Monday, 25 September 2023

BÊN TRONG KẾ HOẠCH CỦA VIỆT NAM NHẰM LÀM GIẢM SỰ THỐNG TRỊ VỀ ĐẤT HIẾM CỦA TRUNG QUỐC (The Asahi Shimbun by REUTERS)

 



Bên trong kế hoạch của Việt Nam nhằm làm giảm sự thống trị về đất hiếm của Trung Quốc    

The Asahi Shimbun by REUTERS

September 25, 2023 at 11:45 JST

Ba Sàm lược dịch

September 25, 2023

https://huuvinhbasam.wordpress.com/2023/09/25/32-ben-trong-ke-hoach-cua-viet-nam-nham-lam-giam-su-thong-tri-ve-dat-hiem-cua-trung-quoc/

 

HÀ NỘI – Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất  của mình vào năm tới, với một dự án do phương Tây hậu thuẫn, có thể sánh ngang với dự án lớn nhất thế giới, như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực hỗ trợ năng lực công nghệ tiên tiến.

 

https://huuvinhbasam.files.wordpress.com/2023/09/image-48.png

Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch công ty khai thác mỏ VTRE tại văn phòng Hà Nội với các mẫu oxit đất hiếm, ngày 7 tháng 9 năm 2023. (Ảnh Reuters)

 

Động thái này sẽ là một bước hướng tới mục tiêu của quốc gia Đông Nam Á này, là xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm, bao gồm phát triển năng lực tinh chế quặng thành kim loại dùng trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió.

 

Tessa Kutscher, giám đốc điều hành tại Công ty TNHH Khoáng sản Blackstone của Úc, cho biết bước đầu tiên là chính phủ Việt Nam dự định đấu thầu nhiều lô mỏ Đông Pao trước cuối năm nay. Bà trích dẫn thông tin chưa được công bố từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và không trả lời yêu cầu bình luận.

 

3693. Quan hệ đối tác Úc-Việt Nam có thể làm xói mòn vị thế độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm

 

Thời gian đấu thầu có thể thay đổi nhưng chính phủ có kế hoạch khởi động lại mỏ vào năm tới, Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), nhà máy tinh chế chính của đất nước và là đối tác của Blackstone trong dự án, cho biết.

 

Đề xuất khởi động lại Đông Pao – nơi mà lịch trình, quy mô và mức độ hỗ trợ tài chính nước ngoài trước đây chưa được báo cáo – diễn ra khi nhiều quốc gia lo ngại về khả năng bị gián đoạn nguồn cung, do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản chiến lược và tranh chấp của nước này với Mỹ và các đồng minh. Bắc Kinh năm nay đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với các kim loại phụ phẩm được sử dụng trong chất bán dẫn, điều mà một cố vấn chính sách có ảnh hưởng của Trung Quốc cảnh báo “chỉ là bước khởi đầu”.

 

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai. Nhưng phần lớn chúng vẫn chưa được khai thác, đầu tư không được khuyến khích do giá thấp, cũng bởi Trung Quốc ấn định giá, từ chỗ nước này gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu. Đến thăm Hà Nội trong tháng này để nâng cấp quan hệ song phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư vào trữ lượng đất hiếm của Việt Nam.

 

Trong các cuộc phỏng vấn với Reuters, 12 giám đốc điều hành, nhà đầu tư, nhà phân tích và quan chức nước ngoài đã mô tả các kế hoạch dành cho Việt Nam, bao gồm cả các khoản đầu tư mà họ cho biết, cho thấy cuộc thảo luận về việc giảm rủi ro chuỗi cung ứng, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đang chuyển thành hành động như thế nào. Một số thừa nhận những khó khăn trong việc hình thành một trung tâm đất hiếm, nhưng cho biết nước cờ này có thể khiến Việt Nam trở thành một bên tham gia khả thi, đồng thời xoa dịu những lo lắng về mặt chiến lược, ngay cả khi Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế.

 

3691. Trung Quốc sẽ tìm cách khai thác ưu thế đất hiếm của mình?

 

Kutscher cho biết khoản đầu tư của Blackstone vào dự án sẽ trị giá khoảng 100 triệu USD nếu chiến thắng thầu. Bà nói thêm rằng công ty đang nói chuyện với các khách hàng tiềm năng, bao gồm các nhà sản xuất ô tô điện VinFast và Rivian, về các hợp đồng có thể có với mức giá ấn định, sẽ bảo vệ các nhà cung cấp khỏi những biến động và đảm bảo cho bên mua có được một chuỗi cung ứng an toàn.

 

Việc khép kín các thỏa thuận như vậy sẽ giải quyết trở ngại mà các nhà phát triển ở Việt Nam phải đối mặt. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản Toyota Tsusho và Sojitz đã từ bỏ các dự án tại Đông Pao sau khi Trung Quốc tăng nguồn cung, khiến giá cả sụt giảm. Các công ty Nhật Bản đã không trả lời yêu cầu bình luận.

 

Tuy nhiên, Dylan Kelly, thuộc công ty đầu tư Terra Capital, cho biết, mặc dù tập trung vào việc giảm rủi ro, nhưng vẫn chưa rõ liệu khách hàng có sẵn sàng trả thêm tiền cho Việt Nam hay không, đồng thời lưu ý rằng thị trường nói chung vẫn chưa rõ ràng.

 

Khi được hỏi về sự tham gia tiềm năng của VinFast, người phát ngôn của công ty mẹ VinFast cho biết đơn vị phụ trách thu mua nguyên liệu thô của tập đoàn, VinES, không có kế hoạch hiện tại với Blackstone liên quan đến đất hiếm. Ông không đề cập cụ thể đến các câu hỏi tiếp theo về VinFast.

 

Rivian đã không trả lời yêu cầu bình luận.

 

Sánh với Mountain Pass

 

Theo một quan chức của công ty khai thác đất hiếm do nhà nước kiểm soát Lavreco, việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao – đã không hoạt động trong ít nhất bảy năm (*) – sẽ đưa Việt Nam trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu.

 

(*) Mỏ đất hiếm lớn nhất Lai Châu: 10 năm loay hoay vẫn chưa thể khai thác

 

Nhưng việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp và Trung Quốc kiểm soát nhiều công nghệ chế biến. Theo Blackstone, trữ lượng ước tính của Đông Pao cũng cần được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại.

 

Tuy nhiên, đất hiếm ở Đông Pao tương đối dễ tiếp cận và chủ yếu tập trung ở quặng bastnaesite, theo Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.

 

Chúng thường giàu cerium, được sử dụng trong màn hình phẳng và lanthanides, chẳng hạn như praseodymium và neodymium, những thứ được dùng làm nam châm.

 

Ông Tuấn cho biết VTRE hy vọng giành được nhượng bộ cho phép họ khai thác khoảng 10.000 tấn oxit đất hiếm (REO) tương đương mỗi năm, gần 1/3 sản lượng dự kiến hàng năm của mỏ. Ông cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu vào khoảng cuối năm 2024.

 

Điều đó sẽ khiến sản lượng của Đông Pao thấp hơn một chút so với Mountain Pass của California, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn REO tương đương vào năm 2022, theo USGS.

 

Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển thêm các mỏ khác. Vào tháng 7, Hà Nội đặt mục tiêu sản xuất tới 60.000 tấn REO tương đương một năm vào năm 2030. Trung Quốc đặt hạn ngạch nội địa là 210.000 tấn vào năm ngoái.

 

David Merriman, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Project Blue, cho biết những mục tiêu đó giúp Việt Nam vào cuối thập kỷ này sẽ sản xuất từ 5% đến 15% sản lượng dự kiến của Trung Quốc. Ông kỳ vọng Trung Quốc sẽ tăng sản lượng trong giai đoạn đó.

 

Ông cho rằng, các mục tiêu của Việt Nam là “đầy tham vọng, mặc dù chúng không hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát”.

 

1078. Đất hiếm, điểm yếu của Mỹ trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

 

 

Sự khuyến khích của Mỹ

 

Theo trang thông tin của Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã đồng ý giúp Việt Nam lập bản đồ tài nguyên đất hiếm tốt hơn và “thu hút đầu tư chất lượng”, một động thái có thể khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ đấu thầu để có được những nhượng bộ mới của Việt Nam.

