Monday, 18 September 2023

LIÊN HIỆP QUỐC HỌP BA BÊN VỚI LIÊN HIỆP CHÂU PHI và LIÊN HIỆP CHÂU ÂU (Minh Anh / RFI)

 



Liên Hiệp Quốc họp ba bên với Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 17/09/2023 - 15:43

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230917-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%8....BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Hôm nay, 17/09/2023, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu có cuộc họp đầu tiên từ bốn năm nay tại New York. Cuộc họp ba bên này diễn ra trong bối cảnh trong tuần tới Liên Hiệp Quốc bắt đầu tuần lễ các cuộc họp cấp cao từ ngày 19-23/09/2023.

 

https://s.rfi.fr/media/display/92cb68c0-3874-11ed-a8e5-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP22260377223791.webp

Logo của Liên Hiệp Quốc tại cổng vào trụ sở ở New York (Hoa Kỳ), nơi diễn ra cuộc họp ba định chế Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Châu Phi ngày 17/09/2023. AP - John Minchillo

 

Cuộc họp ba bên dự trù kéo dài 90 phút, với sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, đại diện của Liên Hiệp Châu Phi là chủ tịch ủy ban Liên Hiệp Moussa Faki Mahamat cùng với ủy viên cho Hòa bình và An Ninh Bankole Adeoye, đại diện của Liên Hiệp Châu Âu là chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Joseph Borrell.  

 

Việc Liên Hiệp Châu Phi gia nhập nhóm G20, tình hình ở vùng Sahel, vùng Sừng châu Phi hay vùng Đại Hồ châu Phi cũng như là các vấn đề di dân, tình liên đới giữa châu Phi và châu Âu sẽ là những chủ đề thảo luận chính. 

 

Trả lời ban tiếng Pháp, giáo sư danh dự Bertrand Badie, trường Khoa học Chính trị Sciences Po Paris nhận định cuộc họp này cũng nằm trong nỗ lực khôi phục lại tầm ảnh hưởng bị suy giảm của châu Âu tại Lục địa đen trước đà gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. 

 

« Ngay sau những phong trào giành độc lập trong những năm 1960, Liên Hiệp Châu Âu vốn đã đầu tư rất mạnh vào việc ký kết nhiều thỏa thuận với các quốc gia phương Nam, hiện đang nhận thấy ảnh hưởng của mình theo một cách nào đó đang bị suy giảm.

 

Sự thụt lùi này có thể được giải thích đồng thời bởi các thất bại và nỗi thất vọng mà sự hợp tác này đã gây ra trong nhiều thập kỷ. Nhưng đó cũng là một thất bại dẫn đến một mối quan hệ quốc tế mới, trong đó sự đoàn kết Nam – Nam nói riêng đã tước đi phần nào của châu Âu một tầm ảnh hưởng mà họ tự cho là độc quyền.

 

Chính sách này đã thất bại và ngày càng thất bại nhiều hơn. Tỷ trọng đầu tư của châu Âu vào châu Phi và giao thương với châu Phi có xu hướng giảm đáng kể. Vì vậy, châu Âu đang cố theo đuổi thành tựu mà họ đặc biệt coi trọng để cố gắng khôi phục lại tầm ảnh hưởng này. »

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats