Sunday 15 January 2023

KẾ HOẠCH của TẬP CẬN BÌNH ĐỂ BẬT LẠI NỀN KINH TẾ TRUNG HOA và TÌM LẠI BẠN (Financial Times)

 



Kế hoạch của Tập Cận Bình để bật lại nền kinh tế Trung Hoa và tìm lại bạn

James Kynge (London), Sun Yu và Xinning Liu (Bắc Kinh)  -  Financial Times 

Trần Giao Thủy dịch thuật

POSTED ON JANUARY 13, 2023   

https://dcvonline.net/2023/01/13/ke-hoach-cua-tap-can-binh-de-bat-lai-nen-kinh-te-trung-hoa-va-tim-lai-ban/

 

Trong khung cảnh hỗn loạn sau khi dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vì COVID-19, Trung Hoa đang tìm cách giảm bớt sự cô lập trên trường quốc tế và tăng vận tốc phát triển kinh tế.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https://d1e00ek4ebabms.cloudfront.net/production/a13a3803-1c6d-4f4f-a62b-84cad494e0b8.jpg?source=next&fit=scale-down&quality=highest&width=1067&dpr=2

 Lính  Giải phóng Quân Nhân dân đi ngang qua hình của Tập Cận Bình tại Bảo tàng Quân đội Cách mạng Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh © Florence Lo/Reuters

 

Cái giá phải trả cho việc Trung Hoa hỗn loạn rời bỏ chiến lược zero-Covid đang tăng vọt lên. Bất chấp số người chết, con số chính thức hầu như không thay đổi, hàng loạt cáo phó dành cho các nhân vật của công chúng đã cao tuổi từ những học giả đến ca sĩ opera cho thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của virus đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương.

 

Những bệnh viện ở một số khu vực của Hoa lục đã không còn khả năng đón nhận bệnh nhân, và cuộc tranh giành thuốc kháng virus và thuốc giảm đau đang tạo ra tình trạng khan hiếm trên khắp châu Á. Những dự đoán không chính thức đang ước tính số người có thể chết trong làn sóng rút khỏi chính sách zero-Covid tại Trung Hoa vào khoảng 1 triệu người.

 

Tương lai ảm đạm như vậy không chỉ làm thiệt hại hình ảnh của Tập Cận Bình, nhân vật lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Hoa kể từ Mao Trạch Đông mà nó cũng khiến các cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh phải vất vả bảo vệ chính sách sau hai năm bỏ ra để bêu riếu phương Tây vì số người chết khổng lồ như một bằng chứng về sự quản trị đại dịch vượt trội của Trung Hoa.

 

Nhưng đằng sau sự tàn phá, một sự bắt đầu lại từ căn bản đang diễn ra ở những chính sách kinh tế và đối ngoại của Tập Cận Bình. Theo cán bộ và cố vấn chính phủ Trung Hoa, Bắc Kinh đang kết hợp chính sách nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao đã xấu đi và đẩy nền kinh tế đang căng thẳng quá mức.

 

Cán bộ và cố vấn chính phủ cho biết thêm, động lực đằng sau những kế hoạch bắt đầu làm lại – mà độ thành công vẫn chưa chắc chắn – xuất phát từ sự hợp lưu của những căng thẳng chính sách kinh tế, xã hội và đối ngoại khác nhau đã lên đến mức nghiêm trọng.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fd1e00ek4ebabms.cloudfront.net%2Fproduction%2F5085a6c8-3f8f-49e7-98a3-b0d18df4cef1.jpg?dpr=2&fit=scale-down&quality=medium&source=next&width=700

Vladimir Putin và Tập Cận Bình nói chuyện qua video vào tháng 12. Một số cán bộ chính phủ Trung Hoa đã cố gắng, trong riêng tư, để tách Bắc Kinh ra khỏi Moscow về vấn đề Ukraine  © Mikhail Klimentyev/Sputnik/Kremlin Pool/AP

 

Một số chính sách và kế hoạch mới thể hiện “tinh thần” của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa lần thứ 20 vào tháng 10, sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình chính trị Trung Hoa trong 5 năm đã tạo ra tiếng vang cho một loạt của các mục tiêu dài hạn.

