Monday, 25 February 2019

ĐỒNG MINH CỦA MỸ TỪ CHỐI LỜI YÊU CẦU CỦA TRUMP ĐỂ 'LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG' Ở SYRIA (Jennifer Doug Mataconis)




Doug Mataconis
DCVOnline
Posted on February 25, 2019 by editor

Sau hai năm khạc nhổ vào mặt đồng minh của Mỹ ở châu Âu, Tổng thống Trump đang gặp khó khăn khi yêu cầu họ trợ giúp ông.

Trump và khúc xương Syria. Nguồn: OTB

Mặc những vận động hành lang của chính quyền ở Washington,  đồng minh của Mỹ đang từ chối ‘lấp vào khoảng trống’ sau khi quân đội Mỹ rút lui khỏi Syria.

Theo các giới chức nước ngoài và Hoa Kỳ, hạn rút quân của Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria sắp hết trong lúc các đồng minh châu Âu gần nhất của Mỹ đã từ chối yêu cầu của chính quyền Trump để lấp những khoảng trống khi quân đội của Mỹ rút đi.

Một viên chức cao cấp của chính quyền Trump cho hay, đồng minh châu Âu đã thống nhất về vấn đề này, và đã nói với Hoa Kỳ rằng họ ‘sẽ không ở lại nếu bạn rút lui.’ Pháp và Anh là những quốc gia duy nhất có quân đội tại Syria trong liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo.

Cùng với Hoa Kỳ, họ đã huấn luyện, tiếp tế, hậu cần và tình báo cho Lực lượng Dân chủ Syria, nhóm đa số là người Kurd đã có mặt ở  hầu hết các mặt trận. Các lực lượng của Hoa Kỳ, Pháp và Anh cũng yểm trợ  pháo binh hạng nặng và thực hiện các cuộc oanh tạc quyết định nhằm vào phiến quân.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian tuần trước nói rằng ông rất hoang mang vì chính sách của Trump. Hôm thứ ba, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt nói rằng, không có triển vọng nào về lực lượng của Anh thay thế người Mỹ ở Syria.

Châu Âu từ chối ở lại Syria trừ khi Tổng thống Trump đảo ngược ít nhất một phần lệnh rút quân của ông là một trong nhiều yếu tố mà các quan chức quân sự, giới lập pháp và nhân viên cao cấp của Tòa Bạch Ốc đã nói có thể khiến Trump phải suy nghĩ lại.

Mối quan tâm của họ trùng hợp với thất bại của chính quyền Mỹ, cho đến nay, để đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ không tấn công SDF, mà theo họ là một nhóm khủng bố. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã nói rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung ở biên giới, chuẩn bị tiến về phía đông bắc Syria một khi người Mỹ rời đi.

Một trong những yêu cầu chính mà chính quyền Mỹ đã đưa ra đối với các đồng minh — gồm cả Đức, không có quân dội ở Syria —  là thành lập một lực lượng “quan sát” để tuần tra một “khu vực an toàn “trên phạm vi rộng 20 dặm ở phía biên giới Syria , tách Thổ Nhĩ Kỳ khỏi người Kurd Syria.

Nhà chức trách ở Ankara cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Hulusi Akar, và tham mưu trưởng quân sự của nước này sẽ tới Washington vào thứ Năm để thảo luận về Syria và các vấn đề khác ở khu vực  với quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan.

Về phần mình, SDF đã kêu gọi các quốc gia phương Tây giữ một lực lượng lên tới 1.500 ở phía đông bắc Syria để phối hợp yểm trợ trên không và hậu thuấn cho các nỗ lực của họ để ngăn chận nhóm chiến binh và các đối thủ khác. Dự đoán về sự ra đi của khoảng 2.000 binh sĩ Hoa Kỳ, người Kurd đang đàm phán với cả Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Nga, nước duy nhất cùng Iran ủng hộ ông.

Trong khi đó, Nga đã đề nghị lực lượng Assad được phép chiếm lấy toàn bộ khu vực hiện do Hoa Kỳ và các đồng minh kiểm soát. Một viên chức cao cấp của chính phủ Mỹ nói,  

“Không có ai, kể cả người Kurd và người Thổ Nhĩ Kỳ, nghĩ rằng quân đội của chế độ Assad đi vào phía đông bắc là một giải pháp hay.”

Trump từ lâu đã phàn nàn rằng các phụ tá hàng đầu của chính ông và quân đội đã ngăn chặn quyết tâm của ông rời khỏi Syria một khi Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại. Vào tháng 12, ông nói rằng mục tiêu đã đạt được và quân đội Hoa Kỳ rời Syria “ngay bây giờ”, sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã từ chức ngay lập tức. Trump sau đó đã đồng ý rằng sự rút quân là cố ý và trong trật tự. Quân đội đang lập kế hoạch rút lui toàn bộ vào cuối tháng Tư
Nhưng trong khi cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Thượng nghị sĩ Lindsey O. Graham (R-S.C.), Và những người khác đã nói với các đồng minh rằng một số quân đội Mỹ có thể vẫn còn ở lại Syria, những lời trấn an đó đã không so sánh được với lệnh của Tổng thống đối với Ngũ giác đài.

Một viên chức bộ quốc phòng đã viêt trong email,

“Tôi không nói về những gì mà Thượng nghị sĩ Graham hay NSA Bolton muốn. Tướng Votel đã rất nói rõ ràng rằng chúng ta hiện đang tập trung vào việc thực hiện rút quân toàn bộ khỏi Syria theo lệnh của tổng thống.”

Đại tướng Mỹ Joseph Votel. GETTY IMAGES

Tướng Joseph Votel là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ phụ trách toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Đông.

Hoa Kỳ và các quan chức nước ngoài đã nói về điều kiện giấu tên về các cuộc thảo luận ngoại giao nhạy cảm và đang diễn ra.

Phản ứng này từ các đồng minh của Mỹ hầu như không có gì là đáng ngạc nhiên. Trong gần hai năm qua, Tổng thống Trump đã dành một khoảng thời gian đáng kể chia rẽ Hoa Kỳ với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Âu và vì thế đã khiến thế giới phải đặt câu hỏi về sự liêm chính và cam kết của Mỹ đối với liên minh NATO. Ông đã rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận hạch tâm với Iran và Hiệp ước Lực lượng hạch tâm tầm trung (INF), một trong những dấu ấn của sự kết thúc Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra tất cả những hành động và thái độ linh tinh này rõ ràng chỉ có lợi cho một người và một chuyển động, chúng đã gửi một thông điệp tới các đồng minh của Mỹ, rằng không nhất thiết có thể  tin tưởng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía đồng minh. Sau đó, lẽ tự nhiên là những đồng minh đó sẽ đột nhiên trở nên ít háo hức chấp nhận các yêu cầu từ phía Hoa Kỳ, như họ đã làm trước đây. Nói cách khác, những phản ứng như thế này của người châu Âu chỉ là điều tự nhiên vì cách đối xử của Hoa Kỳ trong hai năm qua và là một ví dụ khác về việc Hoa Kỳ đã phải trả giá cho việc Tổng thống Mỹ đã dại dột từ bỏ các đồng minh truyền thống và làm vui lòng những kẻ độc tài.

Thêm vào đó, dĩ nhiên, có một thực tế là người châu Âu hẳn không phải là ngu ngốc. Họ có thể thấy rõ ràng như cả thế giới đang nhìn thấy về những rủi ro khi đưa quân đội ra mặt trận của một cuộc nội chiến có nhiều mặt hơn bất cứ ai có thể đếm được, gồm cái gọi là phiến quân “ôn hòa”, người được cho là không theo quan điểm của các chiến binh thánh chiến, nhóm chiến binh thánh chiến cực đoan hơn, gồm ISIS và các nhóm liên kết ở một bên và bên kia là Syria, Nga, Iran và Hezbollah. Đưa quân vào giữa tất cả những phức tạp đầy rủi ro là điều không một người lãnh đạo tỉnh táo nào sẵn sàng chấp nhận. Ngoài ra, tình hình trên chiến trường hiện rất phức tạp khi có sự tham gia của người Kurd, những người quan tâm nhiều hơn đến việc củng cố quyền lực của họ trên vùng đất mà họ kiểm soát hơn là lật đổ Assad, ngay cả khi điều đó có nghĩa là kích động xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuối cùng, người châu Âu có thể coi quyết định của chính quyền Trump rút ra khỏi khu vực như một sự thừa nhận về phía Hoa Kỳ rằng trận chiến ở Syria về cơ bản đã kết thúc. Đã như thế, tại sao họ phải mạo hiểm đưa quan đội của họ đi nhận một nhiệm vụ mà Hoa Kỳ đang từ bỏ?

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể.lệ.trích.đăng.lại.bài.từ.DCVOnline.net

*
Nguồn:  America’s Allies Refuse Trump’s Request To ‘Fill The Gap’ In Syria | Jennifer Doug Mataconis | outsidethebeltway.com | February 25, 2019.






No comments:

Post a Comment

View My Stats