Sunday, 10 September 2023

THƯỢNG ĐỈNH G20 TRÁNH LÊN ÁN NGA XÂM LƯỢC UKRAINE, KÊU GỌI HÒA BÌNH (Reuters)

 



NỘI DUNG :

Thượng đỉnh G20 tránh lên án Nga xâm lược Ukraine, kêu gọi hòa bình

Reuters

.

Khai mạc thượng đỉnh G20, trong bối cảnh “thế giới khủng hoảng lòng tin”

Anh Vũ  -  RFI

 

======================================================

.

.

Thượng đỉnh G20 tránh lên án Nga xâm lược Ukraine, kêu gọi hòa bình

Reuters

10/09/2023

https://www.voatiengviet.com/a/7261398.html

 

G20 đã thông qua tuyên bố đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy, tránh lên án Nga xâm lược Ukraine nhưng kêu gọi tất cả các quốc gia không sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ.

 

https://gdb.voanews.com/af26b21e-716d-4161-8edb-03ded30451e2_w650_r1_s.jpg

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi

 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo đã được thông qua vào ngày đầu của hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi.

 

"Nhờ sự tích cực làm việc của tất cả các nhóm, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận về Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20. Tôi tuyên bố thông qua tuyên bố này," Thủ tướng Modi nói với các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đứng đầu chính phủ và nhà nước từ các nước trên khắp thế giới.

 

Sự đồng thuận đạt được khá bất ngờ khi G20 bị chia rẽ sâu sắc về cuộc chiến ở Ukraine, với việc các nước phương Tây trước đó thúc đẩy việc lên án mạnh mẽ Nga trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trong khi các nước khác yêu cầu tập trung vào các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn.

 

Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống đa phương nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định."

 

"Chúng tôi ... hoan nghênh tất cả các sáng kiến có liên quan và mang tính xây dựng nhằm hỗ trợ nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine.”

 

Tuyên bố nói thêm: “Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được.”

 

Bộ Ngoại giao Ukraine nói rằng tuyên bố này "không có gì đáng tự hào" và nói thêm rằng sự hiện diện của Ukraine sẽ giúp các bên tham gia hiểu rõ hơn về tình hình.

 

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng tuyên bố này thể hiện lập trường rõ ràng về việc Nga xâm lược Ukraine bằng cách nói rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia không thể giải quyết bằng bạo lực.

 

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói tuyên bố này dùng "ngôn ngữ rất mạnh mẽ về cuộc chiến bất hợp pháp của Nga ở Ukraine."

 

"Tôi nghĩ đó là một kết quả tốt và mạnh mẽ."

 

Không có phản ứng ngay lập tức từ Nga, nước được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Ông Lavrov trước đó nói rằng ông sẽ chặn tuyên bố cuối cùng trừ khi nó phản ánh quan điểm của Moscow về Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác.

 

Cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người thất tán và gieo rắc bất ổn kinh tế trên toàn thế giới. Moscow phủ nhận các hành động tàn bạo trong cuộc xung đột mà nước này gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm "phi quân sự hóa" Ukraine.

 

Tuyên bố cũng kêu gọi thực hiện sáng kiến Biển Đen về vận chuyển ngũ cốc, thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine và Nga. Moscow đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7 vì điều mà họ gọi là không đáp ứng được yêu cầu nới lỏng các quy định đối với xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga.

 

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết Trung Quốc, đồng minh chính của Nga, ủng hộ kết quả này.

 

Tuyên bố cũng cho biết G20 đồng ý giải quyết vấn đề nợ nần cho các nước thu nhập thấp và trung bình “một cách hiệu quả, toàn diện và có hệ thống,” nhưng không đưa ra bất kỳ kế hoạch hành động mới nào.

 

Tuyền bố cho biết các nước cam kết tăng cường và cải cách các ngân hàng phát triển đa phương, trong khi họ chấp nhận đề xuất về quy định chặt chẽ hơn về tiền điện tử.

 

G20 cũng đồng ý rằng thế giới cần tổng cộng 4 nghìn tỷ đôla tài trợ với lãi suất thấp hàng năm cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

 

===========================================

 

.

Khai mạc thượng đỉnh G20, trong bối cảnh “thế giới khủng hoảng lòng tin”

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 09/09/2023 - 11:59

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230909-khai-m%E1%BA%A1c-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-g20-trong-b%E1%BB%91i-c%E1%BA%A3nh-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-l%C3%B2ng-tin

 

Ngày 09/09/2023, tại New Delhi, G20 khai mạc kỳ họp thượng đỉnh hàng năm, với sự tham dự của ba chục nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga vắng mặt. Nhóm nước quy tụ 19 nền kinh tế phát triển và mới nổi lên cùng Liên Hiệp Châu Âu có hai ngày làm việc để cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, từ ứng phó với biến đổi khí hậu, gánh nợ cho các nước nghèo, thương mại cho đến chiến tranh tại Ukraina.

 

https://s.rfi.fr/media/display/6bcd124c-4ef7-11ee-9625-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23252134243194.webp

Thủ tướng Narendra Modi chủ trì thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10/09/2023 tại thủ đô New Delhi. AP - Evan Vucc

 

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI tại New Delhi, sau khi đón tiếp các quan khách tại trung tâm hội nghị tại thủ đô vừa được khánh thành dành cho sự kiện, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Với tư cách chủ tịch luân phiên G20, thủ tướng Narendra Modi muốn chứng tỏ với thế giới rằng Ấn Độ, nước đông dân nhất và là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, có thể là nơi tập hợp sự đồng thuận của các quốc gia trong một thế giới đang trải qua một “cuộc khủng hoảng lòng tin”, như ông tuyên bố.

 

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh: “Chiến tranh đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lòng tin này. Nếu chúng ta có thể đánh bại Covid, chúng ta cũng có thể vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin lẫn nhau ”.

 

Một trái đất, một gia đình, một tương lai” là khẩu hiệu được Ấn Độ rất tâm đắc đề ra cho thượng đỉnh lần này, trong khi mà thực tế, chưa  bao giờ sự chia rẽ trong nhóm các nước G20 lại lớn như bây giờ. Biểu hiện rõ nét là sự vắng mặt của nguyên thủ hai nước lớn Nga và Trung Quốc.

 

Các nước không chỉ chia rẽ trên vấn đề chiến tranh tại Ukraina mà còn cả trong các chủ đề thảo luận ngay trong sáng nay đó là các cam kết về khí hậu. Ấn Độ, quốc gia tiêu biểu cho chủ nghĩa đa phương, cùng với Nga, Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đang cản trở các mục tiêu do phương Tây đề xuất, cụ thể là từ nay đến năm 2035 giảm 60% lượng khí thải. Mục tiêu tăng gấp ba năng lực của năng lượng tái tạo cũng là một chủ để bất đồng.

 

Dự kiến, kết thúc hội nghị ngày 10/09, các nhà lãnh đạo G20 sẽ ra một Tuyên bố chung, tập hợp các thỏa hiệp đồng thuận của khối. Bên lề thượng đỉnh G20 tại New Delhi, còn có nhiều cuộc họp song phương của các nhà lãnh đạo các nước.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay đã đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20. Nguyên thủ Pháp đến trễ hơn không có mặt tại phiên khai mạc vì tối hôm qua ông có chương trình dự lễ khai mạc Cúp thế giới bóng bầu dục, tổ chức tại Pháp.

 

Theo tin mới nhất, hãng tin Anh Reuters ghi nhận trong bản thông cáo chung, G20 tránh nêu đích danh Nga nhưng lên án các hành vi "sử dụng vũ lực tại Ukraina để chiếm lĩnh lãnh thổ"  . 

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

HOA KỲ - ẤN ĐỘ

Trước thượng đỉnh G20, tổng thống Mỹ Biden gặp thủ tướng Ấn Độ Modi

 

ẤN ĐỘ - G20 - LIÊN HIỆP CHÂU PHI

Ấn Độ muốn Liên Hiệp Châu Phi gia nhập G20

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats