Cựu
Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100
BBC News tiếng Việt
30 tháng 11 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c983dp0eylvo
Trong hàng thập kỷ cầm quyền, ông Kissinger đóng
vai trò quan trọng, và đôi khi gây tranh cãi, trong chính sách ngoại giao và an
ninh của Mỹ.
Kissinger Associates, một công ty tư vấn chính trị do ông Kissinger
sáng lập, đã ra thông báo cho biết nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ qua đời ở nhà
tại bang Connecticut, Mỹ.
Thông báo không nêu rõ nguyên nhân ông qua đời.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4ec3/live/d9627500-8f2e-11ee-952c-5f8de97ee99b.jpg
Ông Henry Kissinger tại lễ trao giải
thưởng mang tên ông ở Berlin vào năm 2020
Khi Tổng thống Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức vào năm 1969 thì ông
Henry Kissinger đã được bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
Ông Henry Kissinger sau đó được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại trưởng từ
năm 1973 đến 1977, và kiêm chức cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ
Richard Nixon.
Ông là người đầu tiên nắm giữ cả hai chức vụ ngoại trưởng và cố vấn an
ninh quốc gia trong nền chính trị của Hoa Kỳ.
Henry Kissinger là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Gerald Ford từ
năm 1969 đến tháng 11/1975.
Tuy nhiên, vào tháng 11/1975, Tổng thống Gerald R. Ford đã bãi nhiệm chức
vụ cố vấn an ninh quốc gia của ông Kissinger. Và do đó, ông Henry Kissinger chỉ
còn giữ chức vụ ngoại trưởng từ năm 1975.
Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sỹ Henry
Kissinger, đã được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng nhà lãnh đạo cộng sản
Việt Nam Lê Đức Thọ.
Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận Nobel Hòa bình chung với 'đối thủ'
Henry Kissinger nhưng sau chiến tranh có nói với truyền thông Phương Tây rằng nếu
được 'trao riêng thì ông vẫn nhận'.
Ông Lê Đức Thọ cũng lên án Ủy ban Nobel đã trao giải năm đó "có
sai lầm, một sai lầm đáng tiếc".
Giải thưởng gây tranh cãi này đã khiến hai thành viên của Ủy ban Nobel
phải từ chức.
Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã cùng đàm phán Hiệp định Paris vào
tháng 1/1973, theo đó Washington hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt
Nam.
Tổng thống Nixon từng muốn Hiệp định hòa bình Paris là "hòa bình
trong danh dự" (peace with honor).
Sinh tại Đức vào năm 1923 trong một gia đình gốc Do Thái, ông Kissinger
đã đến Mỹ vào năm 1938, khi gia đình tháo chạy trước sự đàn áp của Đức Quốc xã.
Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1943 và sau đó đi phục vụ quân ngũ
trong ba năm và tham gia vào cơ quan chống gián điệp Counter Intelligence Corps
của Mỹ.
Sau khi trở thành tiến sĩ, ông đã giảng dạy ngành quan hệ quốc tế tại Đại
học Harvard.
Vào năm 1969, khi được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, ông Henry
Kissinger được cho là có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chính sách
ngoại giao của Hoa Kỳ.
Trong thời gian giữ chức vụ ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của Nixon
- và sau đó là Tổng thống Gerald Ford - ông Kissinger đã đi đầu trong các nỗ lực
ngoại giao về các vấn đề với Trung Quốc, giúp đàm phán chấm dứt cuộc chiến
tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và các quốc gia láng giềng, đóng vai trò
quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, trong các năm qua, Kissinger lại là người bị chỉ trích kịch
liệt từ những người đã cáo buộc ông hậu thuẫn các thể chế đàn áp trên khắp thế
giới, bao gồm chế độ của nhà độc tài Augusto Pinochet ở Chile.
Ông Henry Kissinger đã theo đuổi chính sách hòa hoãn (détente) với Liên
Xô, dẫn đến các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và gia tăng khả năng kết thúc căng
thẳng trong thời Chiến tranh Lạnh cùng mối đe dọa hạt nhân.
Dù rời khỏi chính phủ vào năm 1977, ông Henry Kissinger vẫn tiếp tục là
một nhà phê bình có tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề chính trị. Ông luôn là
nhân vật được các vị tổng thống Mỹ và giới lập pháp 'săn đón'.
Ông nắm giữ chức vụ trong ban lãnh đạo nhiều công ty khác nhau, là một
nhân vật có ảnh hưởng tại các diễn đàn an ninh và đã ra mắt 21 cuốn sách.
Ông Kissinger đã bước sang tuổi 100 vào tháng 5 vừa qua và tiếp tục làm
việc cho đến cuối đời, bao gồm chuyến đi bất ngờ đến Bắc Kinh và có cuộc gặp với
Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 7.
Ông Henry Kissinger đã sống cùng người vợ thứ hai là bà Nancy Maginnes
Kissinger trong 50 năm, có hai người con trong cuộc hôn nhân đầu và có năm người
cháu.
Winston Lord, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và cựu cố vấn đặc biệt cho
Kissinger ở Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nói rằng "thế giới đã mất
đi một người không ngừng nghỉ ủng hộ cho hòa bình".
"Nước Mỹ đã mất đi một người tranh đấu vì lợi ích quốc gia mang tầm
ảnh hưởng lớn," Reuters dẫn lời ông Lord.
"Trong suốt hơn bảy thập niên, ông ấy đã biến chuyển vai trò của
nước Mỹ trên thế giới, gắn kết quốc gia cùng nhau trong cuộc khủng hoảng hiến
pháp, khắc họa một tầm nhìn xa trộng rộng, cố vấn cho các lãnh đạo thế giới, và
làm giàu mạnh các diễn ngôn quốc gia và quốc tế," ông Lord nói.
Có đúng là ông Lê Đức Thọ
hoàn toàn không muốn nhận Nobel Hòa bình 1973?
Hòa đàm Paris: Ông Lê Đức
Thọ 'cương quyết' và 'sắc sảo' khi đối đầu Kissinger
Tròn 100 tuổi, Henry
Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung?
-------------------
TIN LIÊN QUAN
·
Tròn 100 tuổi, Henry
Kissinger nói gì về tương lai Đảng CS Trung Quốc?
29 tháng 5 năm 2023
·
Vì sao ông Lê Đức Thọ từ
chối nhận Nobel Hòa bình 1973?
8 tháng 10 năm 2021
·
Vai trò của ông Lê Đức
Thọ tại Hòa đàm Paris
16 tháng 10 năm 2021
·
30 tháng 3 năm 2023
No comments:
Post a Comment