Saturday, 16 September 2023

CÓ CÁCH NÀO GIÚP CHO BÌNH THUẬN GIẢI QUYẾT NẠN THIẾU NƯỚC MÀ KHÔNG PHẢI PHÁ GẦN 700 HA RỪNG? (Thuận Trần)

 



CÓ CÁCH NÀO GIÚP CHO BÌNH THUẬN GIẢI QUYẾT NẠN THIẾU NƯỚC MÀ KHÔNG PHẢI PHÁ GẦN 700 HA RỪNG?    

Thuận Trần 

Đăng faceboook :

Kim Cúc Ngô Thị 

16-9-2023  04:22   

https://www.facebook.com/kim.ngo.7739/posts/pfbid0ZzoPaLGEX3Ez7KdPA1owGAfzTDxChoEz3giTAXMPdEDucunGMHKKpa6HV88mLJQ4l

 

CÓ CÁCH NÀO GIÚP CHO BÌNH THUẬN GIẢI QUYẾT NẠN THIẾU NƯỚC MÀ KHÔNG PHẢI PHÁ GẦN 700 HA RỪNG?

 

(Mời các bạn đọc ý kiến của một kỹ sư lâm nghiệp trước 1975 từng làm việc ở Tổng nha Nông Nghiệp Sài Gòn, hiểu biết về rừng Bình Thuận. Ông Thuận Trần đang sống ở bang sa mạc Arizona-Hoa Kỳ) .

..............................

 

GÓP Ý ĐỂ GIẢI CỨU TRÊN 600 HECTA RỪNG NGUYÊN SINH

 

Hiện nay trên Thế giới người ta rất quan tâm về Môi Trường và biến đối khí hậu, Rừng Nguyên sinh hoặc trồng Rừng là biện pháp rẻ nhất và hữu hiệu nhất. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Quốc Tế về Bảo vệ Môi Trường.

 

Ai có quan tâm về Môi Trường và biến đổi khí hậu khi nhìn vào Bản đồ Rừng VN trước năm 1975 và bây giờ (sau 48 năm) đã mất đi 2/3 diện tích Rừng Nguyên sinh thì cũng xót xa đau lòng bởi sự quản lý yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Khi lập dự án làm Thủy điện, chủ đầu tư lúc nào cũng hứa sẽ trồng lại Rừng mới gấp 3 lần, nhưng họ có làm đúng như họ hứa đâu, nếu có thì Rừng đâu có thê thảm như ngày hôm nay.

 

Hiện nay chủ đầu tư là Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận lập hồ sơ phá trên 600 ha Rừng Nguyên Sinh mà không thông qua 2 Bộ chuyên ngành là Bộ Nông nghiệp & Phát triện Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ & Tài nguyên Môi trường, trong đó có rất nhiều gỗ quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Trắc, Mun, Cẩm lai, Giáng hương, Gõ đỏ, Gõ mật, Huỳnh đàn (Gỗ Sưa).

 

Theo lời kể của một số cán bộ , công nhân bảo vệ Rừng đã xin nghỉ việc, các nhà Lâm nghiệp và các nhà khai thác gỗ cũng đều công nhận điều này, bởi các phân khu được cấp Khế Ước khai thác Rừng Tình Bình Tuy (nay sáp nhập vào Tỉnh Bình Thuận gọi là Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc), phân khu nào cũng có các loại Gỗ quý hiếm như vậy, nên trên 600 ha Rừng Nguyên sinh sắp bị phá cũng không ngoại lệ.

 

Theo UBND Tỉnh Bình Thuận, phá khu Rừng Nguyên sinh trên để làm Thủy điện Ka Pet lấy nước cung cấp cho 3/4 điện tích đất Nông Nghiệp của Hàm Thuận Nam và các Khu Công nghiệp lân cận, và họ sẽ trồng lại Rừng gấp nhiều lần Rừng đã phá .

 

Theo Luật Rừng Việt Nam, Rừng Nguyên sinh có các loại Gỗ quý nằm trong sách đỏ, tuyệt đối không được phá với bất cứ lý do gì dù là một diện tích nhỏ. Bởi vậy, hồ sơ dự án phá Rừng không dám đưa qua 2 Bộ chuyên ngành thẩm định mà gởi thẳng ra Quốc Hội . Quốc Hội đâu có chuyên môn mà thẩm định Công trình, rồi lại quyết định, rồi lại giải ngân … Việc này rất không hợp lý, tại sao Quốc hội lại làm ????

 

Để giải quyết được tất cả các yêu cầu của chủ đầu tư là UBND tỉnh Bình Thuận mà không mất một tấc đất nào của Rừng Nguyên Sinh, trước khi góp ý kế hoạch, tôi xin kể sơ lược quá trình hoạt động về cây trồng của tôi xuyên suốt gần 50 năm để chủ đâu tư yên tâm, chuyện tôi trình bày là người thật việc thật .