 

Reuters không thể xác định liệu các kế hoạch cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư Mỹ có tồn tại ở giai đoạn này hay không. Các quan chức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà Trắng và Bộ Thương mại đã không trả lời yêu cầu bình luận.

 

Nhưng những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm giành được chỗ đứng trong ngành công nghiệp Việt Nam đã không thành công, John Rockhold, nhà tư vấn lĩnh vực đất hiếm và chủ tịch chi nhánh Hà Nội của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết thêm rằng một kế hoạch như vậy liên quan đến VTRE đã thất bại trong năm nay.

 

Kế hoạch đó sẽ liên quan đến việc vận chuyển đất hiếm do VTRE tinh chế sang Hoa Kỳ và có thể đầu tư 200 triệu USD trong tương lai vào Việt Nam, theo một báo cáo không công khai dành cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ không xác định mà Reuters đã xem.

 

VTRE xác nhận thỏa thuận vận chuyển đã được lập.

 

Thay vào đó, VTRE vào tháng 4 đã công bố thỏa thuận cung cấp 100 tấn oxit đất hiếm trong năm nay cho Cơ quan Vật liệu Chiến lược Australia. ASM từ chối bình luận về việc khai thác ở Đông Pao.

 

Theo một tuyên bố của công ty, Blackstone, một đối tác trong thỏa thuận đó, đang vận hành một mỏ niken ở Việt Nam và đã xác định rằng cơ sở chế biến của họ ở nước này có thể xử lý quặng từ Dong Pao.

 

1341. Thách thức đối với nỗ lực “xoay trục” đất hiếm khỏi Trung Quốc của phương Tây

 

 

Từ quặng đến nam châm

 

Cuối cùng, VTRE có kế hoạch đóng một vai trò trong toàn bộ ngành công nghiệp đất hiếm từ khai thác quặng đến các sản phẩm cuối cùng, theo Tuấn – người cùng vợ sở hữu hầu hết cổ phiếu của VTRE, theo danh sách cổ đông mà ông cho Reuters xem. Blackstone cho biết thông tin về quyền sở hữu phù hợp với đánh giá của họ sau quá trình thẩm định.

 

Đây không phải là một kỳ công dễ dàng. Mỹ hiện xuất khẩu quặng đất hiếm sang Trung Quốc để chế biến vì nước này thiếu cơ sở sản xuất.

 

Một nhà máy VTRE hiện có ở miền Bắc Việt Nam chuyên tách oxit đất hiếm khỏi quặng đã khai thác. Tuấn cho biết nhà máy có công suất xử lý 5.000 tấn REO mỗi năm nhưng công ty có kế hoạch tăng gấp ba công suất đó để đáp ứng đầu vào từ Đông Pao.

 

Sau khi được tách ra, các oxit sẽ được chuyển thành kim loại để sử dụng trong nam châm và các ứng dụng công nghiệp khác. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, quá trình kim loại hóa được kiểm soát bởi Trung Quốc, quốc gia sản xuất 90% kim loại đất hiếm.

 

Nhưng VTRE đang thực hiện một dự án thí điểm xây dựng một nhà máy luyện kim với Setopia của Hàn Quốc, theo Setopia, công ty chưa có kinh nghiệm trước đây trong lĩnh vực này.

 

Một quan chức của Setopia nói với Reuters rằng khoản đầu tư kết hợp ban đầu sẽ vào khoảng 4 triệu USD, chủ yếu là từ Setopia, và một nhà máy có thể sẵn sàng vào năm tới.

 

Trong ngành công nghiệp hạ nguồn [cho ra thành phẩm hoàn chỉnh], các công ty nam châm của Hàn Quốc và Trung Quốc chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam, Reuters đưa tin vào tháng 8.

 

Dudley Kingsnorth, giáo sư tại Trường Mỏ Tây Úc thuộc Đại học Curtin, cho biết Việt Nam còn một chặng đường dài phía trước, bao gồm cả việc cải thiện các hoạt động môi trường, để hiện thực hóa các mục tiêu về đất hiếm của mình.

 

Tuy nhiên, ông nói, Việt Nam “có nguồn tài nguyên, chuyên môn khai thác và chế biến để cung cấp các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc”.

 

 

1027. Con bài mặc cả của Trung Quốc lại là dao hai lưỡi

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats