Mười
nước Bắc Âu gia tăng hiện diện quân sự tại biển Baltic
Minh
Anh - RFI
Đăng ngày: 29/11/2023 - 11:55
Sau nhiều sự cố nghiêm trọng xảy ra ở biển Baltic,
hôm qua, 28/11/2023, mười nước Bắc Âu thành viên Lực lượng Viễn chinh hỗn hợp
(JEF) đã quyết định kích hoạt « điều khoản phòng vệ », để
triển khai các phương tiện quân sự bổ sung, bảo vệ các cơ sở hạ tầng nằm sâu dưới
biển Baltic.
https://s.rfi.fr/media/display/c21c0784-8ea3-11ee-a41d-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_33Y784X.webp
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cùng lãnh đạo các nước Băc
Âu đến xem các thiết bị quân sự trước khi được gửi đến Ukraina, bên lề cuộc họp
của Lực lượng viễn chinh chung (JEF), tại Thụy Điển, 13/10/2023. AFP -
STEFAN ROUSSEAU
Liên minh Lực lượng Viễn chinh hỗn hợp (Joint Expeditionary Force- JEF) gồm
10 nước do Anh Quốc dẫn đầu, là các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland,
Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển, liên kết với nhau xung quanh các vấn
đề tác chiến phòng thủ tại vùng Bắc Âu.
Theo thông cáo của JEF vào cuối cuộc họp, được AFP trích dẫn, liên minh
quân sự này sẽ tăng cường các năng lực không quân và hải quân nhằm bảo vệ
« các cơ sở hạ tầng thiết yếu dưới lòng biển ».
Trả lời đài truyền hình SVT, bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển Pal
Jonson, giải thích, « khoảng hai chục tàu chiến sẽ được triển khai tại
biển Baltic cũng như là tại nhiều vùng Bắc Đại Tây Dương » để giám sát
an ninh hàng hải, đối phó với « tình hình an ninh nghiêm trọng trên thế
giới, và nhất là tại các khu vực lân cận ».
Cũng theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển, liên minh 10 nước phải có
« khả năng tiến hành kiểu chiến dịch quân sự như thế để bảo vệ các cơ sở
hạ tầng thiết yếu » và đây còn là một « tín hiệu gởi đến nước
Nga ».
Thông cáo của JEF khẳng định đây là « lần đầu tiên điều khoản
phòng vệ được kích hoạt. Chiến dịch này sẽ bắt đầu thực hiện vào đầu tháng
12/2023 ».
Quyết định được đưa ra sau khi các nước thành viên của JEF hồi tháng
10/2023 đã đạt đồng thuận về việc tăng cường bảo đảm an ninh tại biển Baltic
sau sự cố một đường ống dẫn khí đốt ngầm dưới biển đã phải ngưng hoạt động do bị
rò rỉ sau hành động can thiệp « từ bên ngoài », và đặc biệt là
sau những vụ nổ nhằm vào hai đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2, đi từ
Nga đến Tây Âu.
-----------------------------
Các nội
dung liên quan
BẮC ÂU - QUÂN SỰ
Bốn
nước Bắc Âu thành lập lực lượng Không Quân chung để đối phó với Nga
BẮC ÂU - QUỐC PHÒNG
Các
nước Bắc Âu tăng cường tiềm lực quân sự đề phòng nước Nga
NGA - BẮC ÂU - GIÁN ĐIỆP
Tình
báo Bắc Âu: Nga sử dụng tàu thuyền dân sự để chuẩn bị các hoạt động phá hoại
No comments:
Post a Comment