 

Sau nhiều tháng đấu đá chính trị nội bộ khốc liệt, Tập đã giành được nhiệm kỳ lãnh đạo ĐCSTH lần thứ ba chưa từng có trong lịch sử đảng và có thể chọn một Bộ Chính trị nắm toàn quyền chỉ gồm có những người trung thành với Tập. Với sự ủng hộ của đại hội, Tập hiện đang cố gắng điều chỉnh đường lối.

 

Giới cán bộ và cố vấn chính phủ nói, từ góc nhìn kinh tế, những mục tiêu chính là khôi phục tăng trưởng mạnh lại cho nền kinh tế của Trung Hoa đang chậm đi, cải thiện cuộc sống của hàng trăm triệu công nhân ở nông thôn Trung Hoa, ổn định thị trường bất động sản èo uột và khắc phục khủng hoảng ảnh hưởng đến tài chính của nhiều chính quyền địa phương.

 

Hình : Chen Zhiwu https://www.asiaglobalinstitute.hku.hk/storage/app/uploads/public/99c/98b/272/thumb__546_0_0_0_auto.jpg  

Chen Zhiwu, một trong số các chuyên gia kinh tế hàng đầu kỳ vọng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh một loạt chính sách hỗ trợ tăng trưởng, cho biết ông hy vọng mục tiêu của năm 2023 sẽ là “6% hoặc cao hơn” – cao hơn nhiều so với dự báo 4,4% của IMF.

 

Chen, giáo sư tài chính tại Đại học Hong Kong, cho biết: “Cho rằng họ có thể nhắm đến tốc độ tăng trưởng trung bình là 5% và có thể đạt được khoảng 3% vào năm 2022, thì họ cần phải đạt được con số như 7% vào năm 2023.” Một số chuyên gia kinh tế khác đã dự đoán tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức trên 5%.

 

Ở mặt ngoại giao, mục tiêu chính của Trung Hoa là cải thiện quan hệ với một số quốc gia ở phương Tây, sau một thời kỳ đôi khi khiến Bắc Kinh cảm thấy bị cô lập một cách khó chịu. Trọng tâm là mối quan hệ với châu Âu, vốn đã bị thiệt hại nặng nề do sự hỗ trợ của Trung Hoa dành cho Nga trong suốt cuộc xâm lăng của Moscow chống lại Ukraine.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fd6c748xw2pzm8.cloudfront.net%2Fprod%2Fd1afea30-9025-11ed-9821-f793bbd11d65-standard.png?dpr=1&fit=scale-down&quality=highest&source=next&width=700

Khuynh hướng phát triển kinh tế ở Hoa lục đã liên tục sút giảm tù hơn 10 năm qua. Nguồn: Financial Times

 

Hình : https://pbs.twimg.com/profile_images/1253019686775795712/9vf-uNbZ_400x400.jpg

Yu Jie, chuyên gia về Trung Hoa tại tổ chức tư vấn Chatham House của Anh, nói:

 

“Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh hy vọng họ sẽ không trở thành đối thủ của mọi quốc gia ở phương Tây và cũng không muốn bị cô lập tại các diễn đàn đa phương. Cuộc phiêu lưu quân sự của Nga ở Ukraine đang khựng lại  đã làm giảm đáng kể lợi tức đầu tư của Bắc Kinh trong quan hệ song phương với Moscow.”

 

Trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng trước cam kết tăng cường quan hệ song phương, một số cán bộ chính phủ Trung Hoa trong các cuộc trò chuyện riêng với Financial Times đã cố gắng làm sáng tỏ giữa vị trí của Bắc Kinh và Moscow về vấn đề Ukraine – một thông điệp đã được lặp đi lặp lại với một số chuyên gia ngoại giao châu Âu.

 

Một số đang gay gắt.  một cán bộ chính phủ Trung Hoa giấu tên nói, “Putin thật điên rồ. Quyết định xâm lăng chỉ do một nhóm người rất nhỏ quyết định. Đơn giản là Trung Hoa không nên đi theo Nga.”

 

.

Không tin Moscow

 

Điểm khởi đầu cho việc thiết lập lại vị thế ngoại giao của Tập là cuộc đánh giá lại ở Bắc Kinh về lợi ích của mối quan hệ thân thiết với Moscow.

 

Trung Hoa hiện nhận thấy việc Nga có thể sẽ thất bại ở Ukraine và ra khỏi cuộc xung đột với tư cách là một “tiểu cường”, theo giới chức chính phủ Trung Hoa, bị suy giảm nhiều về mặt kinh tế và ngoại giao trên trường thế giới.

 

Ngoài ra, đối với tất cả những tuyên bố công khai về tình hữu nghị song phương, trong riêng tư, một số cán bộ chính phủ Trung Hoa bày tỏ ít nhất một mức độ ngờ vực đối với chính Putin.

 

Năm viên chức cao cấp trong chính phủ của Trung Hoa có hiểu biết về vấn đề này đã nói với FT vào những thời điểm khác nhau trong 9 tháng qua rằng Moscow đã không thông báo cho Bắc Kinh biết trước về ý định tiến hành một cuộc xâm lăng toàn diện vào Ukraine trước khi Putin ra lệnh tấn công.

 

Những quan điểm như vậy trái ngược với ấn tượng đã  đưa ra trong một tuyên bố chung do Trung Hoa và Nga đưa ra vào ngày 4 tháng 2 sau cuộc gặp giữa Tập và Putin ở Bắc Kinh – chỉ 20 ngày trước khi Nga xâm lăng Ukraine. Nó tuyên bố rằng “không có giới hạn nào trong sự cộng tác Trung-Nga. . . không có vùng cấm”.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fd1e00ek4ebabms.cloudfront.net%2Fproduction%2F0fb0b959-7014-4ae1-8b2b-93e8b91c1e9b.jpg?dpr=2&fit=scale-down&quality=medium&source=next&width=700

Khách mua hang quay trở lại một thương xá ở Bắc Kinh trong tháng này sau khi những quy định giới nghiêm do của Covid được dỡ bỏ. Tăng mức chi tiêu của người tiêu dùng được cho là ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình © Ng Han Guan/AP

 

Không có biên bản cuộc trò chuyện nào của họ được công bố, vì vậy không rõ ràng, chính xác những gì đã xảy ra giữa Tập và Putin. Tuy nhiên, một viên chức chính phủ nói với FT rằng điều duy nhất mà Putin có thể tiết lộ cho Tập biết là Nga “sẽ không loại trừ việc thực hiện bất kỳ biện pháp nào có thể nếu quân ly khai miền đông Ukraine tấn công lãnh sang thổ Nga và gây ra thảm họa nhân đạo”.

 

Viên chức này cho biết phía Trung Hoa cho rằng thông điệp này báo hiệu việc có thể xảy ra sự can thiệp hạn chế bằng quân sự, chứ không phải một cuộc xâm lăng toàn diện như Putin đã phát động.

 

Le đã được nhiều người trong giới cán bộ chính phủ Trung Hoa cho rằng sẽ  là bộ trưởng ngoại giao tiếp theo. Ông hiện giữ chức vụ phó giám đốc Cơ quan Quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia. Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết :

 

“Le đã bị giáng cấp thâm niên hai bậc. Ông ấy phải chịu trách nhiệm về thất bại tình báo trong cuộc xâm lăng của Nga.”

 

Giới chức chính phủ Trung Hoa và các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, bất kể chính xác những gì Putin nói với Tập, giới ngoại giao Trung Hoa đang tìm cách khôi phục lại vị thế của Trung Hoa ở châu Âu đã có trong các cuộc trò chuyện riêng tư rằng Bắc Kinh không biết Moscow có ý định tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện.

 

Biện pháp này là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm giảm bớt cảm giác bị cô lập của Trung Hoa và ngăn châu Âu trở nên thân thiện hơn với Mỹ.

 

Giới chức chính phủ Trung Hoa và các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, thủ đoạn chính của Bắc Kinh là cố trấn an những đối tác châu Âu rằng họ sẵn sàng dùng mối quan hệ thân thiết với Moscow để kiềm chế Putin sử dụng vũ khí hạch tâm.

 

https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fd1e00ek4ebabms.cloudfront.net%2Fproduction%2Fb346412a-4bbe-447d-88a3-ad20e9b4f733.jpg?dpr=2&fit=scale-down&quality=medium&source=next&width=700

Người đi xem mô hình một phức thể khu dân cư  ở Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông. Thị trường nhà đất của Trung Hoa trong tháng 11 sụt giảm doanh số 28,4% © CFOTO/Future Publishing qua Getty Images

 

Giới chức chính phủ Trung Hoa cho biết, một khía cạnh khác trong chiến lược của Bắc Kinh là định vị mình không chỉ có thể là một quốc gia kiến tạo hòa bình mà còn là một nước sẵn sàng cộng tác trong bất kỳ nỗ lực hậu chiến nào nhằm giúp tái thiết Ukraine.

 

Chính ông Tập đã cố gắng thể hiện mình là người yêu hòa bình trong những nhận xét trao đổi với Putin vào cuối tháng trước. Tập nói:

 

“Con đường dẫn đến các cuộc đàm phán hòa bình sẽ không suôn sẻ, nhưng miễn là  không từ bỏ những cố gắng, triển vọng hòa bình sẽ luôn hiện hữu. Trung Hoa sẽ tiếp tục giữ lập trường khách quan và công bằng, làm việc để đoàn kết cộng đồng quốc tế và đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine.”

 

 

Hình : https://img.buzzfeed.com/buzzfeed-static/static/2019-12/2/17/asset/f07c5eeec7c7/sub-buzz-1847-1575306325-6.jpg?output-quality=auto&output-format=auto&downsize=640:*

Zhao Lijian

 

Một dấu hiệu khác cho thấy Trung Hoa đang tìm cách giảm bớt sự chống đối phương Tây, họ đã loại bỏ Zhao Lijian, một trong những chuyên gia ngoại giao “chiến binh sói” nổi tiếng nhất của Trung Hoa. Zhao từng là phát ngôn viên chính thức của bộ ngoại giao, Zhao hiện được liệt kê là một trong ba phó giám đốc phụ trách các vấn đề biên giới và đại dương, một bộ phận tương đối ít người biết đến.

 

Zhao, với 1,9 triệu người theo dõi trên Twitter, thường xuyên sử dụng danh khoản của mình để đả kích phương Tây. Vào năm 2019, Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Barack Obama, đã gán cho Zhao là “kẻ phân biệt chủng tộc ô nhục” sau khi ông ta gửi một dòng tweet khiêu khích về quan hệ chủng tộc ở Washington D.C.

 

Khi tìm cách hàn gắn mối quan hệ với các cường quốc châu Âu, Bắc Kinh đang nhấn mạnh rằng những đối tác châu Âu của họ đồng ý lặp lại câu thần chú “không tách rời” – đánh dấu sự khác biệt rõ ràng với Washington, nơi đang tìm cách hạn chế quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Hoa trong một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là với liên quan đến các kỹ thuật nhạy cảm.

 

Hình : https://www.coleurope.eu/sites/default/files/styles/profile_image/public/uploads/profile/images/cabestan.jpg?itok=8qg05iDh

Jean-Pierre Cabestan, một chuyên gia về Trung Hoa tại Đại học Baptist Hong Kong, cho biết:

“Trung Hoa đã nhận ra rằng họ đã gây thù địch với quá nhiều quốc gia cùng một lúc, đặc biệt là với những nước phát triển mà ngày nay vẫn là đối tác kinh tế và thương mại chính của họ.

Vì vậy, Mỹ đang rất cố gắng đến gần với EU và các quốc gia chủ chốt của châu Âu – Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha – cũng như các đồng minh châu Á của Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản và Nam Hàn và các đối tác của Mỹ như Việt Nam.”

 

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Hoa và Bắc Kinh có thặng dư thương mại khổng lồ với khối này. Tương tự, một số công ty hàng đầu của châu Âu được xếp hạng trong số những công ty đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Hoa.

 

Mong muốn thiết lập lại quan hệ ngoại giao với châu Âu của Trung Hoa dường như đang mang lại những kết quả đáng kể. Chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào tháng 11 của thủ tướng Đức Olaf Scholz và chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ được nối tiếp vào đầu năm nay bằng chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ý Giorgia Meloni sang Trung Hoa.

 

Macron được cho là sẽ theo bước Scholz khi lên tiếng phản đối việc “tách rời” khỏi Trung Hoa, như thế là đã nhường bước cho Bắc Kinh trong chiến lược lâu dài của họ nhằm gieo rắc sự chia rẽ giữa các cường quốc châu Âu và Mỹ.

 

Mặc dù cũng đã nói về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Hoa, nhưng Scholz đã nói rõ trong chuyến thăm Trung Hoa rằng Berlin không chỉ phản đối việc “tách rời” mà còn coi Trung Hoa là một “đối tác kinh tế và thương mại quan trọng”.

 

Cabestan nói, “Macron, như Scholz, phản đối việc tách rời. Ông ấy thường cổ động sự tham gia. Trung Hoa sẽ cố gắng tận dụng tham vọng tự trị chiến lược của Macron để chia rẽ châu Âu và Mỹ.

 

Giới chức chính phủ và giới phân tích châu Âu cho biết, hy vọng rằng Trung Hoa có thể giúp kiềm chế Moscow dùng vũ khí hạch tâm là một động lực mạnh ở những thủ đô châu Âu.

 

Hình : https://www.chinafile.com/sites/default/files/assets/images/profile/5833330915_bb7c02f997_b_0.jpg

Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm Trung Hoa thế kỷ 21 tại Đại học California ở San Diego, nói:

“Trung Hoa luôn phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng khi Tập Cận Bình nói những điều như vậy với giới lãnh đạo châu Âu, ông ấy muốn nhấn mạnh về một khoảng cách nhất định đối với Nga”.

 

Có những dấu hiệu khác cho thấy cách ứng xử này đang có lợi cho Bắc Kinh.

 

Hình :

Ding Chun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết:

“Mối quan hệ Trung Hoa-châu Âu đã tăng lên đáng kể vì châu Âu không ủng hộ việc tách khỏi Trung Hoa và đòi phải có sự độc lập chiến lược.

Châu Âu cũng phải đối phó với một loạt vấn đề như khủng hoảng năng lượng và áp lực phục hồi kinh tế. Những mối quan hệ chắc chắn đang phục hồi nhưng có thể đi được bao xa, chúng ta không nên kỳ vọng quá cao.”

 

Bất chấp những phản đối của Bắc Kinh rằng họ không được Moscow báo trước về cuộc xâm lăng, vẫn có sự hoài nghi đáng kể về những cố gắng của Trung Hoa để hàn gắn quan hệ với châu Âu.

 

Giới chức chính phủ EU và chính phủ các quốc gia thành viên đã liên tục phàn nàn về sự ủng hộ của Trung Hoa đối với cuộc xâm lăng của Putin và việc Tập Cận Bình không gây áp lực buộc ông ta phải chấm dứt chiến tranh. Ngoài ra, chiến tranh phơi bày rõ ràng sự phụ thuộc của EU vào năng lượng của Nga đã đẩy mạnh việc tìm biện pháp để giảm bớt sự phụ thuộc tương tự vào Trung Hoa đối với một số nguyên liệu khoáng sản quan trọng và hàng hóa kỹ thuật.

 

Cơ quan đối ngoại của EU vào tháng 10 đã dùng một bài báo riêng để thúc giục những nước của EU có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Hoa, theo điều mà một quan chức cấp cao của Brussels nói với FT là “chuyển sang logic cạnh tranh toàn diện [với Bắc Kinh], về kinh tế nhưng cũng về mặt chính trị.”

 

.

Chi tiêu xả láng?

 

Trong lúc việc tái thiết bang giao như đã định của Trung Hoa đang bắt đầu tạo ra làn sóng trên toàn thế giới, chiến lược tăng vận tốc phát triển kinh tế trong nước được coi là có tầm quan trọng lớn hơn ở Bắc Kinh. Giả định chưa được kiểm chứng đằng sau chiến lược hỗ trợ tăng trưởng đang hình thành là Trung Hoa sẽ thoát khỏi tình trạng bất ổn kinh tế do Covid-19 gây ra trong vài tháng tới.


Hình :

Han Wenxiu, một cán bộ hàng đầu trong Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương có ảnh hưởng, cho biết vào tháng 12 rằng quý đầu tiên của năm 2023 có thể sẽ bị gián đoạn đáng kể nhưng quý thứ hai dự tính sẽ thấy sự cải thiện kinh tế với “tốc độ nhanh hơn”. Ha nói,

“Chúng tôi có niềm tin, điều kiện và năng lực để biến nền kinh tế Trung Hoa trở nên tốt đẹp hơn nói chung.”

 

Lời nói của Han được cho là có trọng lượng hơn vì ủy ban mà ông đang làm việc do Tập chủ trì.

 

Han nói bất động sản và chi tiêu của người tiêu thụ là hai lĩnh vực cần chú ý. Trong trường hợp của thị trường bất động sản — đã là động lực chính của tăng trưởng GDP trong hai mươi năm qua — Han đã tuyên bố rằng “ngăn ngừa và giải quyết những rủi ro”. . . là ưu tiên hàng đầu”.

 

Giới phân tích giải thích lời nói của Han Wenxiu có nghĩa là Bắc Kinh có kế hoạch ổn định thị trường bất động sản — bị sụt giảm doanh số 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11 — vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Ngoài sự hỗ trợ bằng lời nói của Han, Trung Hoa đã tiết lộ 16 biện pháp yểm trợ cho thị trường bất động sản, trong khi những ngân hàng nhà nước đã cam kết một khoản tín dụng khoảng 256 tỷ đô la dành cho một số công ty phát triển bất động sản.

 

Tăng chi tiêu của người tiêu thụ cũng là một trọng tâm nổi bật tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, diễn ra vào giữa tháng 12. Hội nghị thường niên này được coi là đặc biệt quan trọng vì nó diễn ra ngay sau đại hội đảng lần thứ 20 và do đó có thể được coi là một tuyên bố về ý định cho chính quyền mới của Tập.

 

Những cố vấn của chính phủ cho biết về lâu dài, Bắc Kinh dự định hiện thực hóa mục tiêu “thịnh vượng chung” bằng cách tăng số người trong nhóm “thu nhập trung bình” lên một cách đáng kể. Nhưng trong ngắn hạn, một số người trong giới phân tích đang mong đợi một “làn sóng cứu trợ” chi tiêu sau khi sự gián đoạn vì Covid kết thúc.

 

Hình : https://www.gailfosler.com/wp-content/uploads/Andy-Rothman-e1517513021112.jpg

Andy Rothman, chiến lược gia đầu tư tại quỹ Matthews Asia, nói rằng một khoản tiết kiệm khổng lồ của những gia đình có thể tăng số chi tiêu lên một cách phung phí sau khi đã thoát khỏi tình trạng phong tỏa do Covid. Ông lưu ý rằng tiền tiết kiệm ở ngân hàng của gia đình đã tăng 42%, tương đương 4,8 nghìn tỷ đô la, kể từ đầu năm 2020 — một số tiền lớn hơn GDP của Vương quốc Anh.

 

Rothman nhận thấy sự quay trở lại của “chủ nghĩa thực dụng” trong tiến trình hoạch định chính sách kinh tế của Bắc Kinh sau sự thất bại của chủ nghĩa thống kê trong những năm gần đây, viện dẫn những cam kết của Tập Cận Bình tại đại hội đảng là “nâng thu nhập bình quân đầu người lên một tầm cao mới” và “cung cấp một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân.”

 

Giới đầu tư dường như sẵn sàng đón nhận ý tưởng rằng nền kinh tế Trung Hoa đang trên đà hồi phục. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong, thước đo tâm lý đối với vận may của Trung Hoa, đã phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất gần đây vào tháng 10 năm ngoái.

 

Nhưng một số người trong giới phân tích vẫn do dự hơn, họ nói đếm sự hỗn loạn nổi lên ở Trung Hoa sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

 

Hình : https://cdn1.i-scmp.com/sites/default/files/styles/320x320/public/derekscissors.png?itok=Ehyg8Dct

Derek Scissors, chuyên gia kinh tế trưởng của Beige Book, một công ty nghiên cứu, cho biết điều đó cuối cùng sẽ đúng :

“Với chính sách  zero – Covid-19 trong gương chiếu hậu, thị trường mong đợi một sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023. Tuy nhiên, với làn sóng Covid đang diễn ra, đầu tư trượt xuống mức thấp nhất trong 10 quý và đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm sút, thì sự phục hồi có ý nghĩa của Q1 ngày càng trở nên phi thực tế.”

 

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Xi Jinping’s plan to reset China’s economy and win back friends | James Kynge in London, Sun Yu and Xinning Liu in Beijing | Financial Times | Jan 10, 2023. Với tin bổ túc của Ryan McMorrow ở Bắc Kinh và Henry Foy ở Brussels.





No comments:

Post a Comment

View My Stats