Sunday, 17 February 2019

QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG MỸ (Thạch Đạt Lang)




17/02/19

Ngày 15/02/2018, cùng lúc với việc ký thỏa thuận mở cửa chính phủ trở lại giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, ông Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp của đất nước (National Emergency). Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chiều thứ sáu 15/02/2018, Trump cùng với vợ bay đi Florida nghỉ cuối tuần, đánh golf ở Mar-a-Lago.

Rõ ràng khi ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước, gọi đoàn di dân từ Honduras là sự tấn công của các băng đảng tội phạm, khủng bố, buôn bán bạch phiền... Donald Trump chỉ nhằm mục đích moi được tiền từ ngân quỹ quốc gia để xây bức tường ở biên giới phía Nam giữa Mỹ-Mễ bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng về tình trạng nhập cư bất hợp pháp của người Mễ, Honduras, Guatemala, El Salvador... vào nước Mỹ.

Việc ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước một cách tự hào "A great thing to do", trong khi tình hình thực tế trái ngược hoàn toàn, chứng minh một điều rất rõ ràng:- Donald Trump đã lạm dụng quyền lực của tổng thống để đạt mục đích khác.

Câu hỏi được đặt ra là : Ai có thể ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của Donald Trump trong trường hợp này ?

Hiện tại đã có nhiều tiểu bang như California, New York, Nevada..., các tổ chức dân sự như ACLU, Citizens for Responsibility and Ethics in Washington... đã kiện Trump ra tòa về quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp.

Khi ban hành tình trạng khẩn cấp , Trump chỉ có mục đích huy động các nguồn tài chánh khác   trong ngân sách quốc gia cho việc xây tường như cắt bớt ngân sách cho quân đội, tiền tịch thu được từ việc tịch thu tài sản của các tổ chức, băng đảng buôn bán bạch phiến, tiền dùng xây dựng các công trình dân sự, sửa chữa hệ thống hạ tầng cơ sở...

Theo Mick Mulvaney, tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc, số tiền điều động từ các nguồn khác khi ban hành tình trạng khẩn cấp có thể lên tới 8 tỉ USD. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Brian Schatz, một người được dự kiến sẽ lãnh đạo khối thiểu số của đảng Dân Chủ ở TV - nói rằng sử dụng số tiền này cho việc xây tường không đơn giản, dễ dàng như Trump và đảng Cộng hòa suy nghĩ.

Schatz phổ biến trên mạng Twitter như sau : "Quá trình duyệt xét chi tiêu cho quân đội rất nghiêm ngặt, bất kể là xây dựng đường băng cho phi cơ, các bến cảng, bệnh viện hay chỉ là những móc treo quần áo... không có chuyện cắt bớt 3,5 tỉ USD ngân khoản của quân đội mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trump cũng biết rõ hành động của mình sẽ phải đối diện với pháp luật , tuy nhiên tin tưởng vào đa số chánh án (5/9) của đảng Cộng Hòa nằm trong tối cao pháp viện, Trump nghĩ mình sẽ đạt được thắng lợi. Do đó, Trump xác nhận rằng nước Mỹ không hề có tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn tuyên bố như thế để cho việc xây tường được xúc tiến nhanh chóng hơn.

Ann Coulter, một người khá trung thành với Donald Trump của đài Fox News, truyền thông chính của đảng Cộng Hòa phát biểu rằng : "Tình trạng khẩn cấp duy nhất chính là vị tổng thống đần độn của chúng ta"

Ban hành tình trạng khẩn cấp để rút tiền từ ngân sách ở các khoản chi tiêu khác đem ra xây dựng bức tường của Donald Trump là một hành động tự bắn vào chân mình, bởi thực tế nước Mỹ không hề bị đe dọa hay có nguy cơ tiềm ẩn nào gây ra bởi các thế lực bên ngoài hay trong nước. Đoàn người di dân từ Honduras không phải là một nguy cơ khủng bố hay tội phạm hình sự như Trump và những người ủng hộ Trump rêu rao, phóng đại.

Hơn thế nữa, đạo luật cho phép tổng thống sử dụng quyền hạn đặc biệt được ban hành ngày 14.09.1976 dưới thời ông Gerald Ford cũng có những giới hạn và có thể bị phủ quyết bởi quốc hội.

Đóng cửa chính phủ 35 ngày, dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, gây khốn đốn cho hơn 800.000 nhân viên liên bang vào lúc cuối năm rồi tuyên bố tình trạng khẩn cấp của đất nước chỉ vì khăng khăng muốn có tiền xây dựng bức tường, Donald Trump đã lạm dụng địa vị, quyền hạn của minh một cách thô bạo để thỏa mãn tự ái cá nhân.

Sử dụng việc ban hành tình trạng khẩn cấp của đất nước để tấn công vào hiến pháp, tước quyền quyết định ngân sách của quốc hội, Donald Trump từng bước lộ hẳn mặt của một tên độc tài. Đó cũng là lý do tại sao Trump luôn ca ngợi những kẻ như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un...

Có một sự lo ngại rằng việc lạm dụng quyền lực này, nếu không bị ngăn chận sẽ trở thành tiền lệ trong tương lai, sử dụng tuyên bố tình trạng khẩn cấp của đất nước một cách tùy tiện, dẫn đến việc phá hủy nền tảng dân chủ của nước Mỹ và dần dần sẽ hình thành một thể chế độc tài như đã diễn ra với Hitler và nước Đức trước thế chiến thứ hai.

Paul Schiff Berman, giáo sư luật tại Đại học George Washington, nhận định rằng: "Nếu việc cần tiền xây tường được coi là một trường hợp khẩn cấp của quốc gia, nó sẽ mở ra cơ hội cho tất cả mọi thứ được coi là khẩn cấp quốc gia, vì chỉ cần đưa ra các ưu tiên chính sách của một tổng thống".

"Bất cứ tổng thống nào, sau này đều có thể nói sự hâm nóng toàn cầu, sự thiếu chăm sóc sức khỏe, tình trạng vô gia cư... là một trường hợp khẩn cấp của đất nước, tất cả đều có lý do vững chắc, ít nhất nó cũng vững chắc hơn là việc cần thiết xây bức tường vì lý do an ninh."

Một cuộc thăm dò ý kiến của trường đại học Quinnipiac cho thấy 2/3 dân chúng Mỹ phản đối việc ban bố tình trạng khẩn trương của đất nước.

Tuy nhiên hành động của Trump không phải không có người ủng hộ, nhất là những người theo đảng Cộng Hòa. Mark Meadows, chủ tịch khối bảo thủ của đảng Cộng hòa đã gửi Tweet trong cuộc họp của Trump: - Quốc hội có thể bỏ phiếu bác bỏ quyết định của Trump nhưng chưa chắc đã có đủ phiếu.

Thạch Đạt Lang
(17/02/2019)

-----------------------------------
VOA Tiếng Việt
17/02/2019

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình vào mùa thu năm ngoái, sau khi nhận được đề nghị từ chính phủ Mỹ, tờ Asahi đưa tin hôm 17/2, theo Reuters.

Thông tin này được loan tải sau khi ông Trump hôm 15/2 nói rằng ông Abe đã đề cử mình cho giải Nobel Hòa bình vì đã mở ra cuộc đàm phán và làm dịu căng thẳng với Bắc Hàn.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, theo Reuters, ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Nhật đã chuyển cho ông “bản copy hay nhất” lá thư đề cử dài 5 trang.

Tờ Asahi dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật nói rằng chính phủ Mỹ đã đề nghị ông Abe về giải Nobel Hòa bình sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ở Singapore vào tháng Sáu năm ngoái.


Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo nói rằng Bộ này đã biết về phát biểu của ông Trump, nhưng “không bình luận về trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo”.

Reuters cho biết rằng Nhà Trắng không hồi đáp ngay trước yêu cầu bình luận của hãng này.
Theo trang web của tổ chức trao giải Nobel, bất kỳ ai đáp ứng các tiêu chí đề cử, gồm cả các đương kim nguyên thủ, đều có thể đề cử giải Nobel Hòa bình.

Ngoài ra, tên và các thông tin khác về những đề cử không thành công sẽ không thể được tiết lộ trong vòng 50 năm.

*

Câu chuyện bắt đầu khi ông Donald Trump nói với báo chí tại Vườn Hồng, Tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Abe đã đề cử ông ta để được giải Nobel. Ông Donald Trump nói đó là vì ông ta đã giải quyết vụ hạt nhân Bắc Hàn làm cho Nhật an toàn và Nhật nhớ ơn nên đề cử ông ta.

Phóng viên Reuters hỏi đại sứ quán Nhật thì không ai biết về vụ ông Abe đề cử.

Có lẽ Nhật thấy cứ im lặng thì làm cho mọi người nghĩ ông Donald Trump nói láo nên báo Asahi của Nhật loan tin là ông Abe đã đề cử. Nhưng báo Asahi cũng nói luôn là chính phía Mỹ yêu cầu ông Abe làm. Nếu báo Asahi không nói là vì Mỹ yêu cầu ông Abe làm thì có thể làm cho ông Abe bị mất uy tín vì có người dân Nhật cho rằng ông Abe quá nịnh bợ ngoại bang chăng? Hơn nữa báo Asahi chỉ nói hết sự thật những gì xảy ra.

Như vậy việc ông Donald Trump khoe ở Vườn Hồng nay đã trở thành điều không hay cho uy tín của ông ta. Chính ông ta yêu cầu ông Abe đề cử mà lại nói vì làm cho Nhật được an toàn nên Nhật nhớ ơn. Nên nhớ là Bắc Hàn chưa hề hủy bỏ vũ khí hạt nhân hay làm bất cứ gì khiến cho Nhật được an toàn hơn. Nhật phải nói hết sự thật để bảo vệ uy tín cho ông Abe.





No comments:

Post a Comment

View My Stats