Saturday, 15 July 2023

PHÁP TỔ CHỨC DIỄN BINH MỪNG QUỐC KHÁNH, ẤN ĐỘ LÀ KHÁCH MỜI DANH DỰ (Anh Vũ / RFI)

 




Pháp tổ chức diễu binh mừng quốc khánh, Ấn Độ là khách mời danh dự

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 14/07/2023 - 13:21

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20230714-ph%C3%A1p-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-di%E1%BB%85u-binh-m%E1%BB%ABng-qu%E1%BB%91c-kh%C3%A1nh-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-l%C3%A0-kh%C3%A1ch-m%E1%BB%9Di-danh-d%E1%BB%B1

 

Hôm nay, 14/07/2023, trên đại lộ Champs-Elysées của thủ đô Paris, nước Pháp tổ chức diễu binh mừng Quốc khánh với khách mời danh dự là Ấn Độ. Sau các vụ bạo động gần đây, Quốc khánh năm nay diễn ra dưới sự giám sát an ninh nghiêm ngặt nhất.

 

https://s.rfi.fr/media/display/037d3f0c-222c-11ee-b0b2-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23195317744314.webp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đệ nhất phu nhân Brigitte Macron, bên cạnh thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, theo dõi cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Pháp 14/07/2023, Paris, Pháp. AP - Gonzalo Fuentes

 

Khoảng 6500 người, hơn 60 máy bay, 28 trực thăng, 157 xe cơ giới và 62 xe mô tô, cùng 200 kỵ binh của đội Vệ binh Cộng hòa tham gia diễu binh dọc theo đại lộ Champs-Elysées đến quảng trường Concorde, nơi đặt khán đài danh dự của quan khách.

 

Vào đúng 10 giờ sáng, tổng thống Emmanel Macron, cùng tổng tham mưu trưởng quân đội duyệt đội danh dự khai mạc lễ diễu binh.

 

Khách mời danh dự của lễ Quốc khánh Pháp năm nay là quân đội Ấn Độ, với sự tham gia của 240 binh sĩ đại diện cho các binh chủng tham gia diễu binh và 3 chiến đấu cơ Rafale của không quân Ấn Độ.

 

Trên khán đài, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có mặt bên cạnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhiều quan khách theo dõi buổi lễ. Chiều nay lãnh đạo hai nước có cuộc hội đàm. Paris và New Delhi năm nay kỷ niệm 25 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, trong bối cảnh tình hình địa chính trị thê thế giới có nhiều biến động và Pháp đang có tham vọng tăng cường vai trò ở Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Trong diễn văn gửi đến quân đội Pháp nhân ngày Quốc khánh, tối qua,13/07, tổng thống Macron đã khẳng định « Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quyết định cho tương lai của chúng ta, đây là một đối tác chiến lược và đồng thời là một nước bạn hữu ». Thủ tướng Narendra Modi hôm qua đã được trao tặng huân chương Bắc đẩu Bội tinh, phần thưởng cao quý nhất của nước Pháp.

 

AFP cho biết chuyến thăm Pháp của thủ tướng Ấn Độ cũng là dịp để hai nước thảo luận các chi tiết về việc Ấn Độ dự định mua của Pháp 26 chiến đấu cơ, loại dành cho tàu sân bay và 3 tàu ngầm.

 

Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp năm nay diễn ra trong bầu không khí an ninh căng thẳng, hậu quả của các vụ bạo động dữ dội trong hơn 5 đêm hồi cuối tháng 6 vừa qua sau vụ một thanh niên bị cảnh sát bắn chết trong một cuộc kiểm tra giao thông. Để bảo đảm an toàn tuyệt cho các lễ hội, chính phủ đã huy động một lực lượng khoảng 45 nghìn cảnh sát và hiến binh, các đơn vị tinh nhuệ chống bạo động, cùng nhiều xe bọc thép. Riêng Paris và các vùng phụ cận, khoảng 10 nghìn nhân viên của các lực lượng an ninh đã được triển khai. Các hoạt động lễ hội trên toàn nước Pháp được đặt dưới sự giám sát an ninh cao nhất.

 

Lễ mừng Quốc khánh Pháp được khép lại tối nay với một chương trình hòa nhạc cổ điển và bắn pháo hoa từ tháp Eiffel, như truyền thống hàng năm. 

 

-------------------------------

Các nội dung liên quan

Pháp triển khai lực lượng an ninh “đặc biệt” cho ngày Quốc Khánh 14/07

 

Pháp tổ chức duyệt binh nhân Quốc Khánh, 9 nước NATO là khách mời danh dự

 

 

===================================================

.

.

Ấn Độ cần Pháp để đa dạng hóa đối tác đầu tư và công nghệ

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 14/07/2023 - 12:03

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230714-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-c%E1%BA%A7n-ph....A0-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87

 

Nhân dịp Quốc Khánh 14/07/2023, Pháp trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để kỉ niệm 25 năm thiết lập « quan hệ đối tác chiến lược ». Ngoài các hợp đồng mới mua chiến đấu cơ Rafale và tầu ngầm Scorpène, Ấn Độ muốn Pháp hỗ trợ phát triển công nghệ dân sự nhằm đạt mục tiêu trở thành một nước phát triển vào năm 2047, tròn 100 năm lập quốc.

 

https://s.rfi.fr/media/display/32a3c1cc-222a-11ee-9e0b-005056a90321/w:980/p:16x9/2023-07-12T100611Z_177481692_RC2L12A1ULB5_RTRMADP_3_FRANCE-INDIA.webp

Lễ hạ thủy tàu ngầm lớp Scorpene INS Karanj tại xưởng đóng tàu Mazagon Dock ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 31/01/2018. REUTERS - SHAILESH ANDRADE

 

Theo nhật báo Pháp Le Figaro, ngoài hợp tác quốc phòng, thủ tướng Ấn Độ Modi cũng muốn thúc đẩy hợp tác công nghệ với Pháp nhằm giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính. Với hơn 1,4 tỉ dân, quốc gia đông dân nhất và cũng là nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều thứ 3 thế giới, quan tâm đến công nghệ « khí hydrogen xanh, quản lý rác thải, xử lý nước… », theo ông Mohan Kumar, đại sứ Ấn Độ tại Paris từ năm 2015-2017.

 

Ngoài ra, New Dehli cũng quan tâm đến dự án xây 6 lò phản ứng hạt nhân EPR tại Jaitapur (phía tây Ấn Độ), được kỳ vọng giúp giảm bớt lượng khí phát thải, vì nhiệt điện chiếm 77% sản lượng điện hiện nay tại Ấn Độ. Tuy nhiên, dự án này còn gặp nhiều trở ngại.

 

Thông tín viên RFI Sébastien Farcis tại New Delhi giải thích :

 

« Năm 2010, New Dehli đã ký một thỏa thuận với Pháp để đàm phán việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân EPR ở bờ tây Ấn Độ trong khuôn khổ dự án nhà máy điện nguyên tử gồm 6 lò phản ứng, có công suất gần 10 GW, mạnh nhất thế giới. Nhưng từ đó, các cuộc đàm phán tiến triển chậm. Các trở ngại liên quan đến hai mặt : Trước tiên là trách nhiệm dân sự, vì New Delhi muốn chính phủ Pháp và đối tác xây dựng là Công ty Điện lực Pháp EDF chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân. Thứ hai là vấn đề giá.

 

Có lẽ lý do thứ hai này đã khiến giao dịch bị hủy, theo nhà nghiên cứu Amit Bhandari, chuyên gia về các vấn đề năng lượng tại trung tâm nghiên cứu Gateway House. Ông cho biết : « Ấn Độ thấy lò phản ứng quá đắt. Chi phí sản xuất một megawat sẽ cao ít nhất là gấp đôi so với một lò phản ứng do Ấn Độ thiết kế và nhất là lại được sản xuất dưới sự giám sát của nước này, và như vậy sẽ không có các vấn đề về trách nhiệm. Vì thế tôi nghĩ rằng khả năng lò phản ứng EPR được xây dựng ở Ấn Độ là rất thấp ».

 

Công ty Điện lực Pháp EDF đã trình đề xuất công nghệ-thương mại cách đây hai năm và từ đó, chính phủ Ấn Độ cam kết là muốn giải quyết bất đồng về những vấn đề khó khăn này ».

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

Vì sao nước Pháp trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ ?

 

Khủng hoảng tàu ngầm: Pháp hòa giải với Mỹ, tăng cường quan hệ với Ấn Độ

 

Thủ tướng Ấn Độ công du Paris thắt chặt quan hệ quốc phòng với Pháp






No comments:

Post a Comment

View My Stats