nhận ra một khía cạnh
khác của ông như ca sĩ Quỳnh Giao đã ghi nhận: “Nguyễn Đình Toàn là nhà văn, là
thi sĩ và giới thiệu nhạc bằng cảm quan của một nhà thơ. Ông cũng là nhạc sĩ đã
sáng tác rất nhiều, nhưng tác phẩm bị trùm lấp trong biến cố 1975…”
Ca sĩ Khánh Ly đã thực hiện ở hải ngoại hai album nhạc gồm những ca
khúc của Nguyễn Đình Toàn (“Hiên cúc vàng” và “Mưa trên cây hoàng lan”), cho thấy
ngoài khả năng thẩm âm tinh tế đã giúp cho ông chọn lựa những giọng ca khi thực
hiện chương trình “Nhạc chủ đề” khi xưa, ông còn có khả năng phổ nhạc vào những
câu thơ của chính mình.
___________________
Văn/Thơ/Ca
Từ Nguyễn Đình Toàn, Như Một Lời Tuyên Cáo!
Thơ,
nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn
Nguyễn
Đình Toàn, người gõ cửa ký ức
_____________________
Nhà thơ Du Tử Lê đã ghi nhận:
“Di cư vào miền Nam năm 1954, Nguyễn Đình Toàn trở thành biên tập viên
Đài phát thanh quốc gia (mọi người quen gọi là Đài phát thanh Sài Gòn để phân
biệt với Đài Quân đội). Những năm đầu ở miền Nam, ngoài công việc thường lệ của
một biên tập viên phát thanh, Nguyễn Đình Toàn còn cùng ký giả Phan Lạc Phúc chủ
trương một chương trình văn học, nghệ thuật cho Đài Sài Gòn.
Nhưng ông được quần chúng biết tới nhiều hơn cả khi ông cùng nhạc sĩ Vũ
Thành An thực hiện chương trình “Nhạc chủ đề”. Đây cũng là thời gian xuất hiện
của hai tình khúc như hai cơn bão nhỏ lay động giới trẻ miền Nam: ca khúc “Tình
khúc thứ nhất” và “Em đến thăm anh đêm ba mươi”, nhạc Vũ Thành An, lời Nguyễn
Đình Toàn, ra đời với cách nói khác, cách nói luôn mở ra những chân trời mới lạ,
ảnh hưởng từ những nhân sinh quan Tây phương. Ở thời điểm cuối thập niên 1950 –
đầu thập niên 1960 thì đó là cách nói cực kỳ mới mẻ. Người ta không thể tìm thấy
ý niệm “niềm vui trong thiên tai,” “yêu nhau như thời gian làm giông bão” trong
bất cứ một ca từ nào của nền tân nhạc Việt Nam, kể từ tiền chiến…”
Nguyễn Đình Toàn đã đưa vào thơ Việt hình ảnh những “thiên thần mắc đọa”
(fallen angels) trong tôn giáo Tây phương, những thiên thần đã phạm trọng tội
trên thiên đường nên bị Thượng đế đày xuống trần thế hay “đày xuống địa ngục và
bị trói chặt bằng xiềng xích của bóng tối cho tới Ngày phán xử cuối cùng” như lời
trong Thư Peter II của kinh Tân Ước. Thế nhưng những thiên thần mắc đọa trong
bài thơ “Tình khúc thứ nhất” của ông không phải là những kẻ phạm trọng tội mà
chỉ là:
“Thần
tiên gãy cánh đêm xuân
Bước lạc
sa xuống trần
Thành
tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng
thiên đường…”
Đã trót lạc bước sa xuống trần, những thiên thần mắc đọa đã trở thành
những tình nhân luôn quay quắt trong những nỗi đau khôn nguôi vì tình yêu ở chốn
trần thế là thứ tình cảm phù du nhất, bao giờ cũng chỉ là:
“Tình
vui trong phút giây thôi
Ý sầu
nuôi suốt đời…”
hay
“Tình
vui theo gió mây trôi
Ý sầu
mưa xuống đời…”
Trong những giây phút yêu đương thắm thiết nhất, những tình nhân –
thiên thần mắc đọa ấy không hề biết rằng trong sự sum vầy đã có mầm mống của
chia phôi và những tâm hồn chìm đắm trong tình yêu bao giờ cũng lẻ loi như những
cánh dơi mù bay quờ quạng trong bóng đêm:
“Có biết
đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những
cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài…”
Ngày tình yêu lên ngôi cũng là ngày mọi khổ đau, dằn vặt bắt đầu vì người
ta luôn sợ đánh mất tình yêu hay luôn nhớ tới những phút giây ngây ngất trong
tình yêu buổi ban đầu:
“Ngày
thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe
son vàng tả tơi
Trầm
mình trong hương đốt hơi bay
Mong
tìm ra phút sum vầy…”
Tình chỉ vui trong phút giây nên người ta khao khát những điều vĩnh cửu,
mong có được mãi mãi một tình yêu vững bền hay trở lại với những ngày tươi sáng
khi tình yêu vừa chớm nở:
“Xin
yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say.
Lá thốt
lên lời cây
Gió lú
đưa đường mây
Có yêu
nhau xin những ngày thơ ngây
Lúc mắt
chưa nhạt phai
Lúc tóc
chưa đổi thay
Lúc môi
chưa biết dối cho lời…”
Mong ước ấy có lẽ sẽ không bao giờ thành hiện thực, nhưng những tình
nhân vẫn không hề hối tiếc, sẵn sàng chấp nhận bao đắng cay chỉ để có được những
giây phút hạnh phúc thật ngắn ngủi trong tình yêu ở trần thế:
“Ngày về
quê xa lắc lê thê
Trót
nghe theo lời u mê
Làm
tình yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng
còn dăm phút vui trần thế”.
___________
TÌNH KHÚC THỨ NHẤT
Tình
vui theo gió mây trôi
Ý sầu
mưa xuống đời
Lệ rơi
lấp mấy tuổi tôi
Mấy tuổi
xa người
Ngày thần
tiên em bước lên ngôi
Đã nghe
son vàng tả tơi
Trầm
mình trong hương đốt hơi bay
Mong
tìm ra phút sum vầy.
Có biết
đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những
cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
Lời nào
em không nói em ơi
Tình
nào không gian dối
Xin yêu
nhau như thời gian làm giông bão mê say.
Lá thốt
lên lời cây
Gió lú
đưa đường mây
Có yêu
nhau xin những ngày thơ ngây
Lúc mắt
chưa nhạt phai
Lúc tóc
chưa đổi thay
Lúc môi
chưa biết dối cho lời.
Tình
vui trong phút giây thôi
Ý sầu
nuôi suốt đời
Thì xin
giữ lấy niềm tin dẫu mộng không đền
Dù trời
đem cay đắng gieo thêm
Cũng
xin đón chờ bình yên.
Vì còn
đây câu nói yêu em
Âm thầm
soi lối vui tìm đến.
Thần
tiên gãy cánh đêm xuân
Bước lạc
sa xuống trần
Thành
tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng
thiên đường
Ngày về
quê xa lắc lê thê
Trót
nghe theo lời u mê
Làm
tình yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng
còn dăm phút vui trần thế”.
No comments:
Post a Comment