 

Tôi năm nay đã 73 tuổi, trước đây có học 5 năm chuyên ngành Lâm Nghiệp. Năm 1972 ra trường được bổ nhiệm làm việc ở Tổng nha Nông Nghiệp Sài Gòn phụ trách khối Lâm nghiệp, đã giải quyết rất nhiều Khế ước gia hạn khai thác gỗ, trong đó có tỉnh Bình Tuy nay là hai huyện Hàm Thuận Nam và Bắc.

 

Những khế ước khai thác gỗ của tỉnh Bình Tuy phân lô khai thác nào cũng có rất nhiều gỗ quý hiếm cả, do đó Rừng Nguyên sinh mà tỉnh định làm thịt chắc chắn sẽ có rất nhiều gỗ nằm trong sách đỏ mà các cán bộ giữ rừng đã tiết lộ và cũng chính điều này mà chủ đầu tư không dám đưa cho cơ quan chủ quản là Bộ NN& PTNT thẩm định phải không?

 

Sau năm 1975 tôi về vườn ở Bến Tre quê vợ, nghiên cứu hết 15 năm về tất cả các cây trồng: cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây hoa màu, cây kiểng, cây công trình... Đến năm 1990 tôi trở lên Sài Gòn thành lập Công Ty, CLB, Trung tâm dạy nghề, Trung Tâm Nghiên cứu Sinh Vật Cảnh Sài Gòn (Trực thuộc Hội Sinh Vật Cảnh Sài Gòn), thành lập Khu Du lịch Sinh thái liên quan về cây trồng và đi dạy một số trường Đại học có bộ môn Du lịch Sinh thái, dạy các nông dân các huyện ngoại thành Sài Gòn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cả các Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Nai … suốt 29 năm.

 

Đến năm 2019, con gái bảo lãnh tôi qua Mỹ định cư ở tiểu bang sa mạc Arizona có nắng nóng khô hạn kéo dài suốt 9 tháng không có cơn mưa nào, nhiệt độ biến thiên từ 45 đến 54 độ C, mùa Đông rất lạnh: O độ C .

 

Tiểu bang rất rộng, diện tích gần bằng Việt Nam, tuy không có dòng sông con suối nào nhưng Nông nghiệp vẫn phát triển tốt, điều này tôi đã bỏ ra nhiều thời gian để khảo sát nghiên cứu

 

Năm 2019 khi tôi đến Mỹ, dân số người Việt ở tiểu bang này chỉ khoảng 10.000 người. Bởi quá nóng, trồng cây gì cũng chết. Người Việt lại thích ăn rau xanh như rau muống, rau lang, rau má, rau dền, mồng tơi, bầu bí, mướp. dư , các loại rau thơm ... Nên ai qua tiểu bang Cali đem về tặng cho một bó rau muống là quý lắm, bởi thèm quá mà trồng không được. Ở chợ thì không bao giờ có bán, 1 bó rau muống khoảng 1 kg có giá bằng 2 kg thịt heo.

 

Sau một năm nghiên cứu, tôi đã trồng được tất cả các loại hoa màu ngắn ngày và cây lâu năm, tất cả đều cho năng suất gấp đôi trồng ở VN, nhờ nắng nhiều quang hợp tốt. Từ đó tôi đã chia sẻ cho cộng đồng người Việt ở Tiểu bang Arizona trên nhiều kênh khác nhau: Group Yêu thích Trồng cây ở Arizona , Cộng đồng Người Việt ở Arizona , trên đài VietNew USA Arizona, trên Messenger, Message …

 

Hiện nay bà con ai cũng trồng được các loại rau, các loại cây đa niên nên tự cung tự cấp được, khỏi nhập từ tiểu bang khác về.

 

Có người còn khoan giếng sâu trên 100 m để lấy nước tưới cây, đã có vài người bình quân thu lợi 30 ngàn đôla/tháng là chuyện bình thường.

 

Hiện nay, công đồng người Việt nhập cư về tiểu bang này trên 100.000 người, đất lành chim đậu là đây.

 

Giới thiệu với chủ đầu tư cây trồng ở sân vườn nhà tôi trong mùa hè với nhiệt độ 52 độ C và mùa Đông có lúc xuống 0 độ C .

 

Qua quá trình kinh nghiệm, tôi xin tư vấn cho Chủ đầu tư UBND Tỉnh Bình Thuận thực hiện những bước sau mà không cần phá một cây Rừng nào nhưng vẫn thoả mãn nhu cầu của người dân ở Hàm Thuận Nam:

 

1/ Đóng giếng khoan Công nghiệp rồi làm kinh nổi bằng bê tông cho chảy vào các vùng đất canh tác, kinh chính rồi kinh phụ lan toả khắp các vùng đất có nhu cầu. Quy trình này đang áp dụng ở tiểu bang sa mạc Arizona với diện tích gấp trên 500 lần huyện Hàm Thuận Nam. Các vùng sa mạc ở Trung Đông, Do Thái người ta cũng làm như vậy!

 

2/ Hiện nay tỉnh Bình Thuận đã có 49 đập thủy điện, xem đập nào có trữ lượng nước nhiều mà gần huyện Hàm Thuận Nam thì cũng cho làm mương dẫn nước về cung cấp cho các vùng thiếu nước canh tác ở huyện Hàm Thuận Nam. Việc này Thành phố Sài Gòn đã làm con mương cạn, dẫn nước từ Hồ Dầu Tiếng về cung cấp cho huyện Củ Chi. Còn Tỉnh Tây Ninh vừa làm mương cạn vừa làm hệ thống ống dẫn nước dài 117 km về cung cấp nước cho 17.000 ha của hai Huyện Châu Thành và Bến Cầu.

 

3/ Việc trồng thêm Rừng lúc này chưa nên, cần tăng tiền cho cán bộ và công nhân giữ rừng cho họ đủ sống. Thử hỏi với 3 triệu/1 tháng thì sống cách nào? Còn những hộ người dân tộc được giao khoán để giữ rừng, mỗi tháng chỉ dưới 1 triệu mà 8 tháng nay chưa trả cho họ đồng nào, thử hỏi ai mà giữ rừng cho mình.

 

Cái đã có sẵn còn không giữ được lại có kế hoach trồng mới nghĩa là sao?

 

4/ Các Khu Công nghiệp khi hình thành họ đã có kế hoạch rồi , trước đây họ cũng đóng giểng khoan lấy nước tự lực tự cường được, thì lúc này cũng được. Nếu dẫn được nước từ các hồ thủy điện có sẵn về cung cấp cho khu công nghiệp thì càng tốt .

 

5/ Một điều rất quan trọng tôi muốn nói ở đây, là khi có nước cung cấp đầy đủ, nhưng người dân có chịu trồng cây không, hay vẫn bỏ đất hoang, bởi họ trồng ra rồi bán không được, bị lỗ.

 

Bất cứ loại kinh doanh nào cũng vậy, nếu lỗ thì chẳng ai muốn làm . Sản phẩm trồng ra không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng: chẳng hạn trồng thanh long ra trái nhỏ quá; trồng sầu riêng thì không ngon, hạt quá lớn, cơm nhão; trồng bơ thì cơm không dày hạt lớn, không dẻo, để lâu thì hư; trồng tiêu thì không biết chọn cây trụ sống họ đậu để không làm tổn hại đến đời sống của cây tiêu; các loại cây trồng thì không phủ gốc để cho yêm gốc; phân bón thì không hợp lý, năng suất thì thấp trồng đâu lỗ đó... !

 

Thử hỏi họ có trồng tiếp hay bỏ đất hoang. Nếu họ làm có kết quả tốt thì tự người dân sẽ khoan giếng để sản xuất.

 

Xin hỏi Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận trước nay đã giúp cho người dân việc này chưa?

 

Muốn đầu tư trồng loại cây gì, trước hết phải hiểu biết đời sống thực vật của cây, rồi đến kỹ thuật trồng (bao gồm chọn giống, tuyệt đối không trồng cây từ hạt bởi có thể bị lai tạo, mà phải trồng từ cây ghép), bón phân hợp lý cho từng chu kỳ phát triển của cây, tưới nước đủ ẩm, cắt tỉa tạo dáng để cho cây sống khỏe. Bảo vệ thực vật không nên dùng hóa chất sẽ ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản phẩm, chưa kể trong sản xuất phải cần các yếu tố khác như: kinh nghiệm, kỹ năng, nghệ thuật và phong thủy.

 

Nếu Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận bỏ ý định phá Rừng Nguyên sinh, tôi sẵn sàng tư vấn cho tỉnh, sau 3 năm huyện Hàm Thuận Nam sẽ có cây cối xanh tươi quanh năm, năng suất cao, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, đáp ứng mọi khách hàng tiềm năng khó tính .

 

Chúc cho quý vị thật vui vẻ , bình an và hạnh phúc .

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978577882153977&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6978722635472835&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6978723248806107&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978723248806107&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6978723765472722&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=6978724895472609&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978725758805856&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978726222139143&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978726728805759&set=pcb.6978578048820627

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=6978727158805716&set=pcb.6978578048820627

 

 

23 BÌNH LUẬN   

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats