Wednesday, 26 July 2023

TỘI DANH KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM KHÁC BIỆT RA SAO SO VỚI QUỐC TẾ? (Nguyễn Quốc Tấn Trung / Luật Khoa Tạp Chí)

 



Tội danh khủng bố ở Việt Nam khác biệt ra sao so với quốc tế?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

Jun 29, 2023

https://www.luatkhoa.com/2023/06/toi-danh-khung-bo-o-viet-nam-khac-biet-ra-sao-so-voi-quoc-te/

 

Khủng bố chống chính quyền nhân dân là một sự “sáng tạo” để phù hợp với tình hình Việt Nam.

 

https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2023/06/kh-ng-b-.jpg

Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

 

                                                                *

 

Những đồn đoán, quan sát của giới bình luận chính trị Việt Nam cuối cùng đã được xác nhận: Bộ Công an quyết định tiến hành điều tra và khởi tố các nghi phạm bị bắt trong vụ việc ở Tây Nguyên với tổng cộng bốn nhóm tội danh, bao gồm “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; “không tố giác tội phạm”; “che giấu tội phạm” và “tổ chức, môi giới cho người khác xuất nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”. [1]

 

Trong đó, việc khởi tố tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” là chính yếu, với 75 bị can (ở thời điểm viết).

 

Vậy tội danh khủng bố tại Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào? Khi phân tích về tội danh này trong sự tương quan giữa Việt Nam với quốc tế chúng ta thấy được điều gì?

 

 

Phân tích cơ bản về tội danh khủng bố ở Việt Nam

 

Để hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến tội danh khủng bố ở Việt Nam, chúng ta cần biết về hai văn bản riêng biệt. 

 

Một là Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để hiểu về cấu thành tội danh và cách định tội danh. 

 

Hai là Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 để tìm định nghĩa về khái niệm “khủng bố” hay “tài trợ khủng bố”, cách diễn giải các hành vi có thể được liệt kê là khủng bố, nguyên tắc chống khủng bố, cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan. [2]

 

Về mặt định nghĩa, khái niệm khủng bố của Việt Nam khá rộng. Trong Luật Phòng, chống khủng bố, khái niệm khủng bố được xác định là một nhóm các hành vi nhằm (1) chống chính quyền nhân dân, (2) ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc (3) gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng. 

 

Như vậy, các hành vi dù không được xác định là chống chính quyền nhân dân hoặc tạo sức ép lên quan hệ quốc tế nhưng gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng cũng sẽ được xem là khủng bố. 

 

Cách tiếp cận này rất rộng và hầu như bao quát hết mọi khả năng có thể nghĩ đến trong các vấn đề liên quan đến tội danh khủng bố nói chung. 

 

Về các nhóm hành vi cụ thể, chúng ta có thể xem xét bảng dưới đây để dễ hình dung và kết nối:

https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/06/Copy-of--Editing--T-i-danh-_Kh-ng-b-__-Nh-ng--i-u-b-n-c-n-bi-t---Vi-t-Nam--v--th--gi-i--1.jpg

 

Để tiếp cận bảng thống kê các nhóm hành vi cụ thể trên, chúng ta cần nhớ rằng sáu nhóm hành vi chính không nhất thiết phải đi cùng nhau và không nhất thiết phải nhằm vào cả ba mục tiêu khủng bố cụ thể. 

 

Ví dụ, chúng ta có thể nối hành vi (1) (tức xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác) với mục tiêu (C) (tức gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng); hoặc hành vi (5) (tức thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng) với mục tiêu (A) (tức chống chính quyền nhân dân) v.v. Tất cả đều sẽ được xác định là nằm trong nhóm hành vi khủng bố nói chung.

 

Với cách hiểu này, Bộ luật Hình sự hiện hành chia các nhóm hành vi và cấu thành thành ba tội danh ở ba điều: 

 

1.    Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình; 

 

2.    Tội khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. [3] [4]

 

3.    Tội tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự). [5]

 

Trong trường hợp tại Đắk Lắk, với việc đã xác định mục tiêu của các bị can là chống chính quyền nhân dân (tức mục tiêu A trong bảng) thì tất cả các hành vi liên quan sẽ được gọi là khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. 

 

 

Khả năng có hình phạt tử hình? 

 

Với tính chất nghiêm trọng trên thực tế (nhiều cán bộ công an, công chức, dân thường thương vong) và cách mà Bộ Công an mô tả vụ việc, kết hợp với việc điều tra và khởi tố theo Điều 113 thì khả năng áp dụng hình phạt tử hình cho một số bị cáo là rất có cơ sở. 

 

Hình phạt cho hành vi trên được ghi nhận rõ tại khoản 1, Điều 113: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác [...] thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”

 

Pháp luật Việt Nam và quốc tế quy định về vấn đề này có gì khác nhau? 

 

Trong phạm vi của bài viết này, sẽ rất khó để chúng ta so sánh một cách toàn diện điểm giống và khác giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về tinh thần chung, định nghĩa pháp lý hay thực tiễn áp dụng. Đó là chưa kể đến việc mỗi lĩnh vực phòng chống khủng bố khác nhau (trên không, trên biển, trên cạn, trên không gian mạng, v.v.) đều có những thảo luận và tranh cãi quốc tế rất đặc trưng. 

 

Tuy nhiên, nếu giới hạn các thảo luận pháp lý của chúng ta lại trong phạm vi khái niệm và triết lý thì có thể nói pháp luật Việt Nam không quá khác biệt so với pháp luật quốc tế. 

 

Ví dụ, nếu chúng ta cân nhắc Điều 2 của Công ước Quốc tế về Trấn áp hành vi tài trợ khủng bố (1999), bất kỳ hành vi nào gây ra hoặc có mục đích gây ra tổn hại tính mạng lẫn thân thể của một thường dân hoặc bất kỳ cá nhân nào không tham gia trực tiếp vào các tình huống xung đột vũ trang quốc tế (ý đang chỉ combatant - người tham chiến), đều có thể được xem là hành vi khủng bố. [6] Thêm vào đó, Công ước cũng ghi nhận rõ là mục tiêu của việc thực hiện các hành vi này (dù là về bản chất đã được chứng minh hay tình huống chung cho thấy) nhằm gây hoang mang, đe dọa quần chúng hoặc gây sức ép lên một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế để làm hay không làm một điều gì đó.

 

Ngoài ra, theo ghi nhận của tác giả Marcello Di Filippo trong tác phẩm Research handbook on international law and terrorism (2020), có vài bản dự thảo về chống khủng bố vẫn còn đang bỏ ngỏ tại ngưỡng cửa của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì bất đồng liên quan đến các diễn ngôn và cài cắm chính trị (ví dụ như lo ngại việc chống khủng bố có thể được sử dụng để lý giải cho đàn áp chính trị) vào hoạt động phòng chống khủng bố toàn cầu. [7] 

 

Dù vậy, xu thế chung của các chính phủ (bất kể Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc, hay Việt Nam, v.v.) đều là đồng lòng chống khủng bố nói chung. Đây là mặt trận quốc tế ít gặp trở ngại nhất nếu so sánh tương quan với các ngành và lĩnh vực khác trong pháp luật quốc tế.

 

Để hiểu về mức độ học tập và biến tấu của pháp luật Việt Nam từ các quy định quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố, người viết cho rằng độc giả có thể hiểu và theo dõi đơn giản qua bảng dưới đây: https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/06/Copy-of--Editing--T-i-danh-_Kh-ng-b-__-Nh-ng--i-u-b-n-c-n-bi-t---Vi-t-Nam--v--th--gi-i--2.jpg

 

Như vậy, từ phần hành vi cho đến mục tiêu của hành vi, nhà nước Việt Nam đều học tập và diễn giải phần nào từ các quy định và thảo luận chung của cộng đồng quốc tế. Điểm sáng tạo duy nhất được cho là để phù hợp với tình hình Việt Nam là mục tiêu khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.

 

=================================================

 

Từ sự kiện ở Tây Nguyên nghĩ về chức năng xã hội của giới trí thức

Tham gia cải biến xã hội, chống bất công, chứ không phải vận hành xung quanh quỹ đạo của giai cấp thống trị.

Huỳnh Công Đương   -   Luật Khoa tạp chí

 

.

Người Kinh: Từ đồng chí cộng sản trở thành thế lực thực dân nội địa ở Tây Nguyên

Quyết tâm khai hóa bằng sự thượng đẳng và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Vincente Nguyen  -   Luật Khoa tạp chí

 

.

Vấn đề tôn giáo tại Tây Nguyên: Chính quyền càng can thiệp thô bạo càng không có lối thoát

Các sắc tộc bản địa không chấp nhận sự kiểm soát của người Kinh đối với Tây Nguyên.

Văn Tâm   -   Luật Khoa tạp chí

